Nước này đã mua các sản phẩm quân sự của Mỹ trị giá 462 triệu USD trong năm 2009 theo Chương trình Bán Trang bị quân sự Nước ngoài (FMS) của Mỹ, giảm mạnh từ 798 triệu USD của năm trước đó, Báo cáo Hỗ trợ Quân sự Thường niên của Lầu Năm Góc cho biết. Con số này trong năm 2007 là 590 triệu USD.
Lầu Năm Góc cho rằng sự sụt giảm này là do trong năm 2008 Hàn Quốc đã chi tiền mua hai chiếc tàu khu trục lớp Aegis của Mỹ với tổng giá trị là 300 triệu USD.
Hàn Quốc đã sở hữu một chiếc tàu khu trục lớp Aegis trọng tải 7.600 tấn, có khả năng tấn công nhiều mục tiêu cách xa hàng trăm km, và có kế hoạch sẽ biên chế thêm hai chiếc nữa vào năm 2012.
Trong năm 2009, Ả-rập Xê-út là quốc gia mua vũ khí lớn nhất của Mỹ, với tổng giá trị lên đến 1,67 tỷ USD, và Hy Lạp là nước mua vũ khí lớn thứ 2 với tổng giá trị là 1,29 tỷ USD.
Israel đứng ở vị trí thứ 3 với giá trị các hợp đồng là 771 triệu USD, vị trí thứ 4 thuộc về Anh với 671 triệu USD, Ai Cập đứng ở vị trí thứ 5 với 659 triệu USD và Canada đứng ở vị trí thứ 6 với 530 triệu USD.
Tháng 9/2009, Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật trao cho Hàn Quốc quyền được đối xử ưu đãi trong FMS.
Luật này cung cấp cho Hàn Quốc tư cách tương tự như các thành viên thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Nhật Bản, Australia và New Zealand về FMS - đó là, Quốc hội Mỹ cần phải xem xét đề xuất bán vũ khí trị giá trên 25 triệu USD cho Hàn Quốc trong vòng 15 ngày.
Nếu không có luật này, Chính phủ Mỹ phải xin phép Quốc hội về kế hoạch bán trang thiết bị quân sự trị giá trên 14 triệu USD trong vòng 30 ngày.
Trong khi thông qua luật này, Quốc hội Mỹ đã viện dẫn sự cần thiết phải tăng cường khả năng tương thích về vũ khí giữa quân đội Hàn Quốc và 28.500 lính Mỹ đang đồn trú tại nước này như là một tài sản thừa kế từ cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã có cuộc hội đàm với cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush tại Trại David hồi tháng 4/2008 và đã đồng ý sẽ nâng cấp tình trạng bán vũ khí của Hàn Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét