30/05/2011 06:30
(VTC News) - Bỏ ra hàng chục nghìn đồng cho một ly đồ uống, ai cũng nghĩ vào quán "xịn" sẽ được thưởng thức đồ ngon, vị lạ. Nhưng thực tế đồ uống ở đây được pha chế không khác gì các quán bình dân…
Giật mình công thức cà phê!
Để tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ pha chế đồ uống tại các quán cà phê, PV VTC News đã xin được làm thử việc “bồi bàn” tại một quán cà phê trên đường L.V.L kéo dài (Hà Nội).
Quán cà phê không chỉ đơn thuần là nơi thưởng thức một tách cà phê thơm ngon, giúp tinh thần tỉnh táo, phấn chấn hay là “tụ điểm” để buôn chuyện sau những giờ làm việc căng thẳng. Giờ đây, quán cà phê còn là nơi để bàn bạc, thương thuyết các công việc làm ăn, thậm chí là địa điểm lý tưởng cho những buổi họp hành với những công việc quan trọng.
Vì vậy, những quán cà phê sang trọng ngày càng mọc lên như nấm ở khắp các con phố Hà Nội. Nếu những quán cà phê bình dân trên hè phố với dăm ba chiếc ghế nhựa, mỗi tách cà phê có giá chỉ 10.000 – 15.000 đồng, thì tại những quán “sang”, giá cà phê thường đắt gấp đôi, gấp ba, thậm chí gấp 5 lần so với cà phê vỉa hè.
Nhưng theo nhận xét của nhiều dân nghiền cà phê thì tại nhiều quán cà phê sang thì “đồ uống cũng bình thường thôi”, thậm chí có nhiều quán còn tệ hơn cả loại cà phê “bụi”, cà phê vỉa hè.
Dưới đây là những gì "mắt thấy, tai nghe" mà PV VTC News được chứng kiến tại quán cà phê khi làm công việc “bồi bàn” lúc thâm nhập thực tế.
Cà phê được rót ra từ chiếc bình nhựa này được nhập ở các đại lý về. |
Tuy không phải là quán cà phê sang trọng như Highland coffee, De Mimoza (Trung Hòa – Nhân Chính, Hà Nội) hay Paramount (Trần Duy Hưng, Hà Nội),…nhưng đây cũng là một địa điểm thu hút nhiều dân văn phòng, cũng như giới doanh nhân đến tụ tập, bàn chuyện làm ăn. Giá của các loại đồ uống cũng từ 30.000 đến gần 100.000 đồng/cốc.
Sau khi nói chuyện với anh quản lý, cũng may vừa có một chị làm ở quầy bar xin nghỉ đẻ, nên phóng viên được nhận vào học việc ngay lập tức. Công việc ngày đầu tiên hết sức đơn giản: rửa cốc chén và quan sát hai nhân viên quầy bar khác pha chế đồ uống.
“Ở đây nhiều khách, nên làm việc phải nhanh tay nhanh chân nhưng phải cẩn thận vì vỡ một cái cốc là phải đền 20.000 đồng”, anh Tiến, người quản lý dặn dò tôi.
Sau khi hướng dẫn cách rửa và các loại dụng cụ rửa từng loại cốc, anh Tiến bắt đầu để tôi làm công việc của mình. Sau hơn 1h đồng hồ tiếp xúc liên tục với nước đến nỗi 10 đầu ngón tay teo sun lại, tôi bắt đầu được anh Tiến chỉ dạy “bí kíp” pha chế các loại cà phê.
Đầu tiên là cà phê. Đây là loại đồ uống phổ biến nhất của khách. Cà phê có hai loại cà phê phin và cà phê pha sẵn. Đối với loại cà phê pha sẵn, việc pha chế khá đơn giản. Nếu là cà phê đá thì chỉ việc đổ cà phê có sẵn trong một chiếc bình nhựa ra khoảng ¼ cốc. Sau đó, dùng que tạo bọt đánh đều, lắc mạnh cho bọt ngầu lên rồi cho đường (dạng nước) hoặc sữa đặc có đường được đựng trong chai La Vie. Cuối cùng cho thìa, bỏ 2 – 3 viên đá là xong. Tất cả các công đoạn này đều được thực hiện chưa đến 20 giây.
Theo anh Tiến, vì quán cà phê quá đông khách, nên để tiện sử dụng, thay vì phải mất công pha chế cà phê thì cửa hàng thường mua luôn các chai cà phê pha sẵn từ một đại lý trên đường Phùng Hưng. Sau đó, cà phê này được đổ ra một bình nhựa lớn để thuận tiện pha chế cho khách.
Đường được sử dụng cũng không phải là các loại đường tinh trắng, mà là đường đã được nấu nóng, cô đặc thành dạng nước, sau đó bỏ vào chai nhỏ. Theo anh Tiến, đường để nấu nước đường này là các loại đường hóa học, có giá vài nghìn đồng/kg.
“Đường hóa học nên em cho thật ít thôi, vài giọt là đủ rồi, không cà phê sẽ bị ngọt quá đấy”, anh Tiến dặn.
Còn sữa đặc là loại sữa ông Thọ đóng hộp, sau đó được rót vào chai. Tuy nhiên, khi quan sát hạn sử dụng trên nhãn mác của các hộp này, thì hoặc là đã quá hạn hoặc là sắp hết hạn sử dụng.
Nước cam = bột cam + đường hóa học + đá
Chai sữa và đường nước được cô đặc từ loại đường hóa chất. |
Nếu khách gọi “nước cam nguyên chất”, tức là không chỉ có nước cam và đường, không có đá thì phải pha “tử tế”, vì mỗi ly nước cam này thường có giá là 55.000 đồng, khá đắt so với loại nước cam đá, chỉ 20.000 đồng/ly.
“Mỗi cân cam có 3 quả, mua lẻ là 50.000 đồng/kg, mua buôn như ở nhà hàng mình là 32.000 đồng/kg. Mỗi ly nước cam nếu pha nguyên chất đã mất 2 quả, nên để có lãi thì giá phải cao. Còn ly cam đá, giá 20.000 đồng thì phải pha cách khác”, anh Tiến hướng dẫn.
Cụ thể, với nước cam nguyên chất, sau khi vắt 2 quả cam xong, đổ ra cốc và cho thêm chút nước đường là xong. Còn đối với cam đá thì công thức pha phức tạp hơn một chút. Lấy nước từ vòi nước rửa cốc (nước máy chưa đun, lấy trực tiếp từ vòi), cho khoảng một muỗng cà phê bột cam vào, ngoáy đều, bỏ đá và mang ra cho khách.
Theo anh Tiến, loại bột cam này đã có đường, nên chỉ cần bỏ 1 ít bột là đã có màu vàng tươi giống nước cam rồi, còn đường cũng chỉ vài giọt, nếu không sẽ bị ngọt khé cổ. Mỗi gói bột cam 500 gr này, anh Tiến cho biết chỉ chưa đến 40.000 đồng, nhưng có thể pha được hàng chục cốc nước cam.
“Dùng loại bột cam này là loại xịn đấy, nhiều nơi chủ quán ăn lãi bằng cách dùng hẳn đường cam pha chế, loại ấy chỉ 35.000 đồng/kg, pha được hàng trăm cốc”, anh Tiến tiết lộ.
Ngoài ra, để pha chế nước cam ép nguyên chất, anh Tiến còn tiết lộ thêm một chiêu tiết kiệm cam rất hiệu quả. Mặc dù, giá tính đã rất đắt nhưng để có lời hơn, cũng cần có những thủ thuật riêng.
Theo đó, sau khi vắt 1 quả cam tươi cho vào cốc, cho thêm chút nước lọc (vẫn từ vòi rửa cốc chén) vào, sau đó nhỏ thêm vài giọt si rô vị cam vào là xong. Nước cam vẫn có vị cam tươi và đặc biệt là có những tép cam khiến người uống khá yên tâm là nước cam nguyên chất thật.
Sinh tố từ đường hóa học và giọt siro hoa quả
Mỗi cốc sinh tố thường có giá từ 30.000 – 35.000 đồng/cốc. Tuy nhiên, công thức pha chế “siêu rẻ” không khác so với cà phê và nước cam.
Theo chỉ dẫn của anh Tiến, mỗi cốc sinh tố được pha chế như sau: cắt 1 miếng hoa quả bằng khoảng 2 ngón tay cái cho vào máy xay sinh tố, sau đó đổ thêm nước lọc (vẫn lấy từ vòi rửa cốc chén), thêm vào vài giọt si rô (tùy từng loại sinh tố mà chọn nước si rô), cho ít nước đường vào, sau đó bật máy xay khoảng 5 – 10 giây, rồi đổ ra cốc và cho đá vào.
“Mỗi lần lấy si rô ra, em phải cất ngay vào chỗ cũ, không khách nhìn thấy là sẽ bị trừ lương đấy”, anh Tiến dặn.
Đúng như lời anh nói, các chai si rô được cất giấu rất kỹ lưỡng, thường để trong tủ lạnh hoặc sau tủ rượu. Do đó, khách hàng khó nhận ra được sự có mặt của những loại hóa chất này.
Theo anh Tiến, các loại si rô này được lấy từ một mối quen trên phố Hàng Buồm, giá của mỗi chai si rô này cũng rất rẻ, chỉ khoảng 50 đến dưới 100 nghìn đồng/chai. Tuy nhiên, mỗi chai này lại có thể pha chế hàng trăm cốc sinh tố đủ vị hoa quả khác nhau.
Châu Anh
Ghê người nước cam chế từ… bột hóa học
26/05/2011 15:30(VTC News) - Nước cam vốn là món yêu thích của nhiều người, nhất là vào những ngày hè nóng nực. Nhưng ít ai ngờ rằng, nước cam tại nhiều quán đang được chế biến từ một loại bột hóa học có màu vàng tươi, được bán theo cân với giá siêu rẻ.
Công thức pha chế
Theo lời “mách nước” của anh Vinh, nhân viên một quán cà phê ở đường Lê Văn Lương (Hà Nội), phóng viên VTC News tìm đến phố Hàng Buồm, Hà Nội để mua loại nguyên liệu pha chế nước cam này.
Theo công thức học được ở quán cà phê, phóng viên cho một muỗng bột cam này và một chút đường vào chiếc cốc thủy tinh, sau đó đổ nước lọc, khuấy đều và cho đá vào. Nước nhanh chóng chuyển sang màu vàng tươi giống màu nước cam.
Tuy nhiên, nếu tinh mắt sẽ thấy màu vàng của nước cam sẽ thẫm hơn so với màu vàng của loại nước cam pha chế từ bột cam này. Vị của cốc nước cam cũng không ngọt mát như cam tươi, mà hơi chát và ngang.
Có lẽ do cốc dùng để pha nhỏ hơn so với cốc nước cam ở ngoài hàng và loại đường dùng để pha là đường tinh trắng, chứ không phải đường hóa học nên tỷ lệ pha chưa thật chuẩn.
Lần thứ 2, chúng tôi cho khoảng 1 muỗng rưỡi cà phê bột cam và 2 thìa đường vào khuấy đều lên, nước có màu vàng sẫm hơn và vị ngọt của đường cũng đậm hơn, nhưng vẫn còn vị hơi chát ở đầu lưỡi.
Lần thứ 3, vẫn cho 1 muỗng rưỡi cà phê bột cam và cho 3 thìa đường vào cốc thì vị chát kia gần như không còn. Vị nước cam khá giống với nước cam lạnh đá ở ngoài hàng.
Một vốn… bốn chục lời?
Theo chị chủ hàng, là chỗ quen biết của anh Vinh, loại bột cam này pha chế nước cam rất giống với nước cam thật về cả vị và màu sắc, do đó nhiều quán nước giải khát ở Hà Nội đều tìm đến mua.
Các loại bột cam này được đựng trong một túi nilong màu trắng, 5kg/túi, không nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ. Theo chị chủ hàng, hầu hết các loại bột hóa học đều được nhập từ Trung Quốc về, hàng Trung Quốc giá rẻ nên nhiều người mua.
Tại các quán cà phê hay nước giải khát ở Hà Nội, đa số các ly nước cam đều được pha chế trong các quầy bar, các khu vực kín đáo, khách hàng khó có thể quan sát. Đặc biệt, để ly nước cam giống thật, nhiều nơi còn bỏ thêm tép cam vào để nước sánh hơn và lừa ảo giác của khách hàng tốt hơn.
Vào uống nước cam tại một quán cà phê trên phố Ngọc Hà, khi yêu cầu chủ hàng pha chế trước mặt, thì chị chủ một mực từ chối vì như vậy sẽ lộ “bí kíp”: “Chị pha trước mắt em thì lộ hết ngón nghề à. Mà nước cam là nước cam, không lẽ chị lại pha nước cam giả?”.
Có thể thấy, với công thức pha nước cam từ bột cam, người bán đã thu được một khoản tiền khá lớn.
Giá của mỗi cân bột cam rất rẻ. Nếu mua lẻ thì 40.000 đồng/kg, còn nếu mua cả túi 5kg thì chỉ mất 180.000 đồng. Mỗi kg bột cam có thể pha được từ 60 – 70 cốc nước cam. Nếu tính giá rẻ nhất, mỗi ly nước cam khoảng 20.000 đồng thì dùng 1kg bột cam, chủ hàng đã lãi tới hơn triệu đồng.
Có nhiều quán sang trọng, giá mỗi cốc nước cam đá lên đến 30.000 – 35.000 đồng/cốc thì lợi nhuận thu được cũng vài triệu đồng.
Trong khi đó, nếu làm một phép tính đơn giản, giá của mỗi kg cam đang bán trên thị trường là 25.000 - 40.000 đồng. Mỗi kg được 4 quả cam, mỗi cốc nước cam ít nhất phải dùng 2 quả cam. Như vậy, tính nguyên tiền gốc, giá của mỗi ly nước cam đã là khoảng 15.000 đồng.
Với việc pha chế nước cam bằng loại bột cam này, các chủ hàng đúng là đã thu được những khoản siêu lợi nhuận, một vốn…hàng chục lời!
Châu Anh
Công thức pha chế
Theo lời “mách nước” của anh Vinh, nhân viên một quán cà phê ở đường Lê Văn Lương (Hà Nội), phóng viên VTC News tìm đến phố Hàng Buồm, Hà Nội để mua loại nguyên liệu pha chế nước cam này.
Theo công thức học được ở quán cà phê, phóng viên cho một muỗng bột cam này và một chút đường vào chiếc cốc thủy tinh, sau đó đổ nước lọc, khuấy đều và cho đá vào. Nước nhanh chóng chuyển sang màu vàng tươi giống màu nước cam.
Tuy nhiên, nếu tinh mắt sẽ thấy màu vàng của nước cam sẽ thẫm hơn so với màu vàng của loại nước cam pha chế từ bột cam này. Vị của cốc nước cam cũng không ngọt mát như cam tươi, mà hơi chát và ngang.
Có lẽ do cốc dùng để pha nhỏ hơn so với cốc nước cam ở ngoài hàng và loại đường dùng để pha là đường tinh trắng, chứ không phải đường hóa học nên tỷ lệ pha chưa thật chuẩn.
Lần thứ 2, chúng tôi cho khoảng 1 muỗng rưỡi cà phê bột cam và 2 thìa đường vào khuấy đều lên, nước có màu vàng sẫm hơn và vị ngọt của đường cũng đậm hơn, nhưng vẫn còn vị hơi chát ở đầu lưỡi.
Lần thứ 3, vẫn cho 1 muỗng rưỡi cà phê bột cam và cho 3 thìa đường vào cốc thì vị chát kia gần như không còn. Vị nước cam khá giống với nước cam lạnh đá ở ngoài hàng.
Túi bột cam 0,5kg phóng viên mua về để thử pha chế. |
Loại bột cam này có màu vàng tươi, khá giống màu cam thật. |
Sau khi cho bột cam vào, cho thêm một chút đường. |
Đổ thêm nước |
Khuấy đều và được 1 ly nước cam khá giống với nước cam thật về cả màu sắc và mùi vị. |
Cho thêm đá thì giống hệt như nước cam tươi ngoài hàng. |
Một vốn… bốn chục lời?
Theo chị chủ hàng, là chỗ quen biết của anh Vinh, loại bột cam này pha chế nước cam rất giống với nước cam thật về cả vị và màu sắc, do đó nhiều quán nước giải khát ở Hà Nội đều tìm đến mua.
Các loại bột cam này được đựng trong một túi nilong màu trắng, 5kg/túi, không nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ. Theo chị chủ hàng, hầu hết các loại bột hóa học đều được nhập từ Trung Quốc về, hàng Trung Quốc giá rẻ nên nhiều người mua.
Tại các quán cà phê hay nước giải khát ở Hà Nội, đa số các ly nước cam đều được pha chế trong các quầy bar, các khu vực kín đáo, khách hàng khó có thể quan sát. Đặc biệt, để ly nước cam giống thật, nhiều nơi còn bỏ thêm tép cam vào để nước sánh hơn và lừa ảo giác của khách hàng tốt hơn.
Vào uống nước cam tại một quán cà phê trên phố Ngọc Hà, khi yêu cầu chủ hàng pha chế trước mặt, thì chị chủ một mực từ chối vì như vậy sẽ lộ “bí kíp”: “Chị pha trước mắt em thì lộ hết ngón nghề à. Mà nước cam là nước cam, không lẽ chị lại pha nước cam giả?”.
Có thể thấy, với công thức pha nước cam từ bột cam, người bán đã thu được một khoản tiền khá lớn.
Giá của mỗi cân bột cam rất rẻ. Nếu mua lẻ thì 40.000 đồng/kg, còn nếu mua cả túi 5kg thì chỉ mất 180.000 đồng. Mỗi kg bột cam có thể pha được từ 60 – 70 cốc nước cam. Nếu tính giá rẻ nhất, mỗi ly nước cam khoảng 20.000 đồng thì dùng 1kg bột cam, chủ hàng đã lãi tới hơn triệu đồng.
Có nhiều quán sang trọng, giá mỗi cốc nước cam đá lên đến 30.000 – 35.000 đồng/cốc thì lợi nhuận thu được cũng vài triệu đồng.
Trong khi đó, nếu làm một phép tính đơn giản, giá của mỗi kg cam đang bán trên thị trường là 25.000 - 40.000 đồng. Mỗi kg được 4 quả cam, mỗi cốc nước cam ít nhất phải dùng 2 quả cam. Như vậy, tính nguyên tiền gốc, giá của mỗi ly nước cam đã là khoảng 15.000 đồng.
Với việc pha chế nước cam bằng loại bột cam này, các chủ hàng đúng là đã thu được những khoản siêu lợi nhuận, một vốn…hàng chục lời!
Châu Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét