Thứ bảy, 21/08/2010, 09:56(GMT+7)
Ảnh minh họa
VIT - Mới đây, giáo sư kinh tế của trường Đại học Boston – ông Laurence Kotlikoff có một bài viết cho rằng: Nước Mỹ đã phá sản mà thị trường không hay biết. Trên thực tế, bất kỳ nước nào cũng có thể phá sản, Mỹ cũng không ngoại lệ. Từ năm 2006, ông Kotlikoff đã đưa ra nghi vấn “Nước Mỹ có phá sản không?” trong tài liệu đệ trình lên chi nhánh của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED tại St Louis.
Quan điểm của ông Kotlikoff và phán đoán của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF giống hệt nhau. Khi công bố báo cáo đánh giá về kinh tế Mỹ hôm 30/7, tổ chức này thẳng thắn cho rằng, kinh tế Mỹ sẽ phá sản, nhưng người Mỹ vẫn tự lừa dối mình. Muốn lấp đầy thâm hụt tài chính khổng lồ, Mỹ cần phải lập tức áp dụng chính sách khác, nếu không sẽ lún càng sâu hơn.
Các nhà quan sát ngày càng nghe thấy nhiều âm thanh “Mỹ đã phá sản” kể từ đầu năm nay. Hôm 19/4, ông Doug Bandow, trợ lý đặc biệt cho cựu tổng thống Ronald Reagan, chuyên viên nghiên cứu cấp cao lâu năm của Học hội Kelly (Mỹ) phân tích rằng, trên thực tế, chính phủ Mỹ đã phá sản, Washington cũng không thể quản lý mọi việc to nhỏ của toàn thế giới.
Do chính phủ Mỹ các nhiệm kỳ trước thi hành chính sách can thiệp, nên chi tiêu quân sự lớn đến mức đáng báo động, chiếm một nửa chi tiêu quân sự toàn cầu. Do sự tăng vọt về chi phí quân sự và các chi tiêu khác, khiến chính phủ Mỹ ngập trong nợ nần. Nhưng nếu muốn lấp đầy khoảng trống khổng lồ về chi tiêu này, phải mất nhiều tháng điều chỉnh tài chính, mức điều chỉnh mỗi năm ít nhất phải tương đương với 14% GDP của Mỹ. IMF cho rằng, để lấp đầy khoảng trống tài chính của Mỹ, nếu chỉ điều chỉnh thu nhập tài chính, thì cần phải lập tức tăng gấp đôi thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp, thuế liên bang hiện nay và luật đóng góp bảo hiểm liên bang.
Đây có thể là một lựa chọn khó khăn. Nợ hiện nay của Mỹ đã đạt tới 12700 tỷ USD, Cục ngân sách Quốc hội Mỹ đánh giá, theo chính sách hiện nay, 10 năm sau, Mỹ sẽ tăng thêm 10000 tỷ USD, thậm chí còn nhiều hơn. Bởi vì tình trạng thâm hụt ngân sách quá lớn này của chính phủ Mỹ nếu viết toàn bộ ra giấy trắng mực đen, thì vẫn còn tốt hơn nhiều so với lần Nga, Argentina phải đối mặt với phá sản trong những năm 1990 của thế kỷ trước.
Trên thực tế, nếu Mỹ thực sự đi tới bước này, điều gây quan tâm nhất không phải là các chủ nợ của Mỹ như Trung Quốc, Nhật Bản và Anh, bởi vì bội chi ngân sách Mỹ có thể khiến đồng USD mất giá và nguy cơ dự trữ ngoại tệ sẽ thu hẹp mạnh.
Kinh tế Trung Quốc e rằng sẽ bị tổn thất nghiêm trọng nhất. Cho đến tháng 4/2010, tổng số trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ đã đạt tới 900,2 tỷ USD, chiếm 6,42% tổng số trái phiếu kho bạc Mỹ hiện nay (12700 tỷ USD), là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, do đó rủi ro còn lớn hơn rất nhiều so với Nhật Bản (chiếm 6,16%), Anh (chiếm 2,25%).
Có số liệu cho thấy, năm nay, Mỹ sẽ lại phát hành 2220 tỷ USD trái phiếu dựa trên cơ sở tổng số nợ hiện có, tích lũy tới 14500 tỷ USD. Vì vậy, việc tìm thấy một vị “công tử Bạc Liêu” có thể mua số nợ khổng lồ này đã trở thành việc đại sự hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc là một nước có khả năng nhất trong số các “công tử Bạc Liêu” tiềm năng. Trung Quốc ngồi trên kho dự trữ giá trị 2000 tỷ USD là người sở hữu trái phiếu kho bạc Mỹ lớn nhất, hơn nữa gần đây có báo chí đưa tin, Trung Quốc sẽ lại mua về một phần trái phiếu Mỹ trên cơ sở hiện tại.
Kỳ thực, chính phủ Mỹ vẫn luôn dựa vào trái phiếu kho bạc để vận hành kinh tế, chính phủ Mỹ thông qua Bộ Tài chính phát hành trái phiếu cho các nhà đầu tư toàn cầu để bù đắp vào thâm hụt ngân sách, toàn bộ gánh nặng nợ nần đều chiếm trên 50% GDP của Mỹ. Do đồng USD là tiền tệ thế giới, Mỹ có thể tăng cường in tiền, sau đó để các nước trên thế giới cùng gánh vác chung.
Có phân tích cho rằng, do nợ tăng mạnh, về mặt kỹ thuật, chính phủ Mỹ đã phá sản. Nhưng, dùng thước nào để đo việc Mỹ có phá sản hay không mới là điều quan trọng. Mặc dù số liệu độc quyền cho thấy, “Mỹ đã phá sản”, nhưng thực tế là chính phủ Mỹ hiện vẫn đang hoạt động bình thường, chẳng hạn như cuối tháng 8, tàu sân bay Mỹ “George Washington” vẫn tham gia vào cuộc diễn tập quân sự Mỹ - Hàn, nhằm khiêu khích Trung Quốc. Điều này cho thấy, chính phủ Mỹ phá sản, nhưng kỳ thực chỉ là sự phá sản chính phủ của bộ phận kinh doanh, chứ không phải là sự phá sản của bộ máy hành chính.
Nếu nhìn từ một góc độ khác, tại sao các học giả và giới truyền thông Mỹ bao gồm cả IMF do Mỹ quản lý và chỉ đạo lại muốn tuyên bố rằng “Mỹ đã phá sản”, có thể họ có một âm mưu nào đó, tức người Mỹ đã đặt một cái bẫy cho Trung Quốc: Nước Mỹ đã phá sản, đã thiếu khả năng trả nợ, 900 tỷ USD trái phiếu chính phủ mà Trung Quốc nắm giữ sẽ trôi theo dòng nước. Điều này đã chứng minh cho lời tuyên bố của nhà kinh tế nổi tiếng Paul Krugman rằng, việc Trung Quốc thu mua trái phiếu chính phủ Mỹ với quy mô lớn đã tự khiến mình mắc bẫy đô la.
Các nhà quan sát ngày càng nghe thấy nhiều âm thanh “Mỹ đã phá sản” kể từ đầu năm nay. Hôm 19/4, ông Doug Bandow, trợ lý đặc biệt cho cựu tổng thống Ronald Reagan, chuyên viên nghiên cứu cấp cao lâu năm của Học hội Kelly (Mỹ) phân tích rằng, trên thực tế, chính phủ Mỹ đã phá sản, Washington cũng không thể quản lý mọi việc to nhỏ của toàn thế giới.
Do chính phủ Mỹ các nhiệm kỳ trước thi hành chính sách can thiệp, nên chi tiêu quân sự lớn đến mức đáng báo động, chiếm một nửa chi tiêu quân sự toàn cầu. Do sự tăng vọt về chi phí quân sự và các chi tiêu khác, khiến chính phủ Mỹ ngập trong nợ nần. Nhưng nếu muốn lấp đầy khoảng trống khổng lồ về chi tiêu này, phải mất nhiều tháng điều chỉnh tài chính, mức điều chỉnh mỗi năm ít nhất phải tương đương với 14% GDP của Mỹ. IMF cho rằng, để lấp đầy khoảng trống tài chính của Mỹ, nếu chỉ điều chỉnh thu nhập tài chính, thì cần phải lập tức tăng gấp đôi thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp, thuế liên bang hiện nay và luật đóng góp bảo hiểm liên bang.
Đây có thể là một lựa chọn khó khăn. Nợ hiện nay của Mỹ đã đạt tới 12700 tỷ USD, Cục ngân sách Quốc hội Mỹ đánh giá, theo chính sách hiện nay, 10 năm sau, Mỹ sẽ tăng thêm 10000 tỷ USD, thậm chí còn nhiều hơn. Bởi vì tình trạng thâm hụt ngân sách quá lớn này của chính phủ Mỹ nếu viết toàn bộ ra giấy trắng mực đen, thì vẫn còn tốt hơn nhiều so với lần Nga, Argentina phải đối mặt với phá sản trong những năm 1990 của thế kỷ trước.
Trên thực tế, nếu Mỹ thực sự đi tới bước này, điều gây quan tâm nhất không phải là các chủ nợ của Mỹ như Trung Quốc, Nhật Bản và Anh, bởi vì bội chi ngân sách Mỹ có thể khiến đồng USD mất giá và nguy cơ dự trữ ngoại tệ sẽ thu hẹp mạnh.
Kinh tế Trung Quốc e rằng sẽ bị tổn thất nghiêm trọng nhất. Cho đến tháng 4/2010, tổng số trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ đã đạt tới 900,2 tỷ USD, chiếm 6,42% tổng số trái phiếu kho bạc Mỹ hiện nay (12700 tỷ USD), là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, do đó rủi ro còn lớn hơn rất nhiều so với Nhật Bản (chiếm 6,16%), Anh (chiếm 2,25%).
Có số liệu cho thấy, năm nay, Mỹ sẽ lại phát hành 2220 tỷ USD trái phiếu dựa trên cơ sở tổng số nợ hiện có, tích lũy tới 14500 tỷ USD. Vì vậy, việc tìm thấy một vị “công tử Bạc Liêu” có thể mua số nợ khổng lồ này đã trở thành việc đại sự hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc là một nước có khả năng nhất trong số các “công tử Bạc Liêu” tiềm năng. Trung Quốc ngồi trên kho dự trữ giá trị 2000 tỷ USD là người sở hữu trái phiếu kho bạc Mỹ lớn nhất, hơn nữa gần đây có báo chí đưa tin, Trung Quốc sẽ lại mua về một phần trái phiếu Mỹ trên cơ sở hiện tại.
Kỳ thực, chính phủ Mỹ vẫn luôn dựa vào trái phiếu kho bạc để vận hành kinh tế, chính phủ Mỹ thông qua Bộ Tài chính phát hành trái phiếu cho các nhà đầu tư toàn cầu để bù đắp vào thâm hụt ngân sách, toàn bộ gánh nặng nợ nần đều chiếm trên 50% GDP của Mỹ. Do đồng USD là tiền tệ thế giới, Mỹ có thể tăng cường in tiền, sau đó để các nước trên thế giới cùng gánh vác chung.
Có phân tích cho rằng, do nợ tăng mạnh, về mặt kỹ thuật, chính phủ Mỹ đã phá sản. Nhưng, dùng thước nào để đo việc Mỹ có phá sản hay không mới là điều quan trọng. Mặc dù số liệu độc quyền cho thấy, “Mỹ đã phá sản”, nhưng thực tế là chính phủ Mỹ hiện vẫn đang hoạt động bình thường, chẳng hạn như cuối tháng 8, tàu sân bay Mỹ “George Washington” vẫn tham gia vào cuộc diễn tập quân sự Mỹ - Hàn, nhằm khiêu khích Trung Quốc. Điều này cho thấy, chính phủ Mỹ phá sản, nhưng kỳ thực chỉ là sự phá sản chính phủ của bộ phận kinh doanh, chứ không phải là sự phá sản của bộ máy hành chính.
Nếu nhìn từ một góc độ khác, tại sao các học giả và giới truyền thông Mỹ bao gồm cả IMF do Mỹ quản lý và chỉ đạo lại muốn tuyên bố rằng “Mỹ đã phá sản”, có thể họ có một âm mưu nào đó, tức người Mỹ đã đặt một cái bẫy cho Trung Quốc: Nước Mỹ đã phá sản, đã thiếu khả năng trả nợ, 900 tỷ USD trái phiếu chính phủ mà Trung Quốc nắm giữ sẽ trôi theo dòng nước. Điều này đã chứng minh cho lời tuyên bố của nhà kinh tế nổi tiếng Paul Krugman rằng, việc Trung Quốc thu mua trái phiếu chính phủ Mỹ với quy mô lớn đã tự khiến mình mắc bẫy đô la.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét