>> Philippines nhận sai lầm, để tay súng xem trực tiếp vụ giải cứu
>> Diễn biến vụ giải cứu con tin tại Philippines qua ảnh
Dưới đây là phân tích của một nhà phân tích an ninh làm việc trong lĩnh vực chống khủng bố của quân đội Anh, Charles Shoebridge. Theo ông, 10 điều dưới đây có thể được làm tốt hơn.
1. Sự quyết đoán
Những cảnh sát đầu tiên cố gắng xông lên chiếc xe buýt đã bị đẩy lùi bởi tiếng súng của kẻ bắt giữ con tin, cựu cảnh sát Rolando Mendoza. “Họ đã thể hiện lòng dùng cảm cao độ khi định xông lên. Xe rất đông người và chỉ có một đường đi ở giữa. Nhưng một khi bạn đã lên xe, không có gì ngạc nhiên nếu bạn bị bắn. Đội xông lên như thế phải là những người rất đặc biệt, được đào tạo đặc biệt và được tuyển chọn vì đức tính dũng cảm, quyết đoán, cộng với sự hiếu chiến. Trong trường hợp này, họ lại hành động như 99% dân chúng làm, đó là quay đầu trở ra. Họ có vẻ như không có sự quyết đoán, hiếu thắng cần thiết để theo vụ việc đến cùng”.
2. Thiếu thiết bị
Cảnh sát
Ông Shoebridge tin rằng có rất nhiều cơ hội để khống chế tay súng. “Những nhà đàm phán đã ở rất gần hắn ta, và hắn ta đã đeo súng bên sườn. Hắn ta có thể bị vô hiệu hóa mà không cần phải bị giết”.
4. Bỏ lỡ cơ hội bắn hạ tay súng
Hình ảnh truyền hình về vụ bắt cóc cũng cho thấy có vài lần tay súng đứng một mình trong suốt quá trình căng thẳng đó và hắn ta có thể bị một xạ thủ bắn hạ. “Bạn đang đối phó với một cá nhân không thể dự đoán được và không có lý trí. Quy tắc luôn phải là nếu trong quá trình đàm phán, có một cơ hội nổi lên để chấm dứt tình hình, phải chớp ngay lấy”, ông Shoebridge nói. Tuy nhiên khả năng đó dường như đã không được các cảnh sát tính đến.
5. Thỏa mãn yêu cầu của tay súng
“Tôi băn khoăn tự hỏi không biết tại sao giới chức trách lại không thoái lui trước tất cả các yêu cầu của hắn ta”, Charles Shoebridge nói. “Một lời hứa được đưa ra vì sức ép không phải là một lời hứa mà bạn cần phải bảo toàn danh dự. Không ai muốn lùi bước trước các yêu cầu của bọn khủng bố, nhưng trong trường hợp như thế này, không hề liên quan đến một nhóm khủng bố nào, hay thả tù nhân nào, họ có thể chấp nhận yêu cầu của hắn ta. Hắn ta có thể được phục chức cảnh sát rồi sau đó ngay lập tức bị tống giam chung thân vì tội bắt cóc con tin”. Giới chức
6. Truyền hình trực tiếp
7. Không có yếu tố bất ngờ
Tay súng nắm rõ cảnh sát đang làm gì vào mọi thời điểm, không chỉ vì toàn bộ vụ việc được truyền trực tiếp mà còn bởi họ di chuyển “vô cùng chậm”, ông Shoebridge nhận xét. Cảnh sát đã không làm tay súng mất tập trung, vì vậy cũng không thể khai thác được “yếu tố bất ngờ đầy quan trọng”.
8. Bảo vệ công chúng
Ít nhất 1 người đi đường đã bị bắn, có thể là bởi công chúng được phép tiếp cận hiện trường quá gần. Đạn từ khẩu M16 của kẻ bắt cóc có thể đi xa khoảng 1,6km vì vậy ngăn chặn các nguy cơ thương vong sẽ rất khó, ông Shoebridge lập luận. Tuy nhiên, cũng có nhiều điều nữa lẽ ra cần phải được thực hiện. “Khi bạn nhìn thấy ống kính máy quay từ bên trên, rõ ràng là có ít sự kiểm soát đối với công chúng dưới mặt đất”, ông nói.
Một cậu bé bị thương vì trúng đạn lạc.
9. Dùng em trai của tay súng để đàm phán
Người thân và bạn bè có thể là “con dao hai lưỡi”, ông Shoebridge nhận xét. Trong khi họ có thể là đòn bẩy tác dụng đối với kẻ bắt cóc con tin, nhưng những gì họ nói không dễ gì kiểm soát được. Trong trường hợp này, em trai của tay súng đã được đưa vào trong cuộc đàm phán, nhưng đã có lúc anh ta trở nên bị kích động và cảnh sát phải đưa anh ta ra khỏi hiện trường.
10. Thiếu đào tạo
Ở một số vùng tại
Phan Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét