Công tố viên Serbia, ông Vladimir Vukcevic, vừa lên tiếng tuyên bố rằng, chính quyền Belgrade cam kết tiếp tục “truy tố tất cả những ai từng che chở cho tướng Mladic và những người đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ, trụ sở tại La Haye- Hà Lan, truy nã” .
Tướng Ratko Mladic
Theo lời ông Vladimir Vukcevic, “che chở cho ông Ralko Mladic thoát lưới tư pháp luật quốc tế là một việc làm tổn hại đến uy tín của nhà nước Serbia”. Trước đó, một vị thẩm phán của tòa án Serbia khẳng định, ông Mladic hoàn toàn đầy đủ sức khỏe để được dẫn độ sang La Haye. Tướng Ratko Mladic từng chỉ huy quân đội Serbia tại Bosnia trong suốt thời gian chiến tranh Bosnia. Năm 1995 ông bị Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ truy tố về tội ác diệt chủng và tội ác chiến tranh trong vụ thảm sát tại Srebrenica làm hơn 8.000 người Hồi giáo tại Bosnia thiệt mạng. Các hãng tin quốc tế cho biết,trong thời gian từ năm 1995 đến năm 2000 tướngRatko Mladic vẫn thường lui tới các quán cà phê và quán rượu ở thủ đô Belgrade. Sau khi chính quyền của Tổng thống Slobodan Milosevic bị sụp đổ vào năm 2001, nhân vật này đã trốn biệt tăm. Theo một số nguồn tin, ông Mladic được giới quân đội che chở. Tướng Mladic bị bắt sáng ngày 26-5-2011 tại một ngôi làng ở miền Đông bắc Serbia. Ông được giải về Belgrade và đang chờ được chuyển đến Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ tại La Haye. Theo giới phân tích, việc cựu chỉ huy quân đội Serbia tại Bosnia, Ratko Mladic bị bắt tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Serbia gia nhập Liên minhchâu Âu. Tuy nhiên, Tổng thống Serbia nhấn mạnh: Belgrade không giao nộp ông Mladic với mục đích đánh đổi lấy một chiếc ghế trong Liên minh châu Âu. Belgrade đã bắt giữ và giao nộp cho tòa án La Haye người từng được coi là “tên đồ tể của vùng Balkan” trước hết là để bảo toàn danh dự của Serbia. Sự kiện tướng Mladic bị bắt sau 16 năm lẩn trốn là một tin vui cho nền công lý quốc tế. Bà Carla Del Ponte, nguyên là chánh án đầu tiên của Tòa án hình sự quốc tế về Nam Tư cũ coi đây là ngày trọng đại đối với nạn nhân của tội ác diệt chủng. Mặc dù Tổng thống Serbia tuyên bố như trên nhưng các nhà phân tích đều cho rằng, sự kiện chính quyền Serbia bắt được kẻ gây ra cuộc thảm sát ở Srebrenica năm 1995 và giao nộp nhân vật này cho Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ chắc chắn sẽ giúp cho chính quyền Beograd sớm gia nhập Liên minh châu Âu. |
Gửi vào 30/05/11 18:06
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét