Nga tiếp tục thống trị hàng không quân sự Ấn Độ

Thứ năm, 19/08/2010, 16:48(GMT+7)

VIT - Nga sẽ giành hợp đồng khác cung cấp cho Ấn Độ 59 máy bay trực thăng đa năng ngoài 80 chiếc đặt mua trước đó. Điều này giúp Nga duy trì vị trí thủ lĩnh truyền thống trong việc bán máy bay quân sự cho Ấn Độ.
Tư lệnh Không quân Ấn Độ, P.V. Naik, phát biểu trên tạp chí quốc phòng chiến lược của Ấn Độ (www.indiastrategic.in) trong một cuộc phỏng vấn rằng, việc giao lộ đầu tiên gồm 80 trực thăng Mi-17 V5 Ấn Độ đặt mua trong năm 2008, sẽ bắt đầu từ năm nay, trong khi đó họ đang thực hiện đơn hàng khác, gồm 59 trực thăng.

Yêu cầu gần đây của Không quân Ấn Độ đối với 42 máy bay tiêm kích Su-30MKI đã được Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông báo rõ ràng, nâng tổng số máy bay chiến đấu này đặt mua của Nga lên 272 chiếc. Không quân Ấn Độ cũng đã kí kết hợp đồng với Rosoboronexport, công ty xuất khẩu vũ khí Nga, nâng cấp phi đội chiến đấu cơ MiG-29 sản xuất từ thời Xô Viết và máy bay vận tải Il-76, trong khi đó hải quân Ấn Độ đặt mua 45 máy bay MiG-29K triển khai trên tàu.

Đơn đặt mua 272 máy bay Su-30 là thỏa thuận máy bay lớn nhất Ấn Độ kí kết với Nga sau thỏa thuận MiG-29 kí kết với Liên bang Xô Viết từ năm 1968 trở đi với mức giá khoảng 300.000 USD/chiếc tại thời điểm đó.

Máy bay thời Xô Viết có giá rẻ nhưng hiện một chiếc Su-30 có giá khoảng 50 triệu USD/chiếc, gồm một số gói hỗ trợ và chuyển giao công nghệ. Chi phí tổng cộng cho 272 chiếc Su-30 lên tới 13,6 tỷ USD.

Điều này sẽ làm cho hợp đồng lớn hơn nhiều so với thỏa thuận 10 tỷ USD gồm 126 máy bay chiến đấu đa nặng hạng trung (MMRCA) mà Không quân Ấn Độ có ý định mua.

Đối với MiG-21, Ấn Độ đã mua trên 400 chiếc và chỉ khoảng 140 chiếc trong số này, được nâng cấp thành MiG-21 Bison với các tên lửa BVR và hệ thống điện tử mới, sẽ phục vụ trong không quân Ấn Độ trong 6 – 7 năm nữa. Việc nâng cấp do các cơ sở của HAL và Nga thực hiện.

Thỏa thuận MiG-29K đạt gần 2 tỷ USD và nâng cấp MiG-29 cho Không quân Ấn Độ sẽ trị giá gần 1 tỷ USD. Với mức giá 5 triệu USD đối với mỗi máy bay trực thăng Mi-17 V5, thỏa thuận 139 trực thăng này sẽ có giá 700 triệu USD.

Ấn Độ cũng đã mua 6 máy bay tiếp dầu Il-78 và 3 chiếc Il-76 được trang bị radar điện tử Phalcon của Israel, trong đó hai chiếc đã được giao cho Ấn Độ. Hệ thống Phalcon thứ ba sẽ được giao vào cuối năm nay. Trong khi đó, không quân Ấn Độ đã đặt mua thêm 2 hệ thống Phalcon trang bị trên máy bay Il-76.

Theo nhận định của giới quan sát, điều đáng chú ý là, vì radar Phalcon nặng và những máy bay Il-76 này đã được nâng cấp với các động cơ mạnh hơn PS-90 nên chi phí cho chúng khá cao và được coi là không thích hợp khi nâng cấp phi đội chưa đầy 20 chiếc Il-76 sản xuất từ thời Xô Viết của Không quân Ấn Độ.

Tất cả số máy bay này đã phục vụ tốt trong không quân Ấn Độ. Il-76 có thành tích đáng kể về độ an toàn, Mi-17 đã đảm bảo an toàn tính mạng của binh lính Ấn Độ tại vùng Siachin và MiG-25 giúp không quân Ấn Độ có khả năng xâm nhập mà không tên lửa hoặc máy bay nào có thể đánh chặn.

Điểm duy nhất mà các loại máy bay thời Xô Viết cần chú ý là cũ kĩ và công nghệ lạc hậu. Chúng cần thay thế bằng công nghệ mới hơn để kéo dài 30 – 40 năm trong những thập kỉ tới.

Hiện Ấn Độ cũng là đối tác trong việc phát triển máy bay vận tải đa năng (MTA) và máy bay chiến đấu thế hệ năm (FGFA) của Nga – loại máy bay mà họ cam kết sẽ hỗ trợ tài chính khi chúng được phát triển và sau đó sẽ mua khi máy bay sẵn sàng hoạt động.

Theo dự đoán, Nga đã giành gần 20 tỷ USD giá trị các đơn hàng và cam kết từ Ấn Độ đối với máy bay và trực thăng. (Thỏa thuận đối với các hệ thống khác dành cho lục quân và hải quân, như tàu sân bay Admiral Gorshkov khoảng 2,35 tỷ USD, tàu nổi, tàu ngầm, xe tăng T-90 và tên lửa…, không bao gồm trong dự đoán này đối với thỏa thuận vũ khí Nga - Ấn).

Liên bang Xô Viết cũng từng thống trị việc cung cấp vũ khí cho Ấn Độ, và gần 70% trang thiết bị dành cho lục quân, hải quân và không quân được mua từ Nga.

NM (Theo IANS, Newkerala)
Tin dịch
Nguồn tin: Newkerala

Thứ hai, 09/03/2009, 20:29(GMT+7) 
 
Su-33. (Ảnh: Công ty Sukhoi)
 
VIT - AP dẫn nguồn tin từ tạp chí chuyên ngành Kanwa Defense Review cho biết Trung Quốc đã tiến hành các cuộc hội đàm với Nga về việc bán máy bay trên boong tàu Su-33 nhưng hợp đồng đã không được kí kết do lo ngại về việc rò rỉ công nghệ sản xuất.
 
Bắc Kinh dự định sở hữu khoảng 50 máy bay tiêm kích của Nga để trang bị cho một số tàu sân bay nhưng ban đầu Trung Quốc định mua 2 máy bay với tính chất làm mẫu kiểm tra. Nga đã từ chối kí hợp đồng do những lo ngại về việc Trung Quốc có thể sẽ sao chép công nghệ sản xuất Su-33.

Theo nguồn tin Kanwa Defense Review, Bắc Kinh cũng đã không ít lần đề nghị Moscow bán cho nước này 14 chiếc máy bay tiêm kích nhưng ngoài những lo ngại về rò rì công nghệ, phía Nga đã thấy hợp đồng này không có lãi. Vì để hoàn được số vốn sản xuất máy bay, số lượng máy bay cần sản xuất tối thiểu là 24 chiếc.

Như AP khẳng định, trong năm sau, quân đội Trung Quốc có kế hoạch hòan thành việc đóng tàu sân bay có trọng lượng nước rẽ là 48.000 tấn, động cơ thường. Trước năm 2020, Bắc Kinh có kế hoạch đưa tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân với lượng choán nước 93.000 tấn vào sử dụng. Hiện nay, các nhà chế tạo Trung Quốc cũng đang nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu có thể đỗ trên những tàu sân bay mới.

Được biết, trong 10 năm trở lại đây, Trung Quốc đã mua số lượng lớn những tàu sân bay cũ đã qua sử dụng hoặc chưa hòan tất được sản xuất từ thời Xô Viết. Theo một số nguồn tin, những tàu sân bay bày có thể được sử dụng để mượn công nghệ sản xuất. Theo các phương tiện thông tin đại chúng, có thể Bắc Kinh có kế hoạch phục hồi và sau đó cung cấp một vài tàu sân bay cho Lực lượng Hải quân nước này. Trung Quốc cũng không ít lần bị vạch tội trong việc sao chép công nghệ sản xuất máy bay chiến đấu của Nga.

Huy Linh (Theo Lenta)
Tin dịch
Nguồn tin: Lenta

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét