Thứ Ba, 18/01/2011 - 03:09
Trao đổi với Dân trí, ông Hoàng Kim Giao - Cục trưởng Cục chăn nuôi cho biết, 9.906 con trâu bò chết là số liệu được Cục cập nhật mới nhất tính đến 16 giờ chiều ngày 17/1. Nguyên nhân chủ yếu của việc trâu bò chết là do rét đậm kéo dài.
Theo số liệu công bố, Cao Bằng là tỉnh có số lượng trâu bò chết nhiều nhất với 1.996 con; tiếp đến là Lạng Sơn 1.930 con; Lào Cai 1.420 con…
Theo Sở NN&PTNT Cao Bằng thì do thời tiết rét đậm kéo dài, sông suối một vài khu vực trên địa bàn tỉnh gần như đóng băng, nước rất buốt cóng. Nguyên nhân trâu bò tại Cao Bằng bị chết nhiều do rét cũng một phần do bà con vùng cao tại địa phương thường thực hiện việc chăn thả gia súc vào rừng.
Ông Giao khẳng định, số liệu thống kê trên là do các địa phương đi tìm hiểu và thu thập báo cáo về. Riêng tỉnh Lạng Sơn là địa phương có triển khai có hiệu quả nhất về công tác kiểm đếm cũng như theo dõi tình hình đời sống các hộ dân nuôi trâu bò trên địa bàn.
Để hỗ trợ kịp thời cho các hộ gia đình có trâu bò chết vì rét, Cục Chăn nuôi đã gửi công văn đến các địa phương yêu cầu thực hiện nhanh chóng việc hỗ trợ 2 triệu đồng cho các hộ có trâu bò chết để mua lại con giống khôi phục sản xuất theo Quyết định số 142 của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 31/12/2009.
Cục Chăn nuôi cũng cảnh báo các tỉnh miền núi phía Bắc, từ nay đến Tết nguyên đán, hiện tượng rét đậm rét hại sẽ tác động mạnh và gây ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta nói chung và vùng núi phía Bắc nói riêng. Cục đã có công văn yêu cầu các địa phương chú ý thực hiện các biện pháp chống rét để cứu vật nuôi và đàn gia súc.
Tại tỉnh Lạng Sơn, sau khi Dân trí đăng tin Hàng loạt trâu bò chết cóng vì giá rét -1 độ C, UBND huyện Lộc Bình đã có công văn số 16/UBND khẳng định, địa phương đã chủ động có văn bản chỉ đạo các đơn vị, ban ngành và nhân dân trên địa bàn thực hiện các biện pháp chống đói, rét rất có hiệu quả. Và kết quả là số lượng trâu bò chết trên địa bàn đã được giảm đến mức thấp nhất. Công văn do ông Hoàng Văn Vinh - Phó chủ tịch UBND huyện Lộc Bình ký ngày 12/1 cho biết, tính đến 13 giờ ngày 11/1 toàn huyện Lộc Bình có 27 con trâu và 1 con bò tại địa bàn của 6/29 xã thị trấn đã bị chết do trời rét. |
Anh Đô
Ý kiến bình luận (10):
Dieu Linh (1/18/2011 10:42:00 AM) huyennt112@yahoo.com.vn Đọc bài của bạn Nguyễn Như Dũng, tôi thấy đó là một ý tưởng hay. Tôi muốn góp thêm ý của mình với ưuí báo và mọi người: Tôi thấy còn tồn tại một thực tế (chỉ xin được bàn luận cho vùng cao mà thôi) là rất nhiều đồng bào ở vùng cao còn chưa có đủ áo ấm dùng cho bản thân và con em trong gia đình, tuy nhiên con người còn có thể sưởi ấm bằng lửa. Có thể thực hiện tốt việc trang bị áo ấm cho trâu bò được không khi con người vẫn chưa đủ ấm? Chỉ là chút ý kiến nhìn thêm một số vấn đề của thực tế chúng ta sẽ gặp, trong việc nghĩ cách giúp bà con vùng cao của tôi mà thôi. |
kim anh (1/18/2011 10:40:00 AM) kimanh@gmail.com Năm nào trâu bò cũng chết vì giá lạnh, tại sao chúng ta không có biện pháp khắc phục tốt hơn. Năm nào cũng có mùa đông rét mướt này thì tại sao chúng ta không có những biện pháp dự phòng tốt. 1 con trâu, bò thì cần chi phí bao nhiêu để "trang bị" chống rét ngay từ đầu mùa? Đừng để đến khi trâu bò chết thì ta mới hỗ trợ sẽ tốn hơn nhiều. Chúng ta thử nghĩ xem!... |
hải thanh (1/18/2011 10:24:00 AM) honungvcn@gmail.com Năm nào mùa đông đến là trâu bò lại chết. Cái rét năm 2008 đã cho chúng ta một bài học đắt giá, nhưng đến năm nay số lượng trâu bò chết vẫn quá nhiều, chứng tỏ ngành chăn nuôi chưa thuộc bài học của quá khứ. Theo tôi, đàn trâu bò chết nhiều vào những lúc thời tiết rét đậm là do thiếu thức ăn trầm trọng và kéo dài, làm cho thể trạng của gia súc suy giảm, khi gặp rét về là chết. Cần có chiến lược dài hạn và bền vững để tạo nguồn thức ăn thô xanh đầy đủ cả về số lượng và chất lượng, thì mới giải quyết được cội nguồn của vấn đề. |
Strawberry (1/18/2011 10:14:00 AM) strawberry.pham@ymail.com Năm nào cũng vậy, mỗi đợt rét đậm kéo dài thì lại đưa tin hàng trăm, hàng nghìn con trâu bò bị chết. Thật tội cho người dân nghèo. Nhưng tôi tự hỏi tại sao lại không hỗ trợ người dân trước khi trâu bò chết, để họ có tiền chống rét cho trâu bò. Giả sử nhà nước hỗ trợ tiền chống rét 200.000đ/1 con trâu, bò thì số tiền bỏ ra có thể ít hơn mà lại cứu được rất nhiều trâu bò, cứu được cả cuộc sống của người dân. |
Đăngj Tiến Bình (1/18/2011 10:04:00 AM) tuanbinh177@yahoo.com.vn Năm nào có rét đậm, rét hại trâu bò vùng núi phía Bắc đều chết hàng ngàn con, thiệt hại hàng chục tỉ đồng. Tại sao địa phương và các ban ngành có trách nhiệm không tìm ra giải pháp gì để giúp bà con bớt môt phần thiệt hại này. Ví dụ nhà nước hỗ trợ tiền vận chuyển để chở trâu bò về miền xuôi một thời gian, hoặc thu mua với giá hợp lý để bán lại cho các điểm giết mổ... |
Nguyễn Như Dũng (1/18/2011 9:52:00 AM) nguyennhudung271080@gmail.com Kính chào báo Dân trí, nhờ báo đăng tin này để năm sau nếu có rét hại thì giảm đỡ 1 phần cho bà con. Cách này chi phí thấp, nhưng hiệu quả cao, có thể xài nhiều năm. Tôi đã thử nghiệm và đo thân nhiệt trong và ngoài chiếc áo ni lông cho bò trâu, thấy nhiệt độ, gió lùa khe trực tiếp giảm đáng kể. Mỗi con trâu, bò có kích thước gần giống nhau, nên áp dụng việc may áo ni lông (có dộ dày tương đối, có dây kéo, hoặc dây thun quấn theo kích cỡ trâu bò). Nhiệt độ đo được giảm đáng kể, chi phí sản xuất thấp, tận dụng rất nhiều năm (ai thử bận cái áo mưa mỏng tiện lợi khi trời lạnh, sẽ thấy nó giảm lạnh, giảm gió rất nhiều, ở đây áp dụng với trâu bò nên cần có độ nilong dày hơn gấp 10 lần). Theo tôi, Bộ NN&PTNT nên kết hợp với các nhà sản xuất....để làm 01 dự án sản xuất áo nilong chống rét cho gia súc để hỗ trợ người dân. Nên thí nghiệm làm liền, sản xuất thử, triển khai thí nghiệm để năm sau bà con mình bớt thiệt hại hơn. Kính thư, nhờ báo Dân trí biên tập lại nội dung để đăng tin, nhằm có thêm nhiều ý tưởng để người dân ta giảm được thiệt hại to lớn, trâu bò là cả một gia sản của những người nghèo. Khoa học bắt đầu từ những ý tưởng nhỏ nhưng thiết thực lớn (câu slogan của tôi). |
Nguyen Dieu Linh (1/18/2011 9:40:00 AM) huyennt112@yahoo.com.vn Tôi có ý kiến, (có thể khi triển khai sẽ có những vướng mắc, nhưng nếu ta tháo gỡ dần thì sẽ nhiều đàn trâu bò của bà con vùng núi cao sẽ được cứu sống khi rét đậm rét hại như giai đoạn này), đó là: 1/ Nhà nước hỗ trợ bà con chuyển trâu bò từ vùng cao băng giá xuống khu vực đồng bằng tạm cho tới khi hết đợt rét đậm kéo dài. 2/ Sơ đồ di chuyển trâu bò tới xã nào, huyện nào dưới xuôi, ai đảm nhiệm trông nom (xã vùng cao có thể cử đại diện đi trông nom, xã dưới xuôi có thể hỗ trợ nơi tạm trú cho người trông nom, hoặc nhà nước trả thêm kinh phí hỗ trợ trông nom cho xã vùng xuôi...) 3/ Phương tiện di chuyển: ôtô tải, tàu hỏa... (nhà nước hỗ trợ). Việc này đòi hỏi phải tính toán như một dự án. Tuy nhiên có thể sẽ áp dụng cho lâu dài, bà con đỡ bị thiệt hại, trâu bò đỡ bị chết nhiều như vậy. Tôi rất mong ý kiến của mình giúp đỡ được cho bà con. |
Nguyễn Phúc (1/18/2011 9:19:00 AM) nguyenphuc@yahoo.com Cứ đến khi đông về có rét đậm rét hại, lại lo cho đàn đại gia súc ở miền núi. Chúng làm sao có thể chịu được cái rét như vậy nếu không được che chở, nuôi dưỡng chu đáo. Khi tôi còn nhỏ, mỗi khi đông về tôi đi chăn bò đều phải khoác cho con bò nhà tôi cái chăn, trên còn phủ cái áo tơi bằng lá để phòng mưa. Bây giờ phương tiện còn phong phú hơn, dễ hơn mà để hàng chục nghìn con trâu, bò chết! Con trâu bò là bạn thân thiết của nhà nông, không lo trước, giờ chết rồi mới hỗ trợ thì thật kém hiệu quả... Đúng là mất bò mới lo làm chuồng. |
nguyen van loc (1/18/2011 8:30:00 AM) xavang_nd1988@yahoo.com Tôi thấy năm nào cũng có hàng ngàn con trâu bò bị chết, và rùi người nuôi tuy có nhận lại được một số tiền trợ cấp nhưng vẫn quá ít ỏi. Người dân đã nghèo khó nay lại càng khó khăn hơn. Thay vì số tiền hỗ trợ ít ỏi đó, cơ quan chứ năng nên có những chính sách hỗ trợ người dân chống rét cho trâu bò, như làm chuồng trại tập trung vào mùa rét cho trâu bò để tránh tình trạng đó. |
THIEU QUANG THANH (1/18/2011 8:22:00 AM) THANH@GMAIL.COM CÁC NGÀNH CHỨC NĂNG NÊN LÀM GÌ GIÚP ĐỠ BÀ CON ĐI CHỨ. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét