Thứ năm, 26/08/2010, 12:05(GMT+7)
Hải quân Indonesia
VIT - Đường biên giới biển không được phân định rõ ràng thường là nguyên nhân gây ra sự hiểu lầm, nếu không muốn nói là xung đột giữa Indonesia và Malaysia, cựu bộ trưởng quốc phòng Indonesia Juwono Sudarsono phát biểu ngày 20/8.
Ngoài ra, một yếu tố khác thường tạo ra các vấn đề gây căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước là các hành vi thái quá và cư xử không hợp lý của lực lượng cảnh sát biển trong quá trình tuần tra tại các khu vực biên giới biển, ông Juwono Sudarsono phát biểu hôm thứ Sáu (20/8).
“Trong lĩnh vực này, cảnh sát biển Malaysia thường cư xử rất xấu và hành động thái quá. Họ luôn luôn muốn chứng tỏ sức mạnh của họ khi mà họ biết rõ đó là những điểm yếu”, cựu bộ trưởng quốc phòng Juwono Sudarsono bày tỏ.
Được biết, Malaysia đã vi phạm lãnh thổ của Indonesia 14 lần trong năm 2009 và 10 lần vào năm 2010.
Ông Juwono Sudarsono nói khi còn là Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia, ông đã cảnh báo bộ trưởng quốc phòng Malaysia thời bấy giờ là M Najib về vấn đề này.
Ông Juwono đã yêu cầu Malaysia kiềm chế không gây các hành động khiêu khích chống lại lực lượng tuần tra của Indonesia.
“Tôi đã nói với ông Najib là không được khiêu khích chúng tôi ở cả eo biển Malacca hoặc ở Ambalat. Tôi đề nghị các sĩ quan của Malaysia chỉ kiểm tra trong giới hạn lãnh thổ của mình”, Juwono nói.
“Tôi nhấn mạnh với ông M Najib rằng, nếu chính phủ của Malaysia không thể kiểm soát được cán bộ sĩ quan trong chiến trường này, thì nó có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh. Và các sĩ quan của Indonesia có thể sẽ phải hy sinh tính mạng để bảo chủ quyền lãnh thổ”, ông Juwono phát biểu.
“Vào thời điểm đó, ông M Najib đã phải xin lỗi và bày tỏ rất lấy làm tiếc về sự việc đã xảy ra trước đó”, Juwono, người cũng là cựu đại sứ Indonesia tại Anh, cho biết.
Và khi một sự cố tương tự xảy ra lần nữa, ông Juwono cho biết, ông đã yêu cầu chính phủ Malaysia điều tra nguyên nhân của sự việc.
“Thực tế là, các mệnh lệnh từ Kuala Lumpur đã không được truyền tới các sĩ quan trong khu vực biển giữa Indonesia và Malaysia”, ông Juwono cho biết thêm.
Vì thế, Indonesia đã gửi không dưới 9 kháng nghị ngoại giao về hành vi vi phạm biên giới của quốc gia láng giềng Malaysia kể từ đầu năm nay, theo Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa cho biết gần đây.
Vụ phản đối mới nhất về sự kiện xảy ra ngày 13 tháng 8, khi ba sĩ quan của Bộ Hàng hải và Nghề cá Indonesia (DKP) đặt tại tỉnh đảo Riau đã bị các thủy thủ trên một tàu cảnh sát Malaysia bắt giữ và đưa về Malaysia.
Các sĩ quan Malaysia đã chặn thuyền của các sĩ quan Indonesia khi đang trên hành trình đến đảo Batam, trong khi đang dẫn giải một chiếc tàu đánh cá của Malaysia bị bắt trước đó vì bị cho là đã săn bắt hải sản trái phép trong vùng biển của Indonesia.
“Các ghi chú ngoại giao là rất quan trọng trong trong quá trình tiến hành hội đàm với Malaysia. Các ghi chú đó khẳng định vị thế của chúng tôi là một quốc gia có chủ quyền, chúng tôi phải nỗ lực bảo vệ nước Cộng hoà Indonesia (NKRI)”, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Natalegawa phát biểu.
“Trong lĩnh vực này, cảnh sát biển Malaysia thường cư xử rất xấu và hành động thái quá. Họ luôn luôn muốn chứng tỏ sức mạnh của họ khi mà họ biết rõ đó là những điểm yếu”, cựu bộ trưởng quốc phòng Juwono Sudarsono bày tỏ.
Được biết, Malaysia đã vi phạm lãnh thổ của Indonesia 14 lần trong năm 2009 và 10 lần vào năm 2010.
Ông Juwono Sudarsono nói khi còn là Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia, ông đã cảnh báo bộ trưởng quốc phòng Malaysia thời bấy giờ là M Najib về vấn đề này.
Ông Juwono đã yêu cầu Malaysia kiềm chế không gây các hành động khiêu khích chống lại lực lượng tuần tra của Indonesia.
“Tôi đã nói với ông Najib là không được khiêu khích chúng tôi ở cả eo biển Malacca hoặc ở Ambalat. Tôi đề nghị các sĩ quan của Malaysia chỉ kiểm tra trong giới hạn lãnh thổ của mình”, Juwono nói.
“Tôi nhấn mạnh với ông M Najib rằng, nếu chính phủ của Malaysia không thể kiểm soát được cán bộ sĩ quan trong chiến trường này, thì nó có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh. Và các sĩ quan của Indonesia có thể sẽ phải hy sinh tính mạng để bảo chủ quyền lãnh thổ”, ông Juwono phát biểu.
“Vào thời điểm đó, ông M Najib đã phải xin lỗi và bày tỏ rất lấy làm tiếc về sự việc đã xảy ra trước đó”, Juwono, người cũng là cựu đại sứ Indonesia tại Anh, cho biết.
Và khi một sự cố tương tự xảy ra lần nữa, ông Juwono cho biết, ông đã yêu cầu chính phủ Malaysia điều tra nguyên nhân của sự việc.
“Thực tế là, các mệnh lệnh từ Kuala Lumpur đã không được truyền tới các sĩ quan trong khu vực biển giữa Indonesia và Malaysia”, ông Juwono cho biết thêm.
Vì thế, Indonesia đã gửi không dưới 9 kháng nghị ngoại giao về hành vi vi phạm biên giới của quốc gia láng giềng Malaysia kể từ đầu năm nay, theo Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa cho biết gần đây.
Vụ phản đối mới nhất về sự kiện xảy ra ngày 13 tháng 8, khi ba sĩ quan của Bộ Hàng hải và Nghề cá Indonesia (DKP) đặt tại tỉnh đảo Riau đã bị các thủy thủ trên một tàu cảnh sát Malaysia bắt giữ và đưa về Malaysia.
Các sĩ quan Malaysia đã chặn thuyền của các sĩ quan Indonesia khi đang trên hành trình đến đảo Batam, trong khi đang dẫn giải một chiếc tàu đánh cá của Malaysia bị bắt trước đó vì bị cho là đã săn bắt hải sản trái phép trong vùng biển của Indonesia.
“Các ghi chú ngoại giao là rất quan trọng trong trong quá trình tiến hành hội đàm với Malaysia. Các ghi chú đó khẳng định vị thế của chúng tôi là một quốc gia có chủ quyền, chúng tôi phải nỗ lực bảo vệ nước Cộng hoà Indonesia (NKRI)”, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Natalegawa phát biểu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét