"Kết quả bầu cử vừa công bố cho thấy đảng Dân chủ giành ít số phiếu và ít ghế hơn trong Hạ viện so với cuộc tổng tuyển cử năm 2007. Trên tinh thần là nhà lãnh đạo tốt của một tổ chức, tôi phải chịu trách nhiệm. Vì vậy, tôi quyết định từ chức thủ lĩnh đảng Dân chủ”, ông Abhisit tuyên bố.
Sao đổi ngôi
Đảng Dân chủ chỉ giành được 159/500 ghế, cách rất xa so với 265 ghế mà đảng Puea Thai thân ông Thaksin Shinawatra giành được tại cuộc bầu cử ngày 3/7. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2007, đảng lâu đời nhất ở Thái Lan này giành được 170/480 ghế hạ nghị sĩ, so với 188 ghế mà đảng Người Thái yêu người Thái hồi đó của ông Thaksin có được.
Ông Abhisit là người đứng đầu đảng Dân chủ năm 2005 và trở thành Thủ tướng Thái Lan từ giữa tháng 12/2008, song lên nắm quyền qua cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội sau khi đảng PPP thân ông Thaksin bị tuyên bố giải thể vì bị cáo buộc bê bối trong bầu cử. Chính việc đó khiến một bộ phận dân chúng, nhất là phe “áo đỏ” tức giận vì cho rằng ông Abhisit và đảng Dân chủ lên nắm quyền là nhờ quân đội trợ giúp.
Chiến thắng của đảng Puea Thai phần nào phản ánh sức mạnh của tầng lớp lao động và nông dân nghèo ở Thái Lan, nhưng đồng thời nó lặp lại câu chuyện về một hệ thống “bảo trợ dân nghèo” ở đất nước này.
Ông Abhisit ngậm ngùi ra đi sau thất bại của đảng Dân chủ. |
Được hưởng lợi nhiều từ các chính sách dân túy triển khai dưới thời cựu Thủ tướng Thaksin, những người nông dân ở các vùng nông thôn thuộc miền Bắc và Đông Bắc Thái Lan lệ thuộc quá nhiều vào hệ thống bảo trợ đó, nên rất mong muốn tìm được một nhà lãnh đạo có thể giúp họ bằng mọi cách để cải thiện cuộc sống.
Không kể đến các vụ biểu tình bạo lực làm tổn hại sản xuất kinh doanh, rất không may cho đảng Dân chủ và Thủ tướng Abhisit là kể từ khi lên cầm quyền nền kinh tế của Thái Lan cũng rơi vào suy thoái. Không chỉ người lao động và dân cư sống ở những vùng nông thôn mà ngay cả những tầng lớp trung lưu từng ủng hộ đảng Dân chủ đều cho rằng nền kinh tế nước này suy yếu là do sự lãnh đạo kém của Chính phủ do đảng Dân chủ lãnh đạo.
Kinh tế châu Âu suy yếu cộng với những vụ biểu tình trong nước và thảm họa hạt nhân ở Nhật Bản làm ảnh hưởng đáng kể tới nền kinh tế Thái Lan đúng thời điểm đảng Dân chủ đang cầm quyền. Giá lương thực hay thực phẩm phi mã là một thực trạng toàn cầu nhưng nhiều người dân Thái Lan lại không hiểu được điều đó, gây nhiều bất lợi cho phe Dân chủ trong cuộc bầu cử.
Nguyên nhân thất cử
Những sai lầm dẫn đến việc đảng Dân chủ bị thất cử bước đầu được đánh giá như sau: đảng không giải quyết được các vấn đề về xung đột sau hơn hai năm cầm quyền, không nâng cao được uy tín cũng như hình ảnh của mình; phản ứng chậm và quá yếu đối với các vụ quấy rối bạo lực của phe “áo đỏ” tại (Hội nghị cấp cao ASEAN ở) Pattaya năm 2009 và tại Bangkok năm 2010, chưa tốt ứng phó với thiên tai lũ lụt.
Phương pháp PR (tiếp cận và truyền lửa đến công chúng) nghèo nàn nên không tận dụng được thời gian tranh cử để nói rõ những hành vi mà những người “áo đỏ” làm thời gian qua.
Lý do nhiều người ủng hộ đảng là cung cách quản lý điều hành tốt đất nước nhưng điều này bị phá hỏng bởi cuộc họp nội các kéo dài vào ngày 5-6/5, khi họ thông qua 137 tỷ bạt dù trước đó ông Abhisit nói rằng ông ông có thông qua bất kỳ sáng kiến nào vào phút chót.
Việc ông Abhisit đề ra 9 điểm các thành viên nội các cần tuân thủ nhưng hình như chỉ có thể áp dụng đối với những thành viên của đảng Dân chủ, chứ chưa đụng đến người của đảng Bhumjaithai và các đảng nhỏ trong Chính phủ liên hiệp.
Kết quả của bầu cử không hẳn phản ánh rằng đảng Puea Thai hay ứng viên Yingluck tốt hơn đảng Dân chủ và Thủ tướng Abhisit. Nhiều nhà quan sát cho rằng, ông Abhisit phạm sai lầm khi không giải tán Hạ viện và tiến hành tổng tuyển cử ngay sau khi chấm dứt cuộc biểu tình và các vụ gây bất ổn và đốt phá hồi tháng 5/2010. Nếu làm như vậy thì các công kích của đảng Dân chủ nhằm vào Puea Thai và những đồng minh của họ sẽ hiệu quả hơn nhiều và dễ thắng cử.
Trong khi đó, gần một năm qua các kẻ thù chính trị của đảng Dân chủ thành công trong việc tạo ra cảm giác rằng đảng Dân chủ phải chịu trách nhiệm về cái chết của 91 người trong vụ rối loạn hồi tháng 4-5/2010. Các yếu điểm của Chính phủ bộc lộ dần trong thời gian qua và có thể thấy qua cách xử lý giải quyết vấn đề lạm phát, tham nhũng, thiếu quyết đoán và có vấn đề trong thuyên chuyển nhân sự.
Một số thành viên trong nội các bị cáo buộc mắc sai phạm hay hoạt động không hiệu quả nhưng vẫn giữ được ghế, cộng với nhiều vấn đề khác chưa giải quyết được nên đảng Dân chủ bị xem như là “chỉ biết nói giỏi”. Trong khi Puea Thai có chiến thuật và người thân cận hỗ trợ tốt hơn, rất mạnh tay chi tiêu mà biết cách thuyết phục cử tri không bỏ phiếu cho Bhumjaithai - đảng có số ghế nhiều thứ hai trong chính phủ liên hiệp của Thủ tướng Abhisit.
Chính phủ do đảng Dân chủ lãnh đạo tuy thành công trong việc cải thiện về mặt kinh tế, với chỉ số chứng khoán và xuất khẩu cũng như đầu tư đều tăng. Tuy nhiên, sự chuyển biến đó chỉ có lợi cho người giàu và những nhà đầu tư mà chưa giúp gì cho người sống vất vưởng trên đường phố. Còn dân thường thì bị tác động bởi giá hàng tiêu dùng tăng cao và lầm tưởng đảng Puea Thai sẽ đại diện cho họ.
Cố thu phục người nghèo ở nông thôn bằng chính sách dân túy là chưa đủ bởi các đảng tiền thân của Puea Thai thực hiện điều đó 7 năm trước nên đã tạo ấn tượng sâu đậm hơn đối với dân thường có dân trí thấp. Trong lúc Liên minh vì dân chủ (PAD), hay là phe “áo vàng” quay lưng lại với đảng Dân chủ.
Ông Abhisit nói rằng, đảng của ông đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng, (nhưng) đảng cần xem xét lại chiến lược và đường hướng của mình sau thất bại trong cuộc bầu cử. Đây là bước cần thiết nhằm đảo ngược cảnh trắng tay trong các cuộc tổng tuyển cừ hơn 10 năm qua.
Đảng này dự định sẽ tổ chức một phiên họp toàn thể trong vòng ba tháng tới để lựa chọn ban chấp hành và người lãnh đạo kế nhiệm ông Abhisit. Ông Abhisit sẽ vẫn là nghị sĩ của đảng Dân chủ mà nay trở thành đảng đối lập và sẽ đấu tranh đến cùng chống lại mọi mưu toan phá hoại sự pháp trị và nguyên tắc quốc gia.
>> Bầu cử Thái Lan - rối ren và căng thẳng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét