Thứ Năm, 2.6.2011 | 16:40 (GMT + 7)
Các nhà điều tra của Liên Hợp Quốc vừa lên tiếng cáo buộc lực lượng chính phủ ở Libya về tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại. Phe đối lập cũng bị lên án.
Trong báo cáo về nhân quyền của Liên Hợp Quốc, phe nổi dậy cũng bị lên án. |
Những chuyên gia về nhân quyền cho hay họ tìm thấy bằng chứng của các tội ác trên, gồm cả tội giết người và tra tấn, trong đó có bóng dáng của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi đứng đằng sau.
Phái đoàn này của Liên Hợp Quốc cũng cho biết lực lượng đối lập bị kết tội lạm dụng để gây tội ác chiến tranh dù hành vi phạm tội ít hơn.
Báo cáo của ba nhà điều tra về nhân quyền Liên Hợp Quốc vừa được công bố ngày hôm qua (1.6) tại Geneva (Thụy Sĩ).
Ba chuyên gia này đã tới Libya để tiến hành điều tra, gặp gỡ cả hai phe trong cuộc xung đột cũng như các nhóm nhân quyền, chuyên gia y tế và gia đình của những người hiện đang bị giam giữ. Tổng cộng, họ phỏng vấn 350 người thuộc hai phe chính phủ và quân nổi dậy, người tại các trại tị nạn nằm ngoài khu vực do hai phe kiểm soát.
Báo cáo cũng nêu ra nhiều quan ngại trước những cáo buộc của phe nổi dậy về hành vi tra tấn, cư xử tàn tệ, đặc biệt đối với lao động nhập cư của phe chính phủ. Vấn đề này sẽ được thảo luận tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vào ngày 6.6 tới, ở Geneva.
Trước đó, NATO quyết định gia hạn cuộc chiến tại Libya thêm 90 ngày để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thường dân ở quốc gia Bắc Phi này.
Nam Anh (Theo BBC)
NATO kéo dài cuộc chiến Libya thêm 3 tháng
TTO - Ngày 1-6, đại sứ các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã quyết định gia hạn cuộc chiến tại Libya thêm ba tháng.
>> Chính phủ Libya: NATO giết chết 718 thường dân
>> NATO phá hoại trung gian hòa giải của Liên minh châu Phi
“Quyết định này gửi đi một thông điệp rõ ràng cho chế độ Gaddafi: chúng tôi quyết tâm tiếp tục chiến dịch bảo vệ người dân Libya”, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói.
NATO quyết định gia hạn cuộc chiến tại Libya thêm 90 ngày |
Quyết định này được đưa ra trong một cuộc gặp của đại sứ 28 nước NATO và đại sứ từ năm nước không phải thành viên NATO có tham gia chiến dịch, Jordan, Qatar, Thụy Điển, UAE và Morocco, theo lời bà Carmen Romero, phó phát ngôn viên NATO. Tổ chức này nhận quyền chỉ huy chiến dịch Libya từ ngày 31-5 từ tay Mỹ.
Tính đến nay, cuộc đụng độ vũ trang đã gây ra rất nhiều thương vong cho thường dân, con số mà Chính phủ Libya đưa ra là hơn 700 người thiệt mạng chỉ riêng các vụ không kích của NATO.
LHQ: Cả chính phủ Gaddafi và phe đối lập đều phạm tội ác chiến tranh
Theo AFP, Ủy ban điều tra đặc biệt về Libya thuộc Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho rằng cả lực lượng chính phủ và quân nổi dậy đều đã tấn công thường dân trong cuộc xung đột vũ trang.
Theo đó, ủy ban này có những chứng cứ cho thấy cả chính phủ lẫn quân nổi dậy đã phạm các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người. Ủy ban do chuyên gia về tội ác chiến tranh của Liên Hiệp Quốc Cherif Bassiouni, người Ai Cập, đứng đầu và còn có mặt luật sư người Jorrdan Asma Khader và cựu thẩm phán Tòa án hình sự quốc tế người Canada Philippe Kirsch.
Hội đồng Nhân quyền LHQ, gồm 47 thành viên, đã mở cuộc điều tra về những tội ác được cho là chống lại loài người hồi tháng 2, sau khi chế độ của ông Gaddafi triển khai binh sĩ và không quân để bắn dân thường.
Trong cuộc điều tra, các thành viên ủy ban đã gặp khoảng 350 người dân Libya và tổng hợp bản báo cáo 5.000 trang, hơn 580 đoạn video và 2.200 bức ảnh.
Trong diễn biến khác, một vụ nổ lớn ngày 1-6 đã làm rung chuyển khách sạn sang trọng Tibesti ở Benghazi, thành trì của quân nổi dậy ở miền Đông Libya. Hai chiếc ôtô đã bị phá hủy trong vụ nổ này, xảy ra tại bãi đỗ xe của khách sạn Tibesti, vốn là nơi trú ngụ của các thủ lĩnh lực lượng nổi dậy, quan chức ngoại giao và nhà báo. Nhân viên khách sạn nói rằng hiện chưa có thông tin về người bị thương cũng như nguyên nhân vụ nổ trên.
Bộ trưởng dầu mỏ Libya theo phe nổi dậy
Bộ trưởng dầu mỏ Libya Shukri Ghanem đã rời Tripoli, Libya, tới Rome, Ý và lên tiếng ủng hộ quân nổi dậy, trong khi NATO quyết định kéo dài chiến dịch quân sự tại quốc gia Bắc Phi này thêm 90 ngày nữa.
Bộ trưởng dầu mỏ Libya Ghanem - Ảnh: AP |
Báo Anh Guardian ngày 1-6 bình luận cuộc đào tẩu của ông Ghanem “là một đòn đau” với nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi. Hãng tin chính thức của Ý ANSA dẫn lời ông Ghanem nói ở Rome: “Trong tình hình hiện giờ không thể tiếp tục làm việc nên tôi rời đất nước, và tôi ủng hộ lựa chọn của những người trẻ tuổi ở Libya chiến đấu cho một quốc gia dân chủ”.
ANSA cho biết ông Ghanem đã rời bỏ chế độ Gaddafi hai tuần trước và tới Rome ngày 31-5, nhưng Bộ Ngoại giao Ý nói họ không bình luận gì.
Vài tuần qua, các quan chức chính quyền Libya vẫn khẳng định ông Ghanem, cũng là người đứng đầu Tập đoàn Dầu khí quốc gia Libya, đang đi công tác. Tuần trước, Bộ Ngoại giao Libya còn nói ông sẽ thay mặt chính quyền Gaddafi tại hội nghị của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dự kiến diễn ra ở Vienna, Áo, trong tuần tới.
Trước đó, tám sĩ quan cấp cao của quân đội Libya, bao gồm năm viên tướng, cũng đã gặp các phóng viên ở Rome trong một buổi họp báo do Bộ Ngoại giao Ý tổ chức. Mười ba người khác, bao gồm một đại tá, cũng đã bỏ trốn sang nước láng giềng Tunisia, theo hãng tin chính thức của Tunisia.
H.MINH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét