>> Xem Cảnh sát Biển Việt Nam luyện tập
Sáng 7/7, bên lề Hội nghị nhóm làm việc chuẩn bị cho Hội nghị những người đứng đầu cảnh sát biển châu Á diễn ra tại Hà Nội, Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Việt Nam đã có cuộc trao đổi với báo chí.
Bảo vệ chủ quyền đến cùng
Ông Lĩnh cho hay: Cảnh sát biển mới hình thành, từ 28/8/1998, đến nay mới hơn 10 năm, để đào tạo được cả lực lượng thì rất khó. Bộ Quốc phòng rất quan tâm tìm những người thực sự có năng lực để thực hiện nhiệm vụ, cho phép cảnh sát biển tìm nhân lực khác trong nước: Bộ Công an, các trường ĐH, làm nghề phù hợp với cảnh sát biển thì có thể tìm. Bộ Quốc phòng sẽ làm việc với các bộ khác để xin người.
Lực lượng hiện nay cơ bản đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ, tuy nhiên, còn phải phấn đấu nhiều, nhất là đào tạo con người, trình độ ngoại ngữ khi làm việc với các nước.
Thời gian qua, Việt Nam đã phối hợp các nước trong đào tạo, cả với Mỹ, để thực thi các hoạt động trên biển.
- Thời gian qua, trên thực tế, việc ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trên vùng biển chủ quyền bị bắt giữ, đòi tiền chuộc diễn ra ngày càng nhiều. Tình hình an ninh Biển Đông phức tạp, hoạt động đánh cá, thăm dò khai thác dầu khí của Việt Nam bị đe dọa…
Trên biển, nhất là ngư dân, như các bạn đã biết, vừa rồi có nhiều phức tạp. Xuất phát từ nhận thức đó là trách nhiệm của mình, cảnh sát biển đã tổ chức lại phương thức hoạt động của mình để duy trì sự có mặt càng nhiều ngày càng tốt, nhất là các vùng biển giáp ranh, chồng lấn với các nước.
Chúng tôi tăng cường hoạt động ở khu vực này, đảm bảo quản lý hết vùng biển của Việt Nam.
Mấy vấn đề đặt ra: ngư dân thấy có cảnh sát biển, yên tâm hơn, nhất là khi có tình huống, sẽ giúp đỡ, ứng cứu bà con. Nếu ngư dân ta vượt ra ngoài vùng biển của ta, thì cũng cảnh báo, lưu ý bà con không nên sang vùng biển đó, đánh bắt ở vùng biển của mình. Khi nào Bộ Nông nghiệp của ta có văn bản kí kết hợp tác khai thác thủy sản với các nước thì bà con ta sang yên tâm...
Chiến sĩ Vùng Cảnh sát biển 1 và Cụm Trinh sát số 1 thường xuyên luyện tập. |
Bảo vệ thăm dò tài nguyên dầu khí trên vùng biển Việt Nam là trách nhiệm của chúng tôi. Thời quan qua, PVN có liên hệ chặt chẽ. Bộ Quốc phòng giao cho quân chủng hải quân là lực lượng nòng cốt, tổng chỉ huy bảo vệ hoạt động dầu khí của mình.
Nếu nước ngoài đến thăm dò dầu khí của Việt Nam, đã là chủ quyền của mình, mình bảo vệ đến cùng. Chúng ta không có chuyện nhún nhường. Đây không phải là vùng biển chồng lấn, tranh chấp gì cả, mà của Việt Nam.
Việt Nam là thành viên UNCLOS, ta làm đúng trách nhiệm của nước thành viên, và yêu cầu nước khác cũng làm như vậy. Đã là thành viên phải thực hiện cho đúng UNCLOS.
- Nếu họ định đặt giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của VN, chúng ta phải làm thế nào, thưa ông?
Đặt giàn khoan, đương nhiên anh vi phạm chủ quyền của tôi đã được quốc tế công nhận. Chúng ta sẽ bằng mọi cách để không để việc này xảy ra, bằng mọi phương thức: đấu tranh pháp lý, ngoại giao… với sự tham gia của tất cả lực lượng, huy động sức mạnh tổng lực của các đơn vị, bằng mọi biện pháp có thể theo luật.
- Trừ việc nổ súng trước?
Đúng vậy. Giải quyết bằng phương pháp hòa bình. Giải quyết vấn đề trên quan điểm tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Đáp ứng 30-40% nhu cầu
- Thưa ông, với một bờ biển dài và vùng biển rộng, việc đầu tư các thiết bị, máy móc phục vụ cho công tác bảo vệ biển và thực thi quản lý biển của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam như thế nào?
Chính phủ rất đầu tư, dù kinh tế khó khăn nhưng vì nhiệm vụ giữ gìn an ninh biển, thực thi hoạt động trên biển. Việt Nam muốn xây dựng nền kinh tế mạnh trên biển phải có lực lượng bảo vệ, mà cảnh sát biển đóng vai trò tương đối quan trọng duy trì an ninh trật tự.
Hiện Chính phủ đầu tư trang bị về phương tiện tàu thuyền ngày càng hiện đại hơn, càng ngày càng đảm bảo tàu có lượng giãn nước lớn hơn để hoạt động xa bờ, dài ngày, và trong điều kiện thời tiết rất phức tạp.
Chính phủ cũng trang bị máy bay để thực hiện tuần thám cho hết thềm lục địa của Việt Nam.
- Thực chất, chúng ta đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm so với nhu cầu?
Vùng biển của ta diện tích gấp 3 lần đất liền. Với lực lượng hiện có, ta gặp rất nhiều khó khăn: số lượng và chủng loại phương tiện hoạt động trên biển. Hiện tại đáp ứng được 30-40% yêu cầu, thời tiết phức tạp thì càng khó khăn hơn.
Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đã tăng cường tuần tra kiểm tra trên biển, duy trì sự có mặt trên biển. Tuy nhiên, với vùng biển xa, chúng ta chưa thể đi hết được, chưa duy trì sự có mặt thường xuyên được.
Trang bị của ta còn hạn chế, chưa đảm bảo đi ở vùng biển xa, trong thời tiết phức tạp như gió cấp 9-10 hoặc đi dài ngày trên biển. Chúng ta đang phấn đấu. Chính phủ cũng đang có định hướng đầu tư thêm.
Sắm tàu lớn, máy bay cho cảnh sát biển
- Cụ thể như thế nào, thưa ông?
Hiện nay, Chính phủ đang giao cho chúng tôi lập đề án phát triển giai đoạn hai, xây dựng mô hình hoàn chỉnh của cảnh sát biển. Chúng ta sẽ tăng cường trang bị thiết bị cho cảnh sát biển.
Nhu cầu thì nhiều, nhưng đáp ứng thì từng bước theo mức phát triển của nền kinh tế. Chúng ta đâu chỉ có mỗi lực lượng cảnh sát biển để chăm lo, còn bao nhiêu chỗ phải đầu tư, bao nhiêu việc phải giải quyết. Khả năng kinh tế được tới đâu thì sẽ lo tới đấy.
Chúng ta chọn lọc những gì cần nhất, cấp bách nhất thì đầu tư trước.
Một, trang bị tàu thuyền, hai là máy bay, để nâng cao tầm hoạt động và hiệu quả bao quát tốt hơn, ba là con người.
Con người đã đào tạo, chủ yếu lấy từ quân chủng hải quân, rồi các đơn vị khác của Bộ quốc phòng, cho phép lấy người của các đơn vị, các trường khác có đào tạo ngành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cảnh sát biển. Chúng ta từng bước trình độ năng lực của anh em lên, xác định cái gì cần thì liên kết với các trường…
Về thiết bị, trước mắt, chúng ta lo đầu tư tàu có độ giãn nước lớn, hoạt động dài ngày. Có như vậy thì mới có thể duy trì sự có mặt của cảnh sát biển trên biển thường xuyên được, mới bám được dân. Ra dăm bữa nửa tháng, 20 ngày rồi về thì không thể bám được.
Tới đây, đầu năm 2012, chúng ta sẽ có tàu 20.000 tấn, có thể chạy 40 ngày đêm trên biển, trong điều kiện thời tiết phức tạp. gió cấp 12, sóng cấp 9. Sắp tới ưu tiên đầu tư thêm tàu, máy bay.
Các tàu trang bị còn có nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, có cả sàn đỗ máy bay trực thăng, có buồng quân y, có 12 giường bệnh, cùng 1 lúc cấp cứu được 120 người. Khi có tàu này thì bà con có thể yên tâm. Cần là lực lượng cảnh sát biển có mặt. Tốc độ cũng đảm bảo đủ để thực hiện nhiệm vụ.
Phương Loan
vietnamnet.vn
Khi tính dân tộc chủ nghĩa chiếm vị trí ưu tiên với tất cả các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, những vụ việc tương lai rất khó có thể xuống thang.
>> TQ hoãn thử tàu sân bay có thể vì Biển Đông
Ảnh: foreignpolicyblogs |
Trong tháng qua, số lượng và cường độ các cuộc đụng độ trên biển giữa Trung Quốc và những nước tuyên bố chủ quyền khác như Việt Nam và Philippines đã gia tăng, căng thẳng leo thang mạnh mẽ có nguy cơ trở thành một quả bom hẹn giờ trong khu vực.
Hàng loạt sự kiện kịch tính
Tranh chấp liên tục diễn ra tới đỉnh điểm trong hàng loạt sự kiện kịch tính.
Cuối tháng 5, tàu Trung Quốc đã cắt cáp tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam ở địa điểm chỉ cách bờ biển Việt Nam vài chục hải lý. Ít tuần sau đó, Trung Quốc lặp lại hành động này với một tàu thăm dò khác của Việt Nam. Việt Nam đã mạnh mẽ phản đối hành động gây hấn của Trung Quốc.
Tình hình tương tự cũng diễn ra với Philippines. Tổng thống nước này, ông Benigno Aquino đã cáo buộc Trung Quốc bắn vào một tàu Philippines, tấn công một số tàu cá và vi phạm vùng đặc quyền của nước ông. Trong bối cảnh này, ông Aquino đã công khai kêu gọi việc tái đảm bảo an ninh từ phía Mỹ. Thực tế là, Hạm đội 7 của Mỹ vào tuần trước đã thực hiện cuộc tập trận hải quân chung với mục tiêu ngầm chứng tỏ nỗ lực củng cố khả năng của Philippines trong việc phòng thủ và bảo vệ vùng biển trước những sự quả quyết mới của Trung Quốc.
Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp song phương, mặt đối mặt với các láng giềng nhỏ hơn, và không thích Mỹ can thiệp vào khu vực. Khi các nước Đông Nam Á tìm kiếm sự hỗ trợ từ Mỹ, thì Bắc Kinh ngày càng lo ngại rằng, mục đích của Mỹ là bao vây Trung Quốc về cả quân sự và ngoại giao.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng về chủ quyền hàng hải, Mỹ và Việt Nam đã cùng nhau kêu gọi tự do hàng hải và bác bỏ sử dụng vũ lực ở Biển Đông. Sau một cuộc hội đàm tại Washington, hai bên đã khẳng định “duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế”. Hai bên nhấn mạnh: "Toàn bộ tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết thông qua một tiến trình ngoại giao hợp tác, không ép buộc hay sử dụng vũ lực”.
Động thái này đã tăng gấp đôi báo động của Bắc Kinh. Đáp trả lại, Trung Quốc tỏ ý với các láng giềng Đông Nam Á rằng, sự ủng hộ của Mỹ không thể buộc Bắc Kinh xuống nước, trong khi tất cả các bên còn lại vẫn kiên quyết không nhượng bộ về chủ quyền lãnh thổ.
Tuyên bố không đủ
Xung đột này đã nhấn mạnh những nguy cơ của môi trường nhiều thách thức ngày nay, khi các tàu với khả năng quân sự đã phớt lờ những tín hiệu của bên khác và thực hiện hành động khiêu khích. Khi cảm nhận dân tộc chủ nghĩa chiếm ưu thế ở tất cả các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông thì những vụ đụng độ tương lai sẽ rất khó có thể giảm bớt.
Mặc dù trong tuần này, cả Việt Nam và Trung Quốc đã khẳng định cần tích cực thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị; áp dụng biện pháp có hiệu quả, cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định tại biển Đông; thúc đẩy việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC); phản đối sử dụng vũ lực ở Biển Đông, thì những tuyên bố như vậy cần phải đi kèm với hành động cụ thể.
Mặc dù những nhà lãnh đạo cấp cao Bắc Kinh đã đưa ra kêu gọi hòa giải, với việc Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào mong muốn về một “châu Á hòa hợp” và cử phái viên đi trấn an một số nước ASEAN, thì các tàu tuần tra Trung Quốc vẫn tiếp tục quấy nhiễu các tàu thăm dò năng lượng của Việt Nam và Philippines. Và đây chính xác là những hành động vi phạm DOC. Thêm dầu vào lửa là sự gia tăng quân sự hóa trong khu vực, làm dấy lên nguy cơ chạy đua vũ trang.
Nếu khu vực muốn tránh lâm vào một trò chơi đụng độ nguy hiểm, thì các tuyên bố lớn lao là không đủ. Các nước phải đi đôi với hành động và ngừng những hoạt động tuần tra ở các khu vực tranh chấp cho tới khi DOC thực sự được thực hiện. Đặc biệt, Trung Quốc cần làm rõ những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ rộng lớn và mơ hồ trong khu vực, và những tuyên bố ấy cần dựa trên Công ước LHQ về Luật Biển.
Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN trong tháng này đem lại một cơ hội vàng để các bên liên quan tiến hành những bước đi cụ thể hướng tới thực hiện DOC.
Những cuộc diễn tập chung giữa các quốc gia ở Biển Đông cần được mở rộng. Và tất cả các bên cần nhất trí những bước đi cụ thể để tháo gỡ căng thẳng. Nếu cơ hội nhằm thiết lập một con đường xây dựng phía trước không được thực hiện, thì các cuộc đụng độ hơn nữa ở Biển Đông có thể leo thang thành xung đột mở.
* Tác giả, Stephanie T. Kleine-Ahlbrandt, là giám đốc về dự án Đông Bắc Á của Nhóm Nghiên cứu khủng hoảng Quốc tế.
-
Thái An (Theo globalpost)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét