Theo tờ Kyodo của Nhật Bản, nhằm thực hiện mục tiêu hội nhập kinh tế Đông Á lấy ASEAN làm trọng tâm, Trung Quốc và chính phủ Nhật Bản đã lần lượt xây dựng kế hoạch hành động.
Hai hành động sẽ được lên kế hoạch vào cuối năm 2015 trước khi thực hiện chính sách xúc tiến thương mại gồm các quy tắc thống nhất về xuất xứ. Ngày 26/8, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ đề xuất hành động riêng của họ tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN sẽ diễn ra ở Đà Nẵng - Việt Nam, đồng thời nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia.
Tờ Kyodo cũng cho biết, hội nhập kinh tế Đông Á sẽ là cơ sở cho ý tưởng hình thành "Cộng đồng Đông Á", trong khi cuộc đấu tranh xoay quanh quyền lãnh đạo tiến trình hội nhập kinh tế Đông Á giữa hai nước Trung - Nhật sẽ trở nên căng thẳng hơn.
Trung Quốc đề xuất chương trình "10+ 3" (gồm 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản), còn Nhật Bản đề xuất ý tưởng 16 nước trong chương trình "10+6" , trong đó 16 quốc gia bao gồm: 10 nước ASEAN hợp tác cùng 6 thành viên của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand .
Hai nước đề nghị lần lượt ký kết thỏa thuận thương mại tự do (FTA) trên hình thức 13 quốc gia hoặc 16 quốc gia, để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.
Chương trình hành động của Trung Quốc đã đưa ra "lộ trình xúc tiến thương mại ASEAN+3" , nỗ lực thông qua các quy tắc thống nhất nguồn gốc sản xuất ở 13 quốc gia và đơn giản hóa thủ tục hải quan. Trước năm 2015, giá thành thương mại trong khu vực sẽ giảm 5%, ngoài ra còn đặt ra chỉ tiêu đánh giá thành tích mà mục tiêu đạt được. Trong khi đó, chương trình hành động "bước đầu hướng tới hội nhập kinh tế ở Đông Á" của Nhật Bản thì khuyến mãi 16 quốc gia hãy đưa ra hành động cụ thể thúc đẩy hợp tác trên 7 lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế và thương mại trước khi hết năm 2015.
Dự tính trước khi kết thúc năm 2012 sẽ tiến hành xác minh thỏa thuận FTA giữa ASEAN với các nước láng giềng, sau đó dựa trên quyết định cụ thể về phương hướng nguyên tắc thống nhất xuất xứ, xây dựng chính sách đảm bảo nguồn vốn xây dựng cơ bản quy mô lớn. Chương trình năm 2012 sẽ chính thức bắt đầu thực hiện vào năm tới.
Các nhà phân tích cho biết, hai bờ eo biển gần đây đã ký kết ECFA , trong khi Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến trình đàm phán hiệp định thương mại tự do, Nhật Bản bị tụt lại phía sau nhằm mục đích để bảo vệ ngành nông nghiệp trong nước. Do đó, cuộc đàm phán thỏa thuận thương mại tự do vẫn chưa hề có bước tiến triển nào.
ASEAN lo ngại cuộc tranh giành giữa Trung Quốc và Nhật Bản có thể sẽ gây trở ngại cho tiến trình thực hiện hội nhập kinh tế, bởi vậy "cũng có thể áp dụng đồng thời hai chương trình."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét