Nga cử phái đoàn hòa giải sang Libya

Tuổi Trẻ Online:
Thứ Sáu, 03/06/2011, 11:30 (GMT+7)
Nga cử phái đoàn hòa giải sang Libya
TTO - Nga muốn làm trung gian hòa giải cho cuộc nội chiến ở Libya và tìm kiếm một lối thoát cho nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, Hãng tin Bloomberg dẫn lời Mikhail Margelov, trưởng phái đoàn của Nga hiện đang có mặt ở Benghazi, căn cứ của lực lượng nổi dậy tại miền đông Libya.
Ông Mikhai Margelov (trái) - Ảnh: Reuters
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vẫn duy trì các liên lạc với Tripoli. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev từng nói ngày 27-5 rằng Matxcơva đang cố gắng sử dụng những mối liên lạc của mình với chế độ Gaddafi để thuyết phục nhà lãnh đạo này từ chức.
“Chuyến đi của tôi là một nỗ lực giúp những người lãnh đạo Libya tìm ra một sự đồng thuận dân tộc - ông Margelov nói và khẳng định - Nga có cơ hội có một không hai trở thành cầu nối giữa những thành phần khác nhau trong giới lãnh đạo chính trị ở Libya, những người coi tương lai của quốc gia này là một nhà nước thống nhất”. Bất cứ giải pháp nào cũng “phải được tất cả người dân Libya chấp nhận”, ông Lavrov nói trong một cuộc phỏng vấn ngày 2-6.
Bản thân Nga không liên quan đến việc thương lượng “bất cứ thỏa thuận nào về miễn trừ hay bảo đảm” cho ông Gaddafi, Lavrov nói.
Còn theo ông Margelov, cũng là người đứng đầu Ủy ban đối ngoại Thượng viện Nga, tương lai của nhà lãnh đạo này là “chủ đề nhạy cảm nhất”. “Câu hỏi về những sự bảo đảm và quyền miễn trừ, ngay cả khi được thảo luận ở cấp cao nhất, không phải là thông tin có thể công khai”, ông Margelov nói.
H.MINH

Diễn biến mới nhất chiến sự ở Libya


03/06/2011 11:00

(VTC News) - Đợt không kích đêm hôm qua rạng sáng ngày hôm nay của NATO nhắm vào thủ đô của Libya và các vùng ở miền Tây, trong khi lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi đã nã pháo vào các vị trí phiến quân ở những tuyến đường phía đông.

Một quan chức chính phủ Lybia cho biết cuộc tấn công của NATO vào Al-Aziziya, thành phố cách Tripoli 55 km về phía tây, đã nhắm trúng vào một trụ sở cảnh sát và cướp đi sinh mạng của 2 nhân viên an ninh. Theo một nguồn tin không chính thức thì thị trấn Hirra và khu vực Twaisha cũng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng.
Theo CNN thì những nhân viên của họ đã nghe thấy có ít nhất 10 vụ nổ từ trước nửa đêm.


Diễn biến mới nhất chiến sự ở Libya
Không quân NATO tiếp tục tấn công vào thủ đô Lybia

Không lực NATO đánh mạnh vào Tripoli từ sau nửa đêm và đã có không dưới 4 tiếng nổ lớn ở trong thành phố. Theo các quan chức chính phủ Libya, hướng tấn công chính của NATO là chỗ đóng quân của một bộ lạc gần với doanh trại của Gadhafi ở Bab al-Aziziya. NATO trước đó đã gọi đến vị trí lưu trữ phương tiện cho các lực lượng của Gadhafi.

Các cuộc pháo kích gần Misrata, tuyến đầu của cuộc đụng độ giữa lực lượng ủng hộ chính phủ và phiến quân tìm cách lật đổ Gadhafi, theo những nhân chứng và nguồn tin y tế tại một bệnh viện tạm thời ở Dafniya đã làm 1 người chết và 3 người bị thương.

Trước đó, một quan chức chính phủ Lybia cho biết cuộc không kích của NATO vào rạng sáng đã diễn ra ở Tajura, một khu vực lân cận Tripoli, và ở Sawani, phía nam Tripoli. Ngoài ra, nhiều tiếng nổ lớn đã được nghe thấy vào hôm thứ năm ở Benghazi, thành phố phía đông nơi phe đối lập đóng trụ sở chính.

Các cuộc không kích mới nhất của NATO diễn ra chỉ một ngày sau khi liên minh công bố quyết định gia hạn sứ mệnh của mình tại Libya lên thành 90 ngày. Đây được coi là sự tiếp tục của chiến dịch trước đó bắt đầu từ tháng Ba.

Nghị quyết của Hội đồng Bảo an ban hành vào tháng ba đã chấp thuận cho các quốc gia thành viên có quyền "dùng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ thường dân khỏi đe dọa tấn công trong nước, bao gồm cả Benghazi, ngọai trừ lực lượng chiếm đóng nước ngoài dưới mọi hình thức trên bất kỳ khu vực nào thuộc lãnh thổ Libya."


Diễn biến mới nhất chiến sự ở Libya
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phản đối Nghị quyết không ràng buộc

Tại Washington, Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu vào thứ sáu để phê chuẩn một nghị quyết không ràng buộc rằng cần có nhiều thông tin hơn về các nhiệm vụ của Hoa Kỳ ở Lybia từ Tổng thống Barack Obama, cũng như các biện pháp riêng để Hoa Kỳ có thể rút NATO khỏi những hoạt động ở Libya.

Nghị quyết không ràng buộc được đề xuất nhằm tránh khả năng các biện pháp thu hồi có thể vượt qua và gây nên tình trạng khó xử cho chính phủ Hoa Kỳ và NATO.

Mặc dù vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates lại lên tiếng phản đối các biện pháp thu hồi. Phát ngôn viên của Lầu Năm Góc cho biết: “Bộ trưởng Gates tin rằng đối với Hoa Kỳ, một khi đã cam kết cho hoạt động của NATO thì việc đơn phương từ bỏ ý định đó sẽ để lại nguy hiểm rất lớn, hậu quả dài hạn”

Chính phủ Libya đã cáo buộc NATO giết chết hàng trăm thường dân và làm bị thương hàng ngàn người khác trong hai tháng của vụ đánh bom để hỗ trợ một nghị quyết Liên hợp quốc - kêu gọi bảo vệ người dân Libya khỏi các lực lượng của Gadhafi.

Nhiều người Libya đang chạy trốn khỏi đất nước bị chiến tranh tàn phá và có đến 270 người tị nạn bị mất tích trên biển sau khi thuyền của họ gặp phải thời tiết xấu, theo nguồn tin từ Tunisia. Cũng theo nhóm bảo vệ bờ biển nước này thì họ đã giải cứu thành công một con thuyền đánh cá bị mất liên lạc từ tối thứ tư gần quần đảo Kerkennah. Con tàu này được cho là đã chở khoảng 800 người tị nạn từ Libya tới đảo Lampedusa, Italia.

Lampedusa, đảo gần nhất của Italia với châu Phi, bỗng chốc trở thành điểm đến lý tưởng cho hàng chục ngàn người tị nạn đang tìm cách vượt biên trái phép vào châu Âu. Còn nhớ hồi tháng hai, đã có tới hơn 30,000 dân di cư và người tị nạn từ Tunisia và Libya đã liều mình dấn thân vào một cuộc hành trình nguy hiểm để tới hòn đảo này.

Ở một diễn biến khác, cô sinh viên Eman al-Obeidy, người đã cáo buộc bị hãm hiếp bởi binh sĩ Lybia đã bị buộc phải trục xuất khỏi Qatar và gửi trả lại Benghazi, thành phố lớn thứ hai ở Lybia.

Dù trước đó cô sinh viên cao học ngành luật này đang chờ ngày được bắt đầu một cuộc sống mới và Văn phòng Liên Hợp Quốc của Cao ủy về người tị nạn đã chuẩn bị giấy tờ cho cô nhưng chính quyền Qatar đã bắt cô cùng gia đình tại một khách sạn ở thủ đô Doha, sau đó cho họ lên một máy bay quân sự từ sớm thứ năm.

Vài giờ trước khi bị trục xuất, al-Obeidy nói với CNN rằng lực lượng bảo vệ vũ trang đã được bố trí bên ngoài phòng của cô, ngăn chặn sự trợ giúp của đại diện các cơ quan tị nạn Liên Hiệp. Và theo tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch thì việc trục xuất như vậy là bất hợp pháp theo luật quốc tế. 


Quân Hào


vtc.vn:

Đạt lợi ích riêng, Nga theo phương Tây bỏ rơi Libya


02/06/2011 20:48

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev mới đây đã khiến nhiều người bất ngờ khi cùng với các cường quốc phương Tây lên tiếng kêu gọi Nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi từ chức. Động thái diễn ra tại hội nghị thượng đỉnh G8 ở Pháp này đánh dấu một bước ngoặt trong lập trường của Nga về vấn đề Libya.
 
Các chuyên gia và nhà phân tích tin rằng sự thay đổi đột ngột của Nga là nhằm để bảo vệ lợi ích riêng của nước này ở đất nước Bắc Phi. Hơn nữa, Moscow cũng muốn có quyền lợi trong tương lai của Libya. Tuy nhiên, nhiều người hoài nghi khả năng Nga có thể giúp tạo ra sự khác biệt ở Libya.
 
Tại sao Nga lại thay đổi?
 
Kể từ khi cuộc nổi dậy đẫm máu ở Libya nổ ra hồi giữa tháng 2, giới lãnh đạo Nga đã phải bận rộn tính toán xem liệu ông Gaddafi có từ chức hay không và liệu các lợi ích của Nga ở Libya có thể được công nhận nếu phe đối lập lên cầm quyền. Và cuộc chiến bế tắc, giằng co giữa quân của ông Gaddafi với phe nổi dậy đã khiến Moscow khó đưa ra quyết định cuối cùng.
 
Đạt lợi ích riêng, Nga theo phương Tây bỏ rơi Libya
Tổng thống Nga Medvedev 

Cảm thấy còn quá sớm để lựa chọn phe nào trong hai phe ở Libya, Nga đã áp dụng một lập trường linh hoạt, lên án cả chiến dịch can thiệp quân sự của NATO lẫn những hành động thù địch chống lại dân thường của quân Tổng thống Gaddafi.

 
"Lập trường của Nga về vấn đề Libya dựa trên lập trường chung của nhóm BRICS là không can thiệp vào các cuộc xung đột và giữ thế cân bằng với cả 3 bên trong cuộc chiến ở Libya gồm quân chính phủ, lực lượng đối lập và các cường quốc phương Tây," ông Fedor Lukyanov, tổng biên tập tạp chí Nước Nga trên Chính trường Toàn cầu, đã nhận định như vậy.
 
Tuy  nhiên, khi thời gian trôi đi, việc phương Tây liên tục kêu gọi lật đổ ông Gaddafi kèm theo hành động tăng cường các cuộc không kích vào thủ đô Tripoli có thể đã khiến Nga thay đổi quyết định.
 
NATO tuyên bố họ sẽ không chấm dứt hành động can thiệp vào Libya cho đến khi Gaddafi chịu ra đi.
 
Nga xem Libya là một đối tác quan trọng trong khu vực. Nước này đã rót hàng tỉ USD vào các lĩnh vực như khai thác dầu mỏ, xây dựng đường sắt và vũ khí ở Libya. Rõ ràng, một đất nước Libya hỗn loạn đang gây ảnh hưởng lớn đến các khoản đầu tư khổng lồ của Nga vào đây, đặc biệt là các khoản đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.
 
Công ty dầu khí Tatneft của Nga đã đầu tư mạnh vào Libya trong suốt 6 năm qua trong khi Gazeprom, tập đoàn khí đốt khổng lồ của Nga, vừa mới tháng 2 vừa rồi đã chi khoảng 163 tỉ USD để mua cổ phần trong dự án sản xuất dầu và khí đốt Elephant của Libya. Hai công ty này đã buộc phải ngừng các hoạt động của mình ở đây và sơ tán các công nhân của mình về nước sau khi cuộc xung đột lan rộng ra khắp đất nước Bắc Phi.
 
Khi NATO thể hiện quyết tâm lật đổ ông Gaddafi bằng được và các cuộc không kích của liên mình này giành thêm được một số bước tiến thì Nga bắt đầu xem xét lại vai trò của mình bởi vì nước này thấy họ không thể đứng ngoài bức tranh ở Libya.
 
Ông Meisant al-Janabi, một giáo sư Nga, cho biết, điện Kremlin đang nỗ lực tìm cách ngăn chặn không để xảy ra tình trạng tương lai của Libya chỉ do một mình phương Tây quyết định. Để tránh nguy cơ này, Tổng thống Medvedev đã buộc phải nhảy vào.
 
Hơn nữa, tại hội nghị G8, các nước phương Tây cũng đưa ra một số cam kết và đề nghị để lôi kéo Nga đứng về phía họ. Các nước phương Tây đã hứa sẽ tạo điều kiện cho Nga tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới trong năm nay. Pháp cũng đã ký một thoả thuận bán 4 chiếc tàu sân bay trực thăng lớp Mistral cho Nga.
 
Có thể nói, việc Nga thay đổi lập trường chẳng có gì là lạ. Điều này rất bình thường và xảy ra thường xuyên trên chính trường quốc tế. Đúng như giáo sư Al-Janabi nhận xét: “Không có gì bí mật khi nền chính trị của tất cả các cường quốc trên thế giới đều dựa vào lợi ích riêng của họ. Vì vậy, việc ông Medvedev làm chẳng có gì khác thường. Ông ấy chỉ đang thể hiện là Nga đã tính toán những lợi ích và mất mát có thể xảy ra trong cuộc khủng hoảng ở Libya để cân nhắc hành động”.
 
Liệu Nga có tạo nên sự khác biệt ở Libya?
 

Ngoài việc lên tiếng kêu gọi ông Gaddafi từ chức, Tổng thống Medvedev còn tỏ ra rất hăng hái trong việc đóng vai trò làm trung gian trong cuộc khủng hoảng ở Libya. Trước đó, Moscow luôn từ chối đóng vai trò này.
 
Tuy nhiên, các nhà phân tích tin rằng, Nga có ảnh hưởng hạn chế đối với Libya mặc dù Moscow có liên hệ với cả chính phủ và phe nổi dậy ở đất nước Bắc Phi.
 
Thứ trưởng Ngoại giao Libya Khaled Kaim mới đây đã phát biểu tại cuộc họp báo rằng, chính phủ Libya không quan tâm đến những sự kiện xảy ra tại hội nghị thượng đỉnh G8. Ông Kaim cho biết, Libya chỉ ủng hộ đề xuất do Liên minh Châu Phi (AU) đưa ra. Theo ông này, “bất kỳ quyết định nào về tương lai của Libya đều phải do nhân dân Libya đưa ra chứ không  phải ai khác".
 
Ông Yevgeny Satanovsky, người đứng đầu Viện Trung Đông ở thủ đô Moscow, bày tỏ hoài nghi về việc ông Gaddafi sẽ đồng ý từ chức.Ông này tin rằng, Tổng thống Gaddafi sẽ “chiến đấu đến cùng".
 
Không chỉ chính phủ Libya phớt lờ vai trò của Nga mà phe nổi dậy cũng tỏ ra hoài nghi về tính hiệu quả của Nga trong vai trò là người trung gian.
 
Đề cập đến việc Nga muốn làm trung gian trong cuộc khủng hoảng ở Libya, phát ngôn viên phe nổi dậy, Phó Chủ tịch Hồi đồng Chuyển tiếp Quốc gia – ông Abdel-Hafidh Ghoga cho rằng, đáng ra đề xuất này phải đến sớm hơn. “Nó đã đến quá muộn và đó không phải là một thoả thuận lớn".

Theo VnMedia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét