Thứ năm, 18/03/2010, 10:41(GMT+7)
VIT - Tờ Sunday Herald của Scotland cho biết, tháng 1 vừa qua, chính quyền Mỹ ký kết một hợp đồng vận chuyển 10 container chứa hàng trăm quả bom công phá hạng nặng tới đảo Diego Garcia của Anh. Cụ thể, có 195 quả Blu-110 và 192 quả Blu-117, loại bom không quân chuyên sử dụng để công phá các nhà máy kiên cố và các cấu trúc ngầm của đối phương.
Sự tập trung lực lượng quân sự này được giới bình luận cho là Mỹ sẽ đơn phương tấn công Iran như họ đã từng làm với Iraq. Tuy nhiên khó có chuyện “tắm hai lần trên một khúc sông”. Mỹ chưa sẵn sàng cho một cuộc phiêu liêu quân sự mới một khi nền kinh tế của họ vẫn đang còn nằm trong nguy cơ bị Trung Quốc bóp chẹt. Hơn thế nữa, người dân Mỹ vẫn còn chưa tha thứ cho sự đê tiện của giới cầm quyền Anh và Mỹ khi họ dàn dựng chuyện Iraq sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt để lấy cớ tấn công một nước có chủ quyền. Xét về tổng thể thì người dân Mỹ không hoàn toàn tin và ủng hộ cuộc chiến của Mỹ đánh Iran.
Đảo Diego Garcia cách Iran khoảng 4000km
Nhiều người sẵn lòng tin rằng Iran có thể trở thành quốc gia khủng bố hay ủng hộ khủng bố, nếu như họ sở hữu công nghệ chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt. Khái niệm về khủng bố là gì thì chưa rõ nhưng thực tế cho thấy các quốc gia hiện đang sở hữu công nghệ chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt vẫn đang gây áp lực lên các nước khác, áp lực này tạo ra sự "khủng bố" từ ngoại giao, cho đến quân sự, kinh tế. Như vậy, ngoại trừ những ám ảnh về sự cực đoan “Hồi Giáo”, cái cảm giác sợ hãi bị Iran khủng bố hiện tại mới chỉ là sự suy diễn "từ bụng ta suy ra bụng người".
Người Israel thì thực sự lo ngại trước một Iran hùng mạnh và sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, đối với chính phủ Mỹ thì việc đánh chiếm Iran sẽ không có được một lợi ích kinh tế trực tiếp nào, trái lại, họ sẽ chuốc thêm sự thù hận của thế giới Hồi Giáo. Trải qua hàng nghìn năm bài xích Do Thái, người dân châu Âu cũng không mấy mặn mà với ý nghĩ về một nhà nước Do Thái quá hùng mạnh. Người Nga thì giữ một lập trường lấp lửng sau khi đã vét kiệt túi ông bạn “đồng minh” Iran bằng những hợp đồng bán vũ khí cho họ. Người Nga vốn không ưa gì các quốc gia theo đạo Hồi, hơn thế lại chủ quyền một vùng đất rộng mênh mông chứa đầy tài nguyên, về nguyên lý họ cũng chả ưa gì một đối thủ tiềm năng như Iran. Tuy vậy, về thực tâm, Nga thật có ý phản đối việc Mỹ đánh Iran, và điều này là do việc Mỹ cứ “đốn” dần các quốc gia sở hũu vũ khí hạt nhân, chẳng chóng thì chầy, sẽ tới lượt họ phải chịu đòn. Xét về bề ngoài, Trung Quốc (hiện nắm giữ hơn 15% tổng lượng dầu khai thác từ Iran, và sức ép lên Iran càng lớn thì lượng dầu Iran chảy sang Trung Quốc càng nhiều!) luôn lấy việc ngăn cản cộng đồng quốc tế trừng phạt Iran ra để tôn vinh cho chính sách hòa bình của mình, nhưng trên thực tế Trung Quốc muốn Mỹ sa lầy vào Iran. Sự sa lầy này sẽ tạo cho Trung Quốc có được một thế chủ động để phát triển kinh tế và đánh lạc hướng dư luận để độc chiếm biển Đông.
Những phân tích trên cho thấy hiện tại chưa có một lý do xác đáng nào khiến cho Mỹ tấn công Iran vào thời điển này. Thậm chí, ngay cả khi Iran có sở hữu công nghệ chế tạo vũ khí nguyên tử đi chăng nữa thì những vũ khí hủy diệt này cũng còn có nhiều cấp độ khác nhau. Mặt khác, hầu như mọi người đều tin rằng Mỹ sẽ nhanh chóng giành thắng lợi quân sự nếu họ tấn công Iran. Vậy thì việc Mỹ có đánh Iran hay không, không nên nhìn nhận dưới góc độ của nguyên nhân mà cần phải được nhìn nhận dưới góc độ hậu quả của sự việc. Nếu như Mỹ tấn công Iran và không bị sa lầy thì sẽ là bất lợi cho Trung Quốc trong chiến lược toàn cầu. Ngược lại, nếu Mỹ bị sa lầy trong cuộc chiến Iran thì đấy là cơ hội tốt để Trung Quốc ra mặt. Vậy là chìa khóa để giải quyết vấn đề Iran nằm ở mối tương quan chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ.
Người ta thường nói về hiện tượng kinh tế Trung Quốc, và có nhiều người tin rằng sự đối đầu về kinh tế Mỹ - Trung là sự kiện chính của thế kỷ 21 này. Mâu thuẫn kinh tế là mâu thuẫn ở hạ tầng cơ sở dẫn đến sự bùng phát ở thượng tầng kiến trúc. Chả riêng gì Iran hay Triều Tiên, mà Thái Lan cũng đang là một trong số các điểm phun trào do sức nóng kinh tế chính trị toàn cầu tạo ra. Hiện tượng Iran, Triều Tiên, hay Thái Lan đều có sự dàn dựng giật kéo của "dã tâm hữu hảo" và các thế lực lớn trên thế giới.
Đảo Diego Garcia cách Iran khoảng 4000km
Nhiều người sẵn lòng tin rằng Iran có thể trở thành quốc gia khủng bố hay ủng hộ khủng bố, nếu như họ sở hữu công nghệ chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt. Khái niệm về khủng bố là gì thì chưa rõ nhưng thực tế cho thấy các quốc gia hiện đang sở hữu công nghệ chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt vẫn đang gây áp lực lên các nước khác, áp lực này tạo ra sự "khủng bố" từ ngoại giao, cho đến quân sự, kinh tế. Như vậy, ngoại trừ những ám ảnh về sự cực đoan “Hồi Giáo”, cái cảm giác sợ hãi bị Iran khủng bố hiện tại mới chỉ là sự suy diễn "từ bụng ta suy ra bụng người".
Người Israel thì thực sự lo ngại trước một Iran hùng mạnh và sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, đối với chính phủ Mỹ thì việc đánh chiếm Iran sẽ không có được một lợi ích kinh tế trực tiếp nào, trái lại, họ sẽ chuốc thêm sự thù hận của thế giới Hồi Giáo. Trải qua hàng nghìn năm bài xích Do Thái, người dân châu Âu cũng không mấy mặn mà với ý nghĩ về một nhà nước Do Thái quá hùng mạnh. Người Nga thì giữ một lập trường lấp lửng sau khi đã vét kiệt túi ông bạn “đồng minh” Iran bằng những hợp đồng bán vũ khí cho họ. Người Nga vốn không ưa gì các quốc gia theo đạo Hồi, hơn thế lại chủ quyền một vùng đất rộng mênh mông chứa đầy tài nguyên, về nguyên lý họ cũng chả ưa gì một đối thủ tiềm năng như Iran. Tuy vậy, về thực tâm, Nga thật có ý phản đối việc Mỹ đánh Iran, và điều này là do việc Mỹ cứ “đốn” dần các quốc gia sở hũu vũ khí hạt nhân, chẳng chóng thì chầy, sẽ tới lượt họ phải chịu đòn. Xét về bề ngoài, Trung Quốc (hiện nắm giữ hơn 15% tổng lượng dầu khai thác từ Iran, và sức ép lên Iran càng lớn thì lượng dầu Iran chảy sang Trung Quốc càng nhiều!) luôn lấy việc ngăn cản cộng đồng quốc tế trừng phạt Iran ra để tôn vinh cho chính sách hòa bình của mình, nhưng trên thực tế Trung Quốc muốn Mỹ sa lầy vào Iran. Sự sa lầy này sẽ tạo cho Trung Quốc có được một thế chủ động để phát triển kinh tế và đánh lạc hướng dư luận để độc chiếm biển Đông.
Những phân tích trên cho thấy hiện tại chưa có một lý do xác đáng nào khiến cho Mỹ tấn công Iran vào thời điển này. Thậm chí, ngay cả khi Iran có sở hữu công nghệ chế tạo vũ khí nguyên tử đi chăng nữa thì những vũ khí hủy diệt này cũng còn có nhiều cấp độ khác nhau. Mặt khác, hầu như mọi người đều tin rằng Mỹ sẽ nhanh chóng giành thắng lợi quân sự nếu họ tấn công Iran. Vậy thì việc Mỹ có đánh Iran hay không, không nên nhìn nhận dưới góc độ của nguyên nhân mà cần phải được nhìn nhận dưới góc độ hậu quả của sự việc. Nếu như Mỹ tấn công Iran và không bị sa lầy thì sẽ là bất lợi cho Trung Quốc trong chiến lược toàn cầu. Ngược lại, nếu Mỹ bị sa lầy trong cuộc chiến Iran thì đấy là cơ hội tốt để Trung Quốc ra mặt. Vậy là chìa khóa để giải quyết vấn đề Iran nằm ở mối tương quan chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ.
Người ta thường nói về hiện tượng kinh tế Trung Quốc, và có nhiều người tin rằng sự đối đầu về kinh tế Mỹ - Trung là sự kiện chính của thế kỷ 21 này. Mâu thuẫn kinh tế là mâu thuẫn ở hạ tầng cơ sở dẫn đến sự bùng phát ở thượng tầng kiến trúc. Chả riêng gì Iran hay Triều Tiên, mà Thái Lan cũng đang là một trong số các điểm phun trào do sức nóng kinh tế chính trị toàn cầu tạo ra. Hiện tượng Iran, Triều Tiên, hay Thái Lan đều có sự dàn dựng giật kéo của "dã tâm hữu hảo" và các thế lực lớn trên thế giới.
Cùng với việc Mỹ tăng cường lực lượng tấn công tại vùng biển Ấn Độ dương, Trung Quốc cũng đang lăm le tăng cường lực lượng tấn công ở biển Đông. Việc Mỹ có đánh Iran hay không, và đánh khi nào, là một sự tính toán phụ thuộc chủ yếu vào "kẻ chơi". Giữ nguyên hiện trang Iran như hiện nay, tức là sự quan tâm chủ yếu của Mỹ và Châu Âu đều dồn cả vào Trung Đông, điều này tao cho Trung Quốc một lợi thế để bành trướng kinh tế. Sự bành trướng kinh tế này, rốt cuộc, sẽ là một bất lợi cho Tây Âu và Mỹ. Có lẽ hiện trạng Iran như hiện nay chắc không thể kéo dài thêm, và có lẽ Trung Quốc cũng đã tính đến kết cục ấy nên đã tăng cường sức mạnh tấn công để hòng đục nước béo cò gây hấn ở biển Đông chăng?
Sự phát triển công nghệ, nhất là công nghệ cao, đã mang lại sự bùng phát về sức sản xuất. Đây là áp lực chính đẩy thế giới về sự nhất thể hóa. Nếu chỉ suy xét về góc độ kinh tế xã hội thì sự nhất thể hóa này là cái mà Marx gọi là chủ nghĩa Cộng Sản. Tuy nhiên vạn vật tồn tại trong sự tương tác giữa các lực đối kháng. Đối kháng với lực nhất thể hóa là sức mạnh bảo tồn văn hóa dân tộc. Con người ta cần phải tìm thấy sự tồn tại, và sự tồn tại của một cộng đồng trong một tổng thể chung là sự khác biệt, và đó là văn hóa. Trong thế kỷ 21 loài người chắc phải tìm ra sự hòa hợp giữa sự nhất thể hóa toàn cầu và sự bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, chống lại mọi khuynh hướng cực đoan tôn giáo và phân biệt chủng tộc như tư tưởng của Hitle hay Đại Hán.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét