Cập nhật lúc 16h51' ngày 03/06/2011
Tổ chức Y tế thế giới hôm qua tuyên bố, vi khuẩn E.coli đang gây ổ dịch tiêu chảy nghiêm trọng ở nhiều nước châu Âu là một chủng hoàn toàn mới, có độc lực mạnh và nguy hiểm hơn rất nhiều so với những chủng cũ. >> Nhận biết dưa chuột nhiễm khuẩn Tại châu Âu, chủng vi khuẩn này đã khiến 17 người tử vong và ít nhất 1.500 người khác mắc bệnh, trong đó một phần ba bị suy thận.
Theo Medical news, phân tích gene ban đầu cho thấy chủng này có thể là một dạng đột biến của hai chủng nguy hiểm khác của khuẩn E.coli, tạo thành một chủng mới "siêu độc". Hilde Kruse, một chuyên gia về an toàn thực phẩm của WHO cho biết: "Đây là chủng hoàn toàn mới, chưa từng được phát hiện trước đây. Nó mang một vài đặc điểm khiến nó có độc lực mạnh và nguy hiểm hơn những chủng khác của khuẩn này mà chúng ta vẫn có trong ruột". Theo Viện nghiên cứu Gene Bắc kinh (Trung Quốc), nó còn chứa một số gene kháng với thuốc kháng sinh. Các chuyên gia nhận định việc vi khuẩn trao đổi gene là một điều không bình thường và thật khó để có thể giải thích chủng mới này đến từ đâu. Tiến sĩ Paul Wigley, giảng viên về nhiễm trùng sinh học tại Đại học Liverpool (Anh) cho rằng, phần lớn các chủng vi khuẩn E.coli không gây bệnh nặng như chủng mới này. Nó tạo ra các độc tố làm hỏng đường ruột, gây tiêu chảy có máu và cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phân khác của cơ thể, trong đó có thận. "Biến chứng nghiêm trọng nhất là hội chứng tán huyết urê, dẫn đến suy thận, kết quả là cần phải chạy thận nhân tạo hoặc trong một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong", tiến sĩ Wigley nói. Đến nay, Đức đã ghi nhận 470 ca bị biến chứng nghiêm trọng này, trong đó 16 người đã tử vong. Thụy Điển cũng báo cáo có 15 ca và một người chết. Một số nước khác cũng ghi nhận các ca mắc tiêu chảy do chủng E.coli mới này là Đan Mạch, Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha. Suy đoán về nguồn gốc của chủng mới, Wigley cho rằng động vật và đặc biệt là gia súc có thể mang những chủng vi khuẩn E.coli nguy hiểm hơn trong ruột mà không có biểu hiện bị ốm và chúng phát tán ra ngoài qua phân. Theo ông nguồn gốc của chủng này có thể là phân gia súc được sử dụng như phân bón trong một số trang trại để trồng rau hữu cơ trong đó có dưa chuột. |
Theo Vnexpress |
Ít nhất 10 người Đức tử vong sau khi ăn phải dưa chuột nhiễm khuẩn E.coli nhập từ Tây Ban Nha. Theo các chuyên gia, không chỉ có dưa chuột ở nước ngoài nhiễm khuẩn mà dưa chuột trồng tại Việt Nam cũng có khả năng nhiễm khuẩn cao. Dịch bệnh từ rau sống và dưa chuộtTheo báo cáo của các cơ quan y tế Đức, tính đến hết ngày 28/5 có 270 trường hợp phải nhập viện vì nhiễm vi khuẩn Enterohaemorrhagic E.coli (EHEC), gây hội chứng tăng urê huyết - huyết khó đông (HUS) và 10 người trong số đó đã tử vong. EHEC là một dòng của vi khuẩn E.coli khá phổ biến, gây hội chứng HUS có thể dẫn đến suy thận cấp, co giật, đột quỵ và hôn mê. Một báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết, vi khuẩn EHEC xuất hiện lần này tại Đức rất đáng ngại vì có dấu hiệu kháng lại nhiều loại thuốc kháng sinh. Chính phủ các nước Anh, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch cũng thông báo đã phát hiện ra một vài trường hợp mắc hội chứng do vi khuẩn E.coli gây ra sau khi những người này du lịch từ miền bắc nước Đức trở về. Theo Cơ quan bảo vệ sức khoẻ Anh (HPA) cảnh báo, dịch bệnh có thể sẽ lây lan thứ cấp từ người qua người nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ. Cơ quan này cho rằng, nguồn lây nhiễm có khả năng là rau sống và khuyến cáo khách du lịch khi đến Đức tránh ăn cà chua sống, xà lách và dưa chuột.
Theo GS.TS Phùng Đắc Cam, trưởng phòng Nghiên cứu Vi khuẩn đường ruột, Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ, không chỉ có dưa chuột ở nước ngoài nhiễm khuẩn mà dưa chuột trồng tại Việt Nam cũng nhiễm khuẩn khá nhiều. Nguồn lây nhiễm hiện nay chủ yếu từ đường nước tưới, rửa hay làm tươi dưa. Cụ thể, nguồn nước tưới dưa chuột hiện nay vẫn chủ yếu được người dân lấy là nước thải, lắng đọng từ ao hồ gần đó. Tất nhiên, nước ở khu vực này sẽ nhiễm khuẩn E.coli cao nên khi tưới lên dưa sẽ làm nhiễm khuẩn. Ngoài ra, cũng có những người dân sử dụng nước máy để tưới, tuy nhiên điều này cũng chưa đảm bảo không nhiễm khuẩn. Bởi nước máy trong nguồn sẽ an toàn nhưng khi được đựng vào xô, chai lọ để tưới, rưới - là những vật dụng nhiễm khuẩn E.coli sẵn, từ đó làm lây truyền nguồn bệnh. Thêm các ký sinh trùngCũng theo GS.TS Phùng Đắc Cam, không chỉ có nguy cơ nhiễm khuẩn E.coli mà dưa chuột và các loại rau quả tương tự như cà chua, các loại rau sống... còn có nguy cơ nhiễm các loài khác như trứng và ấu trùng các loại giun ống, giun Giardia làm bia, giun đũa chó, ký sinh trùng amip dạng bào nang... Mỗi loài đều sản sinh ra các bệnh khác nhau cho người ăn, trong đó chủ yếu gây bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, làm suy dinh dưỡng... Đặc biệt, nếu khuẩn E.coli chỉ tồn tại được ngoài không khí khoảng 15 phút thì các loại ký sinh trùng này tồn tại lâu hơn, khoảng vài ngày mới chết, đặc biệt trong thời gian này chúng còn sinh sôi nảy nở lên. Vì dưa chuột thường được dùng để ăn sống nên để loại bỏ các nguy cơ nhiễm khuẩn, tốt nhất trước khi ăn cần rửa sạch bằng nước muối pha loãng, sau đó gọt vỏ. Khi gọt vỏ dưa cũng cần rửa tay sạch, dao sạch nhằm mục đích tránh lây nhiễm. Ngoài ra, yếu tố nhiễm khuẩn E.coli khi ăn dưa chuột sống cũng mang tính du lịch, tức là những người nước ngoài đến Việt Nam ăn dễ bị nhiễm hơn chính người dân bản địa vì họ chưa có kháng thể để quen với loại ký sinh trùng. Trong khi, người dân bản địa tiếp xúc nhiều nên có sức đề kháng cao hơn nên cũng ít bị ảnh hưởng hơn.
| |
| |
Theo Bee.net |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét