Biển Đông là không thể xâm phạm

Xã hội - Dân trí:
Thứ Ba, 31/05/2011 - 09:33

Việc tàu hải giám Trung Quốc (TQ) cắt cáp của ta là hành động ngang ngược, chứng tỏ TQ có bước đi mới trong việc thực hiện âm mưu bá quyền - nhà nghiên cứu TQ Dương Danh Dy - nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu - nói.
>> Những phút căng thẳng trên tàu Bình Minh 2
>> Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm chủ quyền Việt Nam
>> Tàu hải giám Trung Quốc vi phạm vùng biển Việt Nam

Ông Dương Danh Dy cho biết:

Ông Dương Danh Dy
TQ từ không có chỗ đứng chân trên biển Đông, nên chưa thoả mãn lòng tham bành trướng bá quyền, họ muốn chiếm tất cả biển Đông. Mấy năm gần đây họ có nhiều bước đi. Họ thành lập tàu ngư chính để xua đuổi, tuần tra các tàu vi phạm lệnh cấm bắt cá của họ, họ tuyên bố bán đấu giá các đảo không có người ở trên vùng biển họ gọi là của TQ, thực tế là chạm đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam và một số nước ASEAN.
Hành động này là bước đi cụ thể, mới trong việc bành trướng trên biển Đông. Trước đây khi xua đuổi tàu Việt Nam, họ không lộ mặt. Giờ ngang nhiên họ thể hiện là tàu TQ, chạm trán với tàu Việt Nam, cắt cáp của tàu Việt Nam trong vùng biển có chủ quyền của Việt Nam. Nếu không kịp thời cương quyết ngăn chặn phối hợp với các lực lượng quốc tế thì chắc chắn trong thời gian tới họ sẽ có những hành động nghiêm trọng hơn nữa.
TQ có tính toán ghê gớm. Bộ trưởng Quốc phòng TQ Lương Quang Liệt vừa thăm một số nước ASEAN, là nhằm thử xem ASEAN có thực sự đoàn kết không. Tổng Tham mưu trưởng Trung Quốc Trần Bỉnh Đức vừa thăm Mỹ cũng nhằm thăm dò phản ứng của Mỹ. Cả với Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, họ làm hành động này để thăm dò phản ứng thế giới. Ngoài ra, nội bộ TQ hiện nay nhiều vấn đề, mà vấn đề Nội Mông rất gay gắt.
Clip tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam (Nguồn: Báo Năng lượng mới):

Trước khó khăn trong nước, họ tìm cách chĩa ra bên ngoài để làm giảm áp lực, chống đối trong nước. Đây là hành động tính toán khôn ngoan, có bước đi chủ ý, không phải manh động, không xuất phát từ ý kiến của một vài cá nhân nào. Nhưng Việt Nam luôn khẳng định biển Đông là của mình, không ai có thể xâm phạm được.

´ Theo nghiên cứu của ông, đội tàu hải giám của TQ có vai trò gì trên biển và họ đã phát triển các đội tàu này đến mức nào?

- Tôi cho đó là những chiến hạm giả làm tàu tuần tra, ngư chính. Các tàu này có trọng tải mấy nghìn tấn, tốc độ mấy chục kilômét/giờ, chạy liên tục hàng mấy tháng, trực thăng có thể đỗ được, quá mạnh so với tàu cá vài trăm mã lực của Việt Nam. Họ còn nói làm sao cứ 10 nghìn kilômét vuông trên biển thì họ có một tàu tuần tra như vậy và cần 80 tàu ở biển Đông. Hiện họ mới có 50 chiếc thôi, chắc chắn họ sẽ tăng cường lực lượng này.

´ Tại sao tàu TQ luôn quấy nhiễu tàu Việt Nam ở biển Đông?

- Theo luận điệu của họ, Việt Nam có nhiều đảo nhất ở Trường Sa. Việt Nam gần nhất với TQ, Việt Nam là nước kiên cường anh dũng, họ cho rằng đối thủ chủ yếu của TQ ở biển Đông là Việt Nam. Các nước khác ở xa TQ, có nước là đồng minh với Mỹ, họ không dễ bắt nạt. Philippines có hiệp ước gần như đồng minh quân sự với Mỹ, tàu TQ đến hải phận Philippines thì bị máy bay của Philippines ra chặn thì họ phải rút. Ta chịu sức ép nhiều hơn, nhưng không phải ta không thể đấu tranh.

´ Vậy ta nên đấu tranh theo hướng nào, thưa ông?

- Để ngăn chặn những ý đồ của họ, về đối ngoại ta phải giương cao ngọn cờ chính nghĩa, công khai với thế giới việc TQ chèn ép Việt Nam ở biển Đông, bắt và đâm tàu ngư dân, cắt lưới của ngư dân, để thế giới thấy rằng nhà cầm quyền bá quyền TQ ỷ thế mạnh ăn hiếp Việt Nam, để tranh thủ sự đồng tình của nhân dân thế giới và người dân TQ có công bằng công chính, đặc biệt là tăng cường đoàn kết với ASEAN.

Về đối nội phải đoàn kết nhất trí mọi người Việt Nam như một, nhận rõ ta muốn làm bạn với TQ, muốn làm ăn yên ổn hoà thuận với láng giềng này, nhưng với điều kiện không thể động chạm đến lãnh thổ, động chạm đến chủ quyền của ta. Mấy nghìn năm trước phong kiến TQ muốn áp đặt, muốn Việt Nam thành thuộc địa, nhưng nhân dân Việt Nam vẫn đứng dậy, trở thành một nước như bây giờ.

Chúng ta muốn chung sống, nhưng phải rõ ràng. Cha ông ta có lúc muốn nhân nhượng, nhưng khi bị xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, sự tôn nghiêm dân tộc, thì anh có là ai, mạnh đến chừng nào, chúng ta vẫn đứng dậy bảo vệ sự tôn nghiêm chủ quyền. Lịch sử chứng minh rằng Việt Nam có thể tạm thua, nhưng rút cục người chiến thắng vẫn là Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!
Nói một đằng, làm một nẻo

Gần 10 năm nay, lãnh đạo Trung Quốc đã tuyên bố với cộng đồng quốc tế là Trung Quốc phát triển hoà bình. Các chính khách, học giả Trung Quốc đã và đang tận dụng mọi cơ hội để quảng bá tư tưởng Trung Quốc phát triển hoà bình. Họ ra sức thuyết phục cộng đồng quốc tế là sự phát triển của Trung Quốc không đe doạ ai, mà chỉ mang lại cơ hội phát triển cho các nước, nhất là các nước láng giềng, các nước trong khu vực.

Trung Quốc là Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, là người đề xướng 5 nguyên tắc chung sống hoà bình, là một bên ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC – 2002).

Đối với Việt Nam, lãnh đạo cao nhất Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã cam kết xây dựng quan hệ Việt - Trung theo phương châm “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và hai bên là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt của nhau.
Tháng 10.2010, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã có điện gửi những người đồng cấp các nước ASEAN, trong đó cam kết: Trung Quốc muốn tạo dựng “một vùng biển hoà bình và hợp tác”.

Từ 21-23.12.2010, tại Côn Minh, Trung Quốc và các nước ASEAN đã có phiên họp vòng 5 nhóm công tác liên hợp về thực hiện DOC. Trước và sau cuộc họp này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du đã công khai tuyên bố với thế giới: “Trung Quốc luôn coi trọng cao độ và thực hiện nghiêm túc DOC, nhằm tăng cường lòng tin chính trị, thúc đẩy hợp tác ở biển Đông, tạo điều kiện có lợi cho giải quyết tranh chấp, cùng nhau giữ gìn hoà bình và ổn định ở biển Đông”.

Việt Nam và các nước ASEAN nói riêng, cộng đồng quốc tế nói chung mong muốn Trung Quốc có thái độ và cách ứng xử tại biển Đông như những điều họ đã nói, đã cam kết.

Lê Văn Cương
(Thiếu tướng, PGS-TS Viện Chiến lược và khoa học công an)

voanews
:

Trung Quốc đòi Việt Nam chấm dứt hoạt động ở vùng biển có tranh chấp

Tàu thăm dò Binh Minh 02 bị tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò
Hình: Reuters

Tàu thăm dò Binh Minh 02 bị tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò

Hôm nay, Trung Quốc đã đề nghị Việt Nam chấm dứt các hoạt động ở vùng lãnh hải có tranh chấp ngoài Biển Đông mà họ gọi là Nam Hải, sau vụ việc các tàu hải giám của Trung Quốc đối đầu với một tàu thăm dò dầu khí của Việt nam ở khu vực này.

Hãng thông tấn Pháp trích công bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng ‘tàu hải giám của Trung Quốc đã thực thi luật pháp đối với các tàu hoạt động trái phép của Việt Nam. Điều này là hoàn toàn chính đáng.’

Công bố nói tiếp rằng ‘Chúng tôi hối thúc phía Việt Nam ngưng các hoạt động của họ và kiềm chế không gây thêm căng thẳng.’

Trước đó, hôm 29/5 Chính phủ Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc 1 trong 3 tàu hải giám của Trung Quốc phá hoại thiết bị thăm dò dầu khí và gây thiệt hại nghiêm trọng cho Tập đoàn dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, cũng yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại và chấm dứt các hành động vi phạm quyền tài phán tại thềm lục địa 200 hải lý và khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên hiệp quốc Luật biển 1982.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng ‘Trung Quốc hiện đang gây nên một sự hiểu lầm với ý định biến khu vực không có tranh chấp thành một khu vực tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa hai nước.’

Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền ở các vùng lãnh hải thuộc biển Đông, một hải lộ quan trọng và được cho là có một chữ lượng dầu khí lớn, chưa được khai thác.

Theo nhận định của báo Financial Times, Trung Quốc nhiều lần bắt giữ các ngư dân Việt Nam đánh bắt cá ở vùng biển có tranh chấp, tuy nhiên, đây là lần đầu tiên trong nhiều năm qua, các tàu tuần tra của Trung Quốc đụng độ với một tàu khai thác dầu khí của Việt nam.

Mặc dù vậy, đây không phải là lần đầu tiên các tàu tuần tra của Trung Quốc đụng độ với tàu của các nước khác trong khu vực.

Hồi tháng Ba, một tàu thăm dò dầu khí của Philippines cũng đã có vụ đối đầu tương tự với các tàu tuần tra của Trung Quốc. Vụ việc xảy ra chỉ một tuần sau khi Trung Quốc và Philippines cam kết sẽ “hành sử có trách nhiệm” trong các khu vực có tranh chấp và tái khẳng định cam kết về một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh hải.

Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tới Manila, hai chính phủ cũng cam kết tránh các hành động đơn phương để không làm gia tăng căng thẳng.

Tổng thống, Philippines Benigno Aquino nói rằng các vụ đụng độ trong vùng biển có tranh chấp có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang và buộc Philippines phải tăng cường khả năng quân sự.

Các chuyên gia an ninh cho rằng một cuộc đua như vậy đang diễn ra. Các nước đông nam Á đã tăng cường khả năng phòng vệ trên không và trên biển, Singapore, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan đều đã mua hoặc đang đặt mua chiến đấu cơ, tàu khu trục và tàu ngầm.

Nguồn: AFP, Reuters


Thứ Tư, 01/06/2011, 13:48 (GMT+7)

Phải ngăn chặn sự xâm lấn biển Đông

TT - Từng nhiều lần đặt chân đến Trường Sa để nghiên cứu về tài nguyên biển, TS Dư Văn Toán - Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo (Bộ Tài nguyên - môi trường) - cho rằng chúng ta cần có những biện pháp đồng bộ và quyết liệt hơn để thực hiện mục tiêu VN là một quốc gia mạnh vì đảo, giàu vì biển.

Tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của Việt Nam (ảnh chụp vào tháng 4-2011) - Ảnh: Quỳnh Ngọc

TS Dư Văn Toán - Ảnh: Đ.Bình
* Ông từng đề xuất tăng gấp 10 lần diện tích các khu vực biển cần được bảo vệ bảo tồn?

- Chúng tôi đề xuất Nhà nước cần sớm xây dựng cơ chế chính sách, pháp luật đồng bộ về bảo vệ tài nguyên môi trường biển. Một tổ chức cấp quốc gia thống nhất để quản lý và quy hoạch các khu bảo tồn - bảo vệ tài nguyên môi trường biển cần được thành lập. Bên cạnh đó cần phải đẩy mạnh việc mở rộng diện tích các khu biển của VN được bảo vệ, bảo tồn ít nhất lên 2% chứ không chỉ 0,2% như hiện nay, trong đó cập nhật bổ sung và đa dạng hóa các phương pháp tiếp cận mới như xây dựng “công viên biển”, “di sản biển”, “kỳ quan biển”, “vùng biển nhạy cảm cao”, “khu bảo tồn cá heo”, “khu bảo tồn san hô”, “khu cỏ biển”...

* Việc mở rộng vùng biển được bảo vệ có ý nghĩa thế nào với phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển - đảo VN?

- Những vùng được bảo vệ hiện nay rất nhỏ, gần các đảo, gần bờ và chỉ là những vùng lõi. Đây là những vùng cấm hoặc hạn chế khai thác nhằm bảo tồn tài nguyên và sự đa dạng sinh học biển. Việc mở rộng các vùng đệm với các quy định cụ thể về giới hạn khai thác sẽ giúp chúng ta khai thác tài nguyên thiên nhiên theo hướng lâu dài, bền vững, vừa mang lại nguồn lợi cho ngân sách, vừa đảm bảo sinh kế cho người dân. Ngoài việc khai thác nguồn lợi thủy sản, khoáng sản biển, chúng ta sẽ có điều kiện tốt hơn để phát triển du lịch, sinh thái và đa dạng hóa các hoạt động trên biển.

Các khu vực được bảo vệ một khi đã công bố sẽ mang tính quốc tế rộng rãi, sẽ được ghi trong danh mục các khu vực bảo tồn thiên nhiên thế giới và mọi hoạt động trên vùng biển đó đều phải thực hiện theo quy tắc chung. Chẳng hạn, tổ chức hàng hải quốc tế sẽ đánh dấu trên hải đồ là khu vực hạn chế hàng hải, khi đó các tàu bè đi trên đó phải chấp nhận quy tắc giao thông quốc tế chịu sự kiểm soát, giám sát của quốc gia có chủ quyền. Trên những vùng biển đó, Nhà nước sẽ dùng các công cụ giám sát và quản lý việc khai thác, người dân sẽ phải tuân thủ các quy định về việc khai thác và được bảo vệ bởi các lực lượng của Nhà nước. Đây cũng là cơ sở để chúng ta bảo vệ vững chắc chủ quyền biển - đảo.

* Để tăng diện tích vùng biển được bảo vệ, chúng ta cần thêm những điều kiện gì?

- Trước hết phải tạo điều kiện để các nhà chuyên môn nghiên cứu, khảo sát về các vùng biển của mình, củng cố cứ liệu khoa học nhằm thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, công bố các dữ liệu, tiêu chí theo đúng quy định quốc tế. Cạnh đó, để kiểm soát được các vùng biển rộng hơn cần có lực lượng chuyên trách trên biển. Mỗi khu vực rộng hàng trăm kilômet vuông như vậy cần có các tàu bảo vệ, tàu giám sát...

Tôi ủng hộ thành lập hệ thống chuyên trách các tàu kiểm ngư hiện đại. Nên đầu tư khoảng 30 tàu công suất lớn, vì chúng ta có đường bờ biển trên 3.000km, mỗi 100km phải có một tàu trực, để kiểm soát toàn bộ khu vực biển này. Nếu vận tốc tàu là 50km/giờ thì trong vòng một giờ các tàu kiểm ngư đó sẽ hỗ trợ được cho ngư dân, ứng phó các tình huống xảy ra trên biển. Lực lượng chuyên trách đó sẽ kiểm soát và giám sát các hoạt động trên biển tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về khai thác, đi lại trên biển, ngăn chặn sự xâm hại các vùng biển được bảo vệ.

Tôi cũng mong Nhà nước hỗ trợ nhiều hơn cho ngư dân như phương tiện liên lạc, thông báo. Nhất là sự liên lạc giữa hải quân và ngư dân, định hướng cho ngư dân hoạt động an toàn trên các vùng biển và kịp thời ứng phó trong những trường hợp khẩn cấp.

Tôi cũng chờ đợi một hành lang pháp lý vừa mạnh mẽ, vừa cụ thể cho biển đảo VN.

* Ông chờ đợi sự ra đời của Luật biển VN?

- Những người nghiên cứu như tôi sẽ xác định được các vùng đặc thù riêng và giá trị của từng vùng. Từ đó mới đưa ra được các đề xuất để khai thác, bảo vệ, phát triển... có hệ thống và mang tính khoa học. Khi đó chúng ta vừa có thể tăng thu ngân sách từ các hoạt động kinh tế biển vừa có điều kiện để hỗ trợ, bảo vệ ngư dân tốt hơn. Chẳng hạn nhiều nước quy định rõ các vùng biển phải đấu giá khai thác, bán quyền khai thác cá và trên các vùng biển đó Nhà nước bảo vệ những tổ chức, cá nhân, kể cả nhà đầu tư nước ngoài được cấp phép đánh bắt, khai thác hải sản.

LÊ KIÊN - ĐỨC BÌNH thực hiện

Thứ Tư, 01/06/2011, 08:05 (GMT+7)

Tàu khảo sát địa chấn trên biển Đông liên tục bị quấy rối

* Phải ngăn chặn sự xâm lấn biển Đông
* “Góp đá xây Trường Sa” đã nhận được 437 triệu đồng đóng góp của bạn đọc

TT - Chiều 31-5, nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ cho biết trong những ngày qua tại khu vực thềm lục địa phía Nam thuộc chủ quyền Việt Nam có một số tàu quấy rối một tàu khảo sát địa chấn khác của Việt Nam.

Sơ đồ tọa độ tàu Viking 2 đang khảo sát địa chấn trên vùng biển của Việt Nam và bị tàu lạ quấy rối sáng 31-5 - Ảnh: Eidesvik - Đồ họa: Tuổi Trẻ

Khoảng 7g15-8g30 ngày 31-5, tàu Viking 2 đang khảo sát địa chấn ở tọa độ 8024'8'' N - 108052'5'' E thì xuất hiện hai tàu quấy rối. Mặc dù tàu Viking 2 đã gọi hỏi (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) nhưng hai tàu này không trả lời.

PTSC xác nhận

Chiều 31-5, ông Nguyễn Hùng Dũng, tổng giám đốc PTSC, đơn vị thành viên của PVN, xác nhận với Tuổi Trẻ trong những ngày qua tại khu vực thềm lục địa phía Nam thuộc chủ quyền Việt Nam có một số tàu quấy rối một tàu khảo sát địa chấn của Việt Nam.

Cũng theo nguồn tin này, tàu thứ nhất cách tàu Viking 2 gần 8 hải lý, chạy với tốc độ hơn 13 hải lý/giờ và có xu hướng chạy cắt qua phao đuôi tàu Viking 2. Tàu bảo vệ Vạn Hoa 731 đã áp sát, ngăn cản và chụp được tên tàu này là FEI SHENG No. 16.

Tàu thứ hai cũng cách tàu Viking 2 hơn 8 hải lý, chạy với tốc độ hơn 11 hải lý/giờ, cùng hướng với tàu thứ nhất nhưng đi phía sau. Ngay lúc này, tàu bảo vệ Vạn Hoa 740 đã áp sát, ngăn cản. Qua quan sát không thấy tên tàu thứ hai, chỉ thấy số hiệu BI 2549.

Trước đó, khoảng 21g-23g ngày 29-5, một tàu khác đã cố tình quấy rối, chạy vào khu vực tàu Viking 2 đang khảo sát địa chấn. Tàu này đã chạy vào phao đuôi của Viking 2 khi tàu đang thực hiện thu nổ khảo sát địa chấn. Khi sự việc xảy ra, tàu Viking 2 đã điều tàu bảo vệ áp sát tàu quấy rối và yêu cầu chuyển hướng (bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh) nhưng họ không trả lời.

Do đó, tàu Viking 2 tiếp tục điều thêm một tàu bảo vệ khác tới để ép không cho tàu này vào khu vực đang khảo sát. Lúc này, tàu quấy rối tăng tốc dần dần từ 7 hải lý đến 11 hải lý lên phía trước tàu Viking 2, buộc hai tàu bảo vệ và tàu Viking 2 phải bắn pháo hiệu cảnh báo. Khi tàu Viking 2 đã thu nổ xong và quay đầu thì tàu quấy rối cũng quay đầu rời đi.

Đến khoảng 23g ngày 29-5, tàu này chạy ra khỏi khu vực khảo sát và neo lại cách tàu Viking 2 khoảng 6 hải lý về hướng đông nam. Vì tàu quấy rối bật đèn quá sáng nên tàu bảo vệ không thể nhìn được tên, số hiệu tàu.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tàu Viking 2 (treo cờ Na Uy) là tàu khảo sát địa chấn 3D do liên doanh CGG Veritas (Pháp) được Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) thuê. Trước đó ngày 19-4, PTSC và CGG Veritas đã ký hợp đồng thành lập liên doanh khai thác tàu khảo sát địa chấn 2D& 3D để cùng tìm kiếm, thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam.

Tàu Viking 2 đang thực hiện thu nổ, khảo sát địa chấn cho IDEMITSU (Nhật), hãng có ký hợp đồng khai thác dầu khí với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) tại lô 05-1D. Vùng biển tàu Viking 2 đang khảo sát nằm gần mỏ Đại Hùng, cách Vũng Tàu khoảng 270km.

Sự việc trên đã được PTSC báo cáo PVN. Hiện tàu Viking 2 đang làm việc bình thường.

Ông Lê Trí Thành bên bản đồ thể hiện vùng biển chủ quyền của Việt Nam thuộc quyền tài phán của Việt Nam - Ảnh: Đông Hà

Ông LÊ TRÍ THÀNH (giám đốc Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ khảo sát và công trình ngầm - PTSC G&S):

Quyền tài phán đến đâu, thực hiện công việc đến đó

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Trí Thành cho biết PTSC G&S được thành lập ngày 9-9-2010 với nhiệm vụ, chức năng chính là khảo sát địa chấn, khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa vật lý, khảo sát và làm các công trình ngầm... Đây là đơn vị thực hiện công đoạn đầu tiên của quá trình thăm dò, khai thác dầu khí. Trong quá trình hoạt động của mình, PTSC G&S sẽ khảo sát ở những vùng biển chưa có bản đồ địa chất để từ đó hoàn thành hệ thống bản đồ địa chất của thềm lục địa Việt Nam.

Sau khi hoàn thành khảo sát tại vùng biển thềm lục địa miền Trung, tàu Bình Minh 02 sẽ tiếp tục làm việc tại vịnh Bắc bộ và bồn trũng Cửu Long. “Chúng tôi hoàn toàn chủ động và tự tin để thực hiện công việc, bởi chúng tôi làm việc trên vùng biển chủ quyền của đất nước theo công ước quốc tế. Toàn thể cán bộ, công nhân của công ty đều nhận thức và ý thức rõ ràng việc làm đúng đắn của mình. Chủ quyền biển, thềm lục địa của Việt Nam đến đâu, quyền tài phán của Việt Nam đến đâu chúng tôi sẽ thực hiện khảo sát địa chấn đến đó” - ông Thành nhấn mạnh.

ĐÔNG HÀ

Tàu cá Trung Quốc rất ngoan cố

Vừa trở về sau chuyến tuần tra dài ngày trên biển, trung tá Hoàng Ngọc Quỳnh, hải đội trưởng Hải đội 2 (Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng), cho biết từ đầu năm 2011 đến nay rất nhiều tàu cá của ngư dân Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Ông Quỳnh nói:

Nhiều tàu cá Trung Quốc rất ngoan cố xâm phạm vùng lãnh hải Việt Nam khi đi vào vùng biển chỉ cách bờ biển Đà Nẵng 25-30 hải lý. Tại các vùng biển như gần đảo Cồn Cỏ cũng thường xuyên xuất hiện tàu cá Trung Quốc xâm phạm. Các tàu cá này có công suất lớn và thường đi từng đoàn, có khi lên đến 60 chiếc. Tại các vùng có tàu cá Trung Quốc xuất hiện, tàu của ngư dân Việt Nam khó khai thác hoặc khó đi ngang qua. Nếu tàu cá của ta đi vào, họ sẵn sàng lao vào gây hấn.

Để không làm phức tạp thêm tình hình trên biển, khi phát hiện chúng tôi chỉ việc xua đuổi. Tuy nhiên, có nhiều tàu cá ngoan cố buộc chúng tôi phải bắt giữ, nhưng sau đó cũng tiến hành phóng thích ngay trên biển. Từ đầu năm đến nay chúng tôi đã xua đuổi cả trăm lượt tàu cá xâm phạm lãnh hải. Riêng từ ngày 15 đến 26-4 chúng tôi đã xua đuổi hơn mấy chục tàu.

Việc xua đuổi tàu cá Trung Quốc vi phạm hiện gặp không ít khó khăn. Khi thấy chúng ta xuất hiện thì các tàu của họ thông báo cho nhau bỏ chạy. Chúng ta đuổi họ ra khỏi vùng biển nhưng đến đêm tối hay khi mình quay đi là cả chục tàu họ quay lại vùng biển đó. Ngoài ra trong thời gian vừa qua chúng tôi đi tuần còn phát hiện những thủ đoạn mới của tàu cá Trung Quốc nhằm cản trở lực lượng tuần tra.

Khi phát hiện tàu biên phòng truy đuổi phía sau, tàu cá này thả chướng ngại vật xuống biển, tàu tuần tra nếu không thận trọng lách kịp thì bị hỏng chân vịt ngay. Các tàu cá này thường trang bị nhiều vật sắc nhọn tại mũi và đuôi tàu nên khi chúng ta tiếp cận rất dễ xảy ra hư hỏng tàu. Còn khi bắt giữ thì các tàu này “đánh” chết máy nằm lì trên biển cũng gây khó khăn cho lực lượng tuần tra trong việc xử lý.

HỮU KHÁ ghi

Ngư dân lại bị Trung Quốc thu tài sản

Chiều 31-5, ông Lê Túc (44 tuổi, ở thôn Tây, xã An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi), thuyền trưởng tàu cá vừa từ Hoàng Sa về Lý Sơn, cho hay có thêm một tàu cá của Lý Sơn vừa bị Trung Quốc bắt giữ, thu tài sản. Đó là tàu của anh Huỳnh Công Nhiệm (29 tuổi) ở thôn Đông, xã An Hải, trên tàu có hơn 10 ngư dân. Theo lời ông Túc, sự việc xảy ra ngày 15-5, khi tàu cá này đang đánh bắt hải sản trên biển thuộc quần đảo Hoàng Sa. Như vậy trong tháng 5 đã có tổng cộng bốn tàu Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ, thu tài sản. Theo ông Túc, sau khi bị thu hết tài sản, anh Nhiệm đã mượn bạn nghề ngư cụ, trang thiết bị, nhiên liệu... để tiếp tục khai thác hải sản và sắp trở về Lý Sơn.

TRÀ GIANG


Thứ Tư, 01/06/2011, 15:25 (GMT+7)

Thời sự & suy nghĩ

Bảo vệ ngư dân chính là bảo vệ chủ quyền

TT - Đề án xây dựng lực lượng kiểm ngư trình Chính phủ là một việc tích cực của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì rõ ràng trong quản lý trước mắt vẫn đang còn nhiều bất cập về tổ chức, quyền hạn, trách nhiệm đối với ngư dân, đối với sản xuất, nguồn lợi, môi trường và đối với chủ quyền lãnh hải (như những nguyên tắc cơ bản nêu trong Luật thủy sản).

Bảo vệ ngư dân chính là bảo vệ chủ quyền. Trong ảnh, Cá ngừ đại dương về bến cá P.6, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên - Ảnh: Duy Thanh

Chính vì thế, hi vọng sự ra đời của lực lượng kiểm ngư sẽ giúp làm tốt hơn, chí ít cũng giảm bớt những điều bất cập như hiện nay.

Tuy nhiên, theo tôi, chức năng thế nào, hiệu quả hoạt động của tổ chức mới này ra sao là điều rất quan trọng. Nói đến kiểm ngư là mong muốn một lực lượng có quyền lực, có quyền hạn cao hơn, có sự thống nhất tốt hơn về mặt tổ chức. Ở Việt Nam, từ đầu thế kỷ 20 đã có một văn bản tương tự nghị định của toàn quyền Đông Dương về ngư nghiệp, trong đó quy định phạt rất nghiêm ngặt nhưng lại không có cơ quan nào thực hiện việc này cả nên cũng không có hiệu lực gì. Sau này, khi đã hình thành hệ thống kinh tế kỹ thuật thủy sản thì mới tính toán đầy đủ để thể chế, bộ máy và người quản lý được thống nhất.

Khi xây dựng Luật thủy sản, ban soạn thảo cũng cân nhắc giữa hai từ “thanh tra thủy sản” và “kiểm ngư”. Sau nhiều cuộc hội thảo, những cuộc họp của ban soạn thảo và cơ quan thẩm định của Quốc hội, dự án luật được trình Quốc hội dùng thuật ngữ “thanh tra thủy sản”.

Tại nghị định về tổ chức và hoạt động của thanh tra thủy sản có nêu rõ đối tượng của thanh tra thủy sản là tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản; tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia các hoạt động thủy sản tại Việt Nam. Như vậy cũng có thể dẫn tới một thực tế là chúng ta mới thực hiện việc thanh tra các hành động bất hợp pháp của những đối tượng hợp pháp chứ chưa làm được việc thanh tra các đối tượng hoạt động nghề cá bất hợp pháp.

Nghị định cũng nêu rõ các cơ quan công an, biên phòng, cảnh sát biển, thanh tra chuyên ngành khác, UBND các cấp và các cơ quan, tổ chức liên quan phải có trách nhiệm phối hợp với thanh tra thủy sản, nhưng chưa có văn bản pháp quy chính thức nào quy định về sự phối hợp này mà chỉ là những thỏa ước, ký kết trách nhiệm giữa các lực lượng hoặc quy chế làm việc của một chương trình nhiều ngành tham gia. Cái đó tôi nghĩ là khiếm khuyết. Chính vì vậy, bây giờ làm tốt nhiệm vụ thanh tra thủy sản là điều hết sức quan trọng và nên cân nhắc để có một đề án về kiểm ngư trong tổng thể sự phối hợp chung, mạnh và không chồng chéo.

Đương nhiên cơ quan chức năng phải bảo vệ các quyền lợi của ngư dân. Nhưng lưu ý rằng một cơ quan với chức năng riêng của mình không thể thực hiện được nên phải có sự phối hợp với nhau. Bây giờ giá dầu lên, ngư trường ngày càng khó, nhiều yếu tố không an toàn rình rập ngư dân trên biển.

Vấn đề quan trọng là thanh tra phải đi đôi với tổ chức sản xuất cho dân. Nó phải giúp định hình để sản xuất trên biển có được các tổ chức kinh tế ổn định, hợp tác xã là tổ chức ổn định như vậy, còn các kiểu hợp tác chỉ là quá độ để vượt khó. Như thế không những chúng ta tổ chức sản xuất tốt cho dân mà quan trọng hơn là tổ chức cho người dân, tham gia vào đầy đủ các hoạt động trên biển. Quan điểm ngư dân là chủ thể phải được quán triệt trong quản lý nhà nước đối với nghề cá và hoạt động dân sự của ngư dân cũng là để bảo vệ chủ quyền trên biển.

TẠ QUANG NGỌC
(nguyên bộ trưởng Bộ Thủy sản)

KHIẾT HƯNG ghi


Thứ Tư, 01/06/2011, 14:09 (GMT+7)

Hội thảo quốc tế về biển Đông ra tuyên bố Jakarta

Hội thảo quốc tế "Triển vọng hợp tác, những vấn đề hội tụ và động lực ở Biển Đông" tại Jakarta (Indonesia) kết thúc chiều 31-5 đã ra tuyên bố Jakarta.

Đảo đá lớn thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam - Ảnh: TTXVN

Tuyên bố Jakarta nhấn mạnh các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông là cần thiết cho toàn bộ khu vực, vì lợi ích chung của các nước ven biển và các nước liên quan.

Các đại biểu nhất trí biển Đông là vấn đề đa phương, từ việc duy trì hòa bình, ổn định cho đến đảm bảo tự do đi lại trên biển và triển khai tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) đã được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc ký tháng 10-2002.

Tuyên bố khẳng định việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh hải với "Đường 9 điểm" trên bản đồ (đường lưỡi bò) chiếm tới 80% diện tích biển Đông là không phù hợp và đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích.

Tuyên bố cho rằng các bên liên quan cần duy trì cam kết giải quyết tranh chấp lãnh thổ và pháp lý ở biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc, luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, tăng cường các nỗ lực xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an toàn biển, nghiên cứu khoa học, chống tội phạm và hướng tới ký kết Bộ Quy tắc về ứng xử ở biển Đông (COC).

Tuyên bố cho rằng việc hướng tới ký COC là nỗ lực chung của cả ASEAN và Trung Quốc, thể hiện bước tiến tích cực hướng tới hòa bình và ổn định trong khu vực. Không chỉ các nước trong khu vực mà cả các cường quốc bên ngoài khu vực như Mỹ, Australia, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có vai trò hữu ích trong việc duy trì tình trạng hiện nay, cần tiếp tục ủng hộ DOC.

ASEAN và Trung Quốc cần tiếp tục triển khai các bước tích cực trong vấn đề DOC, đẩy nhanh nỗ lực hướng tới COC và Ban Thư ký ASEAN có thể có quyền hạn lớn hơn trong thực thi quá trình hòa bình để giải quyết các xung đột, ASEAN cần trung thành với nguyên tắc thống nhất, đoàn kết và nhất trí trong việc phối hợp và phát triển vị thế chung của khối trong đối thoại với các đối tác liên quan đến các vấn đề biển Đông và bắt đầu thảo luận về COC.

Cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các nước đối tác (ADMM +) cần được xem là diễn đàn quan trọng thúc đẩy cam kết mang tính xây dựng giữa ASEAN và các đối tác trong các vấn đề chiến lược, quốc phòng và an ninh tác động đến khu vực.

Tại hội thảo, các học giả, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đến từ Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Philippines, Việt Nam, Australia,... đã trình bày 13 tham luận nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến biển Đông được dư luận các nước trong khu vực và quốc tế quan tâm. Các diễn giả cũng trao đổi ý kiến, giải thích rõ hơn và trả lời các câu hỏi của các đại biểu.

Bế mạc hội thảo, ông A.B Mahapatra, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á của Ấn Độ, khẳng định việc giải quyết các tranh chấp, xây dựng lòng tin trong bối cảnh có những sự phụ thuộc toàn cầu và xung đột phức tạp hiện nay là đòi hỏi cấp thiết; theo tinh thần đó, việc xây dựng năng lực và lòng tin ở biển Đông, cũng như thể chế hóa đối thoại về những vấn đề có khả năng gây bất đồng là sự hỗ trợ bổ sung cần thiết cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ông Mahapatra cũng nhấn mạnh hai vấn đề quan tâm hàng đầu tại biển Đông là xu hướng hiện đại hóa lực lượng vũ trang thông thường có thể làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này. Ông cho rằng cần xây dựng một cơ chế chung cho việc khai thác các nguồn tài nguyên ở biển Đông và việc sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề là rất nguy hiểm.

Hội thảo do Trung tâm Habibie của Indonesia và Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á (CASS) của Ấn Độ phối hợp tổ chức với sự tham dự của hơn 150 đại biểu.

TTXVN


Thứ Tư, 01/06/2011, 15:51 (GMT+7)

Mỹ phản đối sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 31-5 khẳng định Mỹ phản đối việc sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ bên nào ở Biển Đông và ủng hộ Tuyên bố của ASEAN và Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông.

Trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN tại Mỹ về việc ngày 26-5-2011, tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam khi tàu Bình Minh đang khảo sát địa chấn trong thềm lục địa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh Mỹ ủng hộ tiến trình ngoại giao mang tính cộng tác của tất cả các bên nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ mà không có sự áp đặt. Washington kêu gọi tất cả các bên nêu yêu cầu chủ quyền và các yêu cầu chủ quyền đó, kể cả trên đất liền và trên biển, phải phù hợp với luật pháp quốc tế. Mỹ phản đối việc sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ bên nào.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định Mỹ ủng hộ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông và khuyến khích các bên đạt được bộ quy tắc ứng xử đầy đủ.

Người phát ngôn cũng nêu rõ Mỹ chia sẻ với cộng đồng quốc tế một số lợi ích tại Biển Đông, bao gồm ổn định khu vực, tự do hàng hải, tôn trọng luật pháp quốc tế và thương mại không bị cản trở trong điều kiện hợp pháp. Lập trường của Mỹ là không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực này.

Quân đội Mỹ khẳng định sự hiện diện tại Thái Bình Dương

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates ngày 31-5 cho biết Quân đội Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện tại Thái Bình Dương, bất chấp khả năng ngân sách của Lầu Năm Góc bị cắt giảm.

Phát biểu trong chuyến thăm Hawai, ông Gates cho biết ông dự kiến tuyên bố tại hội nghị an ninh ở Singapore (còn gọi là diễn đàn Đối thoại Shangrila) sẽ diễn ra trong tuần này rằng các áp lực ngân sách sẽ không làm thay đổi vai trò của Washington tại Châu Á. Trả lời báo giới gần Đài tưởng niệm Trân Châu Cảng, Bộ trưởng Gates nhấn mạnh: "Thông điệp quan trọng là dù chúng ta phải xem xét khả năng cắt giảm ngân sách, cam kết của Mỹ đối với sự hiện diện của chúng ta tại Châu Á sẽ không giảm bớt... Chúng ta đã và sẽ là một quốc gia Thái Bình Dương và sẽ tiếp tục xây dựng quan hệ với bạn bè, đối tác và đồng minh tại Châu Á".

Các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết tại Hội nghị thượng đỉnh quốc phòng ở Singapore trong tuần này, ông Gates sẽ tìm cách trấn an các đồng minh Châu Á vốn đang lo ngại Washington sẽ rút bớt sự hiện diện tại khu vực này trong bối cảnh Quân đội Trung Quốc ngày càng gia tăng thái độ quả quyết của mình.

TTXVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét