Thứ hai, 23/08/2010, 22:24(GMT+7)
Khu vực 25 đảo nhỏ
VIT - Báo chí Trung Quốc đưa tin, Nhật Bản có kế hoạch sẽ “quốc gia hóa” (tuyên bố chủ quyền) đối với 25 hòn đảo nhỏ ở biển Đông Hải vào tháng 3 năm 2011. Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa đưa ra phản ứng chính thức nào trước thông tin này.
Sau quyết định sẽ tổ chức cuộc tập trận quân sự quy mô lớn với Quân đội Mỹ tại vùng biển tranh chấp với Trung Quốc, chính quyền Tokyo đã thực hiện một bước tiến khác nhằm “quốc gia hóa các đảo nhỏ”, phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa tin.
“Động cơ lớn nhất” của động thái này là nhằm làm đối trọng với Trung Quốc và khẳng định “chủ quyền” của Nhật Bản đối nguồn tài nguyên trong khu vực, theo báo Nikkei cho biết. Tuy nhiên, Bộ ngoại giao Trung Quốc vẫn chưa đưa ra phản ứng gì đối với thông tin trên.
Theo báo Nikkei đưa tin hôm thứ Bảy (21/8), chính phủ Nhật Bản đã quyết định sẽ “quốc gia hóa” 25 đảo nhỏ rải rác vào tháng 3/2011, bao gồm cả quần đảo Điếu Ngư mà cả Trung Quốc và Nhật Bản đều đã tuyên bố chủ quyền chồng lấn lên nhau.
Và rồi, các đảo nhỏ đó sẽ được sử dụng như các điểm cơ bản để phục vụ cho tuyên bố chủ quyền của Tokyo đối với khu vực thềm lục địa và lợi ích hàng hải độc quyền trong khu vực đó. Do đó, tất cả các hoạt động khai thác nguồn tài nguyên ở đó sẽ phải được sự chấp thuận của chính quyền Nhật Bản, nguồn tin cho biết.
Nhật Bản tuyên bố khu vực thềm lục địa với diện tích 4,47 triệu km vuông, lớn thứ 6 trên thế giới và lớn gấp 12 lần so với diện tích đất liền của Nhật Bản.
Okinotorishima, bao gồm hai đảo nhỏ không có người ở, là đảo đá trồi lên cách Tokyo khoảng 1.700 km về phía tây nam, cũng nằm trong danh sách 25 hòn đảo nhỏ mà Nhật Bản sẽ “quốc gia hóa”.
Nhật Bản đã thẳng thắn tuyên bố chủ quyền các rạn san hô quanh quần đảo để sử dụng xác định bản đồ vùng đặc quyền kinh tế của Nhật tại biển Hoa Đông. Song, Trung Quốc cũng đã từng nói rằng các mỏm đá là quá nhỏ để được xác định là các đảo theo luật biển quốc tế.
Tuy nhiên, danh sách không bao gồm các đảo có tranh chấp giữa Tokyo với Seoul hay Moscow.
Chính phủ Nhật Bản chỉ muốn gửi thông điệp tới cộng đồng quốc tế rằng họ đang “quản lý” các đảo này, Shen Shishun, nhà phân tích công tác tại Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, phát biểu.
“Nhưng, một khi Trung Quốc đưa ra phản đối, thì thông báo của Nhật Bản không có hiệu lực pháp lý. Vì, đây chỉ là một tuyên bố đơn phương”, nhà phân tích Shen Shishun nói thêm.
“Hơn nữa, tuyên bố của Nhật Bản có thể sẽ đe doạ sự tiếp cận Thái Bình Dương của Hải quân Trung Quốc”, Gao Hong, chuyên gia nghiên cứu về Nhật Bản tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, phát biểu.
Thông tin về việc Nhật Bản chuẩn bị tuyên bố chủ quyền các đảo nhỏ được đưa ra sau khi có nguồn tin rằng Tokyo và Washington đang lập kế hoạch sẽ tổ chức tập trận hải quân ở tỉnh Oita, gần Okinawa, và các đảo phía Nam khác bao gồm cả quần đảo Điếu Ngư, trong tháng 12 tới.
Hai đồng minh Mỹ và Nhật Bản thường chỉ tổ chức tập trận hải quân chung ở phía Đông của Nhật Bản trên Thái Bình Dương, khu vực gần với Hàn Quốc hơn.
Báo Yomiuri Shimbun đưa tin, cuộc tập trận hải quân chung Mỹ-Nhật sẽ được tổ chức dựa trên kịch bản mô phỏng Quân đội Nhật Bản tái chiếm một hòn đảo xa xôi chưa được đặt tên ở phía Tây Nam của đối phương. Lực lượng Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ sẽ tham gia cuộc tập trận này.
“Động cơ lớn nhất” của động thái này là nhằm làm đối trọng với Trung Quốc và khẳng định “chủ quyền” của Nhật Bản đối nguồn tài nguyên trong khu vực, theo báo Nikkei cho biết. Tuy nhiên, Bộ ngoại giao Trung Quốc vẫn chưa đưa ra phản ứng gì đối với thông tin trên.
Theo báo Nikkei đưa tin hôm thứ Bảy (21/8), chính phủ Nhật Bản đã quyết định sẽ “quốc gia hóa” 25 đảo nhỏ rải rác vào tháng 3/2011, bao gồm cả quần đảo Điếu Ngư mà cả Trung Quốc và Nhật Bản đều đã tuyên bố chủ quyền chồng lấn lên nhau.
Và rồi, các đảo nhỏ đó sẽ được sử dụng như các điểm cơ bản để phục vụ cho tuyên bố chủ quyền của Tokyo đối với khu vực thềm lục địa và lợi ích hàng hải độc quyền trong khu vực đó. Do đó, tất cả các hoạt động khai thác nguồn tài nguyên ở đó sẽ phải được sự chấp thuận của chính quyền Nhật Bản, nguồn tin cho biết.
Nhật Bản tuyên bố khu vực thềm lục địa với diện tích 4,47 triệu km vuông, lớn thứ 6 trên thế giới và lớn gấp 12 lần so với diện tích đất liền của Nhật Bản.
Okinotorishima, bao gồm hai đảo nhỏ không có người ở, là đảo đá trồi lên cách Tokyo khoảng 1.700 km về phía tây nam, cũng nằm trong danh sách 25 hòn đảo nhỏ mà Nhật Bản sẽ “quốc gia hóa”.
Nhật Bản đã thẳng thắn tuyên bố chủ quyền các rạn san hô quanh quần đảo để sử dụng xác định bản đồ vùng đặc quyền kinh tế của Nhật tại biển Hoa Đông. Song, Trung Quốc cũng đã từng nói rằng các mỏm đá là quá nhỏ để được xác định là các đảo theo luật biển quốc tế.
Tuy nhiên, danh sách không bao gồm các đảo có tranh chấp giữa Tokyo với Seoul hay Moscow.
Chính phủ Nhật Bản chỉ muốn gửi thông điệp tới cộng đồng quốc tế rằng họ đang “quản lý” các đảo này, Shen Shishun, nhà phân tích công tác tại Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, phát biểu.
“Nhưng, một khi Trung Quốc đưa ra phản đối, thì thông báo của Nhật Bản không có hiệu lực pháp lý. Vì, đây chỉ là một tuyên bố đơn phương”, nhà phân tích Shen Shishun nói thêm.
“Hơn nữa, tuyên bố của Nhật Bản có thể sẽ đe doạ sự tiếp cận Thái Bình Dương của Hải quân Trung Quốc”, Gao Hong, chuyên gia nghiên cứu về Nhật Bản tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, phát biểu.
Thông tin về việc Nhật Bản chuẩn bị tuyên bố chủ quyền các đảo nhỏ được đưa ra sau khi có nguồn tin rằng Tokyo và Washington đang lập kế hoạch sẽ tổ chức tập trận hải quân ở tỉnh Oita, gần Okinawa, và các đảo phía Nam khác bao gồm cả quần đảo Điếu Ngư, trong tháng 12 tới.
Hai đồng minh Mỹ và Nhật Bản thường chỉ tổ chức tập trận hải quân chung ở phía Đông của Nhật Bản trên Thái Bình Dương, khu vực gần với Hàn Quốc hơn.
Báo Yomiuri Shimbun đưa tin, cuộc tập trận hải quân chung Mỹ-Nhật sẽ được tổ chức dựa trên kịch bản mô phỏng Quân đội Nhật Bản tái chiếm một hòn đảo xa xôi chưa được đặt tên ở phía Tây Nam của đối phương. Lực lượng Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ sẽ tham gia cuộc tập trận này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét