Mỹ -Trung đặt nền móng phát triển quan hệ

VOVNEWS.VN

Cập nhật lúc : 5:16 PM, 20/01/2011

(VOV) - Tổng thống Mỹ Obama:“Chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sẽ đặt nền móng cho các mối quan hệ tốt đẹp Mỹ-Trung trong tương lai”.

Đồng thời, nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng hy vọng nhiều khúc mắc giữa 2 nước trong thời gian qua sẽ được giải quyết.

Phát biểu trong cuộc họp báo chung sau khi kết thúc cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Trung Quốc tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama nhấn mạnh, chuyến thăm Mỹ lần này của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đóng góp "một phần to lớn" trong việc tăng cường quan hệ hợp tác song phương. "Với chuyến thăm này, chúng ta có thể đặt nền móng cho 30 năm tới. Trong một thế giới liên kết và một nền kinh tế toàn cầu, các quốc gia gồm cả Mỹ và Trung Quốc sẽ thịnh vượng hơn và an toàn hơn khi hợp tác với nhau. Trung Quốc có tiềm lực đạt được tăng trưởng trong một năm, 10 năm hay hàng trăm năm tới. Người dân hai nước Trung Quốc và Mỹ sẽ cùng hưởng lợi, khi cùng hợp tác hữu nghị…” – Ông Obama nêu rõ.

Tổng thống Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong cuộc gặp mặt tại Nhà trắng (Ảnh: Getty Images)

Liên quan đến vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ (NDT), Tổng thống Obama hy vọng, Trung Quốc sẽ định giá đúng đồng NDT nhằm đảm bảo lợi thế kinh tế công bằng cho các nước.

Về phần mình, Chủ tịch Hồ Cầm Đào khẳng định, lãnh đạo hai nước nhất trí tăng cường hợp tác song phương hướng tới mối quan hệ đối tác tích cực dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của hai nước nói riêng và thế giới nói chung.

Theo ông Hồ Cẩm Đào, cuộc hội đàm đã diễn ra trong bầu không khí thẳng thắn, xây dựng và thiết thực, hai bên đã đạt sự đồng thuận quan trọng về các mối quan hệ Trung - Mỹ và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng mối quan hệ giữa hai nước đã và đang ghi nhận những tiến bộ mới. Kể từ khi Tổng thống Obama nhậm chức hồi tháng 1/2009, với những nỗ lực chung, sự hợp tác của hai nước đã mang lại nhiều kết quả, không chỉ trong các vấn đề khu vực mà còn trên trường quốc tế.

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đánh giá cao cam kết của chính quyền Obama theo đuổi một chính sách đối ngoại tích cực và xây dựng với Bắc Kinh. Chủ tịch Trung Quốc cho biết, hai nước chủ trương tìm kiếm lập trường chung, tăng cường trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, môi trường, giáo dục, khoa học-công nghệ, chống chủ nghĩa khủng bố...

Ngoài ra, ông cũng kêu gọi mở rộng hoạt động trao đổi và hợp tác giữa quân đội hai nước để xây dựng lòng tin và phát triển mối quan hệ song phương.

Tại cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo cũng đã thẳng thắn đề cập đến các vấn đề gây bất đồng trong quan hệ song phương như nhân quyền. Về tình hình bán đảo Triều Tiên, Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đều nhất trí sẽ hợp tác với các nước liên quan nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo, thúc đẩy việc giải giáp vũ khí hạt nhân nhằm đem lại hòa bình và an ninh cho khu vực Đông Bắc Á.

Trong vấn đề hạt nhân gây tranh cãi của Iran, lãnh đạo hai nước tái khẳng định cam kết tìm kiếm một giải pháp toàn diện và lâu dài nhằm khôi phục niềm tin của cộng đồng quốc tế đối với chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo này.

Lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc cũng cam kết tăng cường hợp tác đối phó với những thách thức chung của toàn cầu như chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, cướp biển, các cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế…

Cuối buổi hội đàm, hai bên đã ra Tuyên bố chung trong đó nhấn mạnh việc tăng cường hơn nữa mối quan hệ Mỹ-Trung; mở rộng, thúc đẩy việc hợp tác trao đổi, đặc biệt là trao đổi cấp cao, trong các lĩnh vực từ xã hội, quốc phòng, an ninh đến kinh tế; hợp tác chặt chẽ nhằm đối phó với các thách thức trong khu vực, quốc tế trong đó có năng lượng, môi trường và việc đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu; xây dựng mối quan hệ đối tác kinh tế có lợi và toàn diện.

Mỹ và Trung Quốc hiện là những đối tác thương mại lớn thứ hai của nhau với kim ngạch ngoại thương hai chiều năm 2010 lên tới 380 tỷ USD./.

Hoàng Lê


RFA:

Bên lề thượng đỉnh Mỹ - Hoa

2011-01-20

Câu hỏi đầu tiên của cánh nhà báo Mỹ là câu hỏi về nhân quyền. Câu trả lời đầu tiên của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama ngay sau thượng đỉnh Mỹ- Trung cũng là nhân quyền. Tránh né đầu tiên của Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng là chuyện… nhân quyền.

AFP

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama

Hoa Kỳ chào đón vị quốc khách

Tính từ khi Tổng Thống Obama đặt chân đến Washington D.C. cho đến giờ, hôm qua là ngày bận rộn nhất của Tòa Bạch Ốc. Từ 5 giờ sáng các nhà báo đã đứng xếp hàng để chờ qua trạm kiểm soát an ninh, và những ai không may đến sau 8 giờ thì chỉ có cách đứng tường thuật ở ngoài đường. Lý do: bên an ninh quyết định nhà báo cuối cùng được vào cổng đúng 8 giò 30 phút, tức nửa tiếng đồng hồ trước khi nhà lãnh đạo xứ đông dân nhất xuất hiện trên khán đài danh dự.
Cũng giống như cuộc tiếp đón diễn ra hồi 2006 khi ông George W.Bush còn làm chủ Tòa Bạch Ốc, khoảng 50% nhà báo có mặt là những ký giả gốc Trung Hoa đi theo máy bay chở ông Hồ Cẩm Đào sang Mỹ. Cánh nhà báo nước ngoài này bận rộn chụp hình cho nhau, chụp cả cái sân chơi nhỏ bé dành cho hai Đệ Nhất Cô Nương Sasha và Malia, hay dùng ống kính ghi lại khoanh vườn nơi Tổng Thống Hoa Kỳ dùng làm sân tập đánh golf.
Ông Bà Obama đến tận xe chào đón vị khách quý. Thủ tục chào đón quốc khách bắt đầu bằng nghi lễ chào quốc kỳ, duyệt hàng quân danh dự, bắn 21 phát đại bác chào mừng
Đúng 8 giờ 35 phút, ban nhạc lục quân Hoa Kỳ trổi bản đầu tiên. Năm phút sau đó phái đoàn quan khách Trung Quốc xuất hiện, theo sau là đoàn quan khách Mỹ. Mọi người bắt tay nhau, nói chuyện, lại chụp hình kỷ niệm và chỉ đứng ngay hàng thẳng lối khi loa phóng thanh loan báo Tổng Thống Hoa Kỳ và Đệ Nhất Phu Nhân xuất hiện. Đúng 2 phút sau đó, chiếc limo màu đen chở Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào cũng từ ngoài cổng chạy vào. Ông Bà Obama đến tận xe chào đón vị khách quý. Thủ tục chào đón quốc khách bắt đầu bằng nghi lễ chào quốc kỳ, duyệt hàng quân danh dự, bắn 21 phát đại bác chào mừng. Mất đúng 15 phút, Tổng Thống Mỹ mới đứng trước bục gỗ đọc bài diễn văn .
“Thay mặt cho Michelle, nhà tôi, chúng tôi xin chào mừng ông đến Tòa Bạch Ốc. Thay mặt cho nhân dân Hoa Kỳ, chúng tôi chào mừng ông đến thăm nước Mỹ”. Bài diễn văn kéo dài gần 10 phút dồng hồ của ông Obama nhắc đến những thành quả
Nghi lễ đón tiếp Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào tại Tòa Bạch Ốc sáng 19/1/2011.
Nghi lễ đón tiếp Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào tại Tòa Bạch Ốc sáng 19/1/2011. RFA
về kinh tế của Trung Quốc, về nhân quyền, và về ước mong 2 nước sẽ bắt tay làm việc chung trong những vấn đề mang tính toàn cầu khác. Ông Obama kết thúc bằng câu “chúng ta hãy cùng nhau nắm bắt lấy cơ hội”.
“Thay mặt cho Michelle, nhà tôi, chúng tôi xin chào mừng ông đến Tòa Bạch Ốc. Thay mặt cho nhân dân Hoa Kỳ, chúng tôi chào mừng ông đến thăm nước Mỹ”.
TT.Obama
Tiếp lời ông Obama là phát biểu của vị khách quý. Ông Hồ Cẩm Đào cho biết ông sang Mỹ “để xây dựng niềm tin” giữa 2 quốc gia và 2 nhà lãnh đạo. Ông cũng bảo Trung Quốc muốn mở một trang sử quan hệ mới với Hoa Kỳ “dựa trên căn bản tôn trọng lẫn nhau” để “cả hai bên cùng có lợi”. Ông nói thêm với trang sử mới về ngoại giao này, cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ “chỉ thắng chứ không thua”.

Nhân quyền, quyền căn bản của con người

Cuộc họp báo bắt đầu với câu trả lời của Tổng Thống Hoa Kỳ về những gì liên quan tới nhân quyền mà ông đã trình bày cho ông Hồ Cẩm Đào Ông Obama cho hay “cái nhìn cốt lõi” của nước Mỹ về vấn đề này rất đơn giản: mọi quốc gia, mọi chính phủ đều phải tôn trọng tất cả những quyền căn bản của con người, như “quyền tự do phát biểu, tự do tôn giáo, tự do hội họp”.
Nhà lãnh đạo nước Mỹ cũng nhìn nhận Trung Quốc và Hoa Kỳ khác nhau về nhiều mặt, từ lịch sử, văn hóa cho tới thể chế chính trị, nhưng quyền căn bản cốt lõi thì ở bất kỳ nơi đâu cũng là những quyền tự do căn bản mà tất cả mọi quốc gia đều phải tôn trọng. Ông cũng cho biết đã trình bày điểm này một cách thẳng thắn và mạnh mẽ trong các cuộc thảo luận với phía đối tác, cũng như “đôi khi còn tạo căng thẳng giữa hai chính phủ” nhưng “điều đó không ngăn cản chúng ta hợp tác để giải quyết những vấn đề quan trọng khác”.
Nhà lãnh đạo nước Mỹ cũng nhìn nhận Trung Quốc và Hoa Kỳ khác nhau về nhiều mặt, từ lịch sử, văn hóa cho tới thể chế chính trị, nhưng quyền căn bản cốt lõi thì ở bất kỳ nơi đâu cũng là những quyền tự do căn bản mà tất cả mọi quốc gia đều phải tôn trọng.
Ông Hồ Cẩm Đào không trả lời câu hỏi này. Đến khi nhà báo Mỹ thứ nhì nhắc lại, lúc đó ông mới cho biết vì hệ thống máy của người phiên dịch gặp trở ngại nên ông không nghe hết câu hỏi, chứ không phải ông không muốn trả lời.
Trước hết, ông nói rằng trong tất cả những lần gặp và bàn thảo với Tổng Thống Hoa Kỳ, vấn đề nhân quyền bao giờ cũng được nói tới, và điều ông nhắc đi nhắc lại với vị nguyên thủ của Mỹ là “Trung Quốc luôn luôn thực hiện đúng lời cam kết bảo vệ và cổ võ nhân quyền” và Bắc Kinh đã “tiến bộ rất nhiều” trong lãnh vực này.
Theo lời người đang lãnh đạo đảng và nhà nước Hoa Lục, một mặt tôn trọng những quyền căn bản của con người, nhưng mặt khác cũng cần phải hiểu là mỗi quốc gia ở trong những điều kiện khác nhau. Trung Quốc là một nước đang phát triển với dân số thật đông, và cũng là một nước đang phát triển trong giai đoạn đổi mới nghiêm trọng”.
“Trung Hoa đang đối diện với những thử thách về phát triển kinh tế lẫn phát triển xã hội, thành thử ra vẫn còn rất nhiều điều phải làm trong lãnh vực nhân quyền”... nhưng không quên nhắc lại câu nói muôn thủa: các nước phải biết áp dụng “quy luật căn bản là đừng can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác”.
Tổng thống Obama và Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào tại Tòa Bạch Ốc sáng 19/1/2011.
Tổng thống Obama và Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào tại Tòa Bạch Ốc sáng 19/1/2011. RFA
Giai đoạn hiện nay, theo ông, “nước Trung Hoa đang đối diện với những thử thách về phát triển kinh tế lẫn phát triển xã hội, thành thử ra vẫn còn rất nhiều điều phải làm trong lãnh vực nhân quyền”. Ông cũng cho hay sẵn sàng thảo luận tiếp với Hoa Kỳ và các nước khác về vấn đề gai góc này, nhưng không quên nhắc lại câu nói muôn thủa: các nước phải biết áp dụng “quy luật căn bản là đừng can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác”.

Không chỉ bàn về nhân quyền

Đừng quên Thượng đỉnh Mỹ-Trung không chỉ nói về nhân quyền
Bên cạnh căng thẳng giữa đôi bên về quyền căn bản của con người, hai chính phủ cũng đạt được một số thành quả, cho dù chính các viên chức thân cận với Tổng Thống Obama cũng phải nói “thành quả có được không nhiều bằng những trở ngại chưa giải quyết xong”.
Thành quả đầu tiên là những hợp đồng thương mại trị giá tổng cộng lên tới 45 tỷ dollars hàng hóa mà Hoa Kỳ sẽ bán sang Hoa Lục. Theo trình bày của Tổng Thống Obama, các hợp đồng thương mại này sẽ giúp “tạo 235,000” việc làm cho người Mỹ. Ông cũng lên tiếng ca ngợi việc Bắc Kinh giúp bài trừ tệ trạng hàng giả, đồng thời cũng nhắc lại chuyện Trung Quốc phải định lại tỷ giá đồng nhân dân tệ cho đúng, để tránh thâm thủng mậu dịch mà Hoa Kỳ và những nước bạn hàng khác đang phải gánh chịu.
Thành quả đầu tiên là những hợp đồng thương mại trị giá tổng cộng lên tới 45 tỷ dollars hàng hóa mà Hoa Kỳ sẽ bán sang Hoa Lục. Theo trình bày của Tổng Thống Obama, các hợp đồng thương mại này sẽ giúp “tạo 235,000” việc làm cho người Mỹ.
Về mức phát triển của Trung Quốc, Tổng Thống Hoa Kỳ nói rằng một nước Trung Hoa phát triển là “điều tốt cho thế giới và cho nước Mỹ”, nhưng cũng nhấn mạnh mức phát triển đó phải được dùng để xây dựng an ninh và hòa bình, không được sử dụng là phương tiện tạo tranh chấp ở khu vực hay ở những nơi khác trên thế giới.
Chương trình kết thúc với bữa dạ tiệc do Tổng Thống Hoa Kỳ và Đệ Nhất Phu Nhân khoản đãi.
Hai nhà lãnh đạo mời mọi người nâng ly, chúc mừng mối quan hệ ngày một gần gũi hơn giữa 2 quốc gia từng có thời xem nhau là thù nghịch. Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào nhắc lại điều ông đã trình bày trong quốc họp báo lúc xế trưa, rằng ông và Tổng Thổng Obama “đồng ý chia sẻ và mở rộng những điểm tương đồng”, xem đó là bước đầu để xây dựng một mối quan hệ “đặt trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, để có lợi cho nhân dân 2 nước và cho toàn thế giới”. Ông cũng cho biết trong những năm qua, Washington và Bắc Kinh đã mở rộng quan hệ hợp tác trong nhiều lãnh vực, và đóng vai trò tích cực trong việc “cổ võ hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở vùng Châu Á-Thái Bình Dương và tòan cầu”.
Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào, ông và Tổng Thổng Obama “đồng ý chia sẻ và mở rộng những điểm tương đồng”, xem đó là bước đầu để xây dựng một mối quan hệ “đặt trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, để có lợi cho nhân dân 2 nước và cho toàn thế giới”
Cả ông Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner lẫn ông Chủ Tịch Khối Thiểu Số Thượng Viện Mitch McConnell đều từ chối dự bữa tiệc khoản đãi ông Hồ Cẩm Đào. Trong cuộc họp báo, câu hỏi liên quan đến chuyện này đã được đặt ra, đi kèm với giải thích là phe Cộng Hòa vẫn nghĩ Trung Quốc là đối thủ kinh tế của Mỹ và không biết ông Chủ Tịch Nhà Nước Hoa Lục có định làm gì để giải tỏa thắc mắc của phía đảng Cộng Hòa hay không. Câu trả lời của ông Hồ Cẩm Đào: “chuyện mời ai, ai nhận lời, ai từ chối thì nên hỏi thẳng Tổng Thống Obama”.
Chuyện bên lề: trong số khách được mời dự tiệc có nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Vera Wang và tài tử lừng danh Jackie Chan. Người đẹp Vera Wang nhất định không cho biết chiếc áo dạ hội cô mặc là do chính cô hay do người khác vẽ kiểu, tài tử Jackie Chan thì nói hôm nay đi ăn tiệc với Tổng Thống và Chủ Tịch Nước nên phải nghiêm chỉnh, không biểu diễn nhào lộn như lúc đóng phim. Nhưng thú vị nhất là khi nhìn thấy diva Barbara Streisand với chiếc áo sọc rạng rỡ có hàng cúc gắn kim cương, và nghe cô trả lời tại sao lại được mời dự tiệc khoản đãi ông Chủ Tịch Nước của Trung Quốc. Cô bảo lý do được mời “vì tôi làm việc cho nhà hàng Tầu”!!!

Trung Quốc và Hoa Kỳ - Thế và Lực

2011-01-19

Chủ tịch Trung Quốc chính thức thăm viếng Hoa Kỳ trong chuyến đi được Tổng thống Mỹ mô tả là quan trọng nhất từ 30 năm nay, kể từ chuyển đi lịch sử của lãnh tụ Đặng Tiểu Bình thăm nước Mỹ.

AFP PHOTO / Saul Loeb

Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong cuộc họp báo chung tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 19 tháng 1 năm 2011.

Hiển nhiên vấn đề kinh tế là một vấn đề quan trọng trong lịch trình thăm viếng của nhà lãnh đạo Trung Quốc. Việt-Long tìm hiểu về hồ sơ này cuộc trao đổi cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa.

Vị trí tương xứng?
Việt Long: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chính thức thăm viếng Hoa Kỳ trong bốn ngày. Khác với lần trước vào năm 2006, lần này, có lẽ ông được đón rước trọng thể hơn, nhưng quan hệ giữa hai quốc gia lại có nhiều vấn đề khá gay gắt, trong đó tất nhiên là có hồ sơ kinh tế. Để dễ theo dõi diễn biến của chuyến thăm viếng và những mâu thuẫn trong hồ sơ kinh tế, chúng tôi đề nghị ông trình bày về bối cảnh của vấn đề.
Dù mới chỉ bằng 40% của Mỹ thì cũng vượt qua Nhật từ năm ngoái để thành nền kinh tế thứ nhì thế giới, nếu kể về mệnh giá của đồng bạc.

Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn Xuân Nghĩa: Nói về bối cảnh, tôi xin trình bày sự thể khách quan trước, sau đó sẽ nói về các vấn đề riêng của từng nước, rồi mình mới đề cập tới hồ sơ kinh tế giữa hai quốc gia.

Trước hết, Hoa Kỳ là siêu cường Á châu từ 60 năm nay, đã buôn bán với châu Á nhiều hơn với châu Âu từ gần ba chục năm nay. Với dân Mỹ, đại lục địa này là vùng địa dư chiến lược cho quyền lợi quốc gia, nơi mà họ đầu tư trực tiếp nhiều gấp rưỡi tổng số đầu tư ngoại quốc của tất cả 24 nước Á, kể cả Nhật Bản, Hong Kong hay Úc Đại Lợi. Hoa Kỳ cũng tiếp nhận gần 300 tỷ đô la đầu tư của các nước Á châu, kể cả Trung Quốc hiện nay thật ra chưa sánh vào đâu.

Với dân số là một tỷ 300 triệu, đông hơn bốn lần nước Mỹ, Trung Quốc có sản lượng gần 6.000 tỷ đô la. Dù mới chỉ bằng 40% của Mỹ thì cũng vượt qua Nhật từ năm ngoái để thành nền kinh tế thứ nhì thế giới, nếu kể về mệnh giá của đồng bạc. Trung Quốc là một cường quốc đang lên và muốn có vị trí tương xứng với thế lực kinh tế của mình, trước tiên là tại châu Á.

Việt Long: Thưa ông, như vậy, khách quan mà nói thì Hoa Kỳ là siêu cường toàn cầu và coi châu Á là khu vực chiến lược. Trung Quốc là cường quốc mới nổi và đòi có cái thế xứng đáng với cái lực kinh tế của mình, trước tiên là tại Á châu. Thế rồi, quan hệ đôi bên xoay chuyển ra sao mà sau khi giải tỏa cho Trung Quốc mở ra ngoài từ năm 1972, và cho xứ này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO 10 năm về trước, Hoa Kỳ lại thấy Trung Quốc là vấn đề?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Lý do thì có rất nhiều. Lãnh đạo Trung Quốc cho là mình có cái thế kinh tế và cái quyền chính đáng sau khi xứ sở bị lụn bại trong hơn một thế kỷ và bị liệt cường sâu xé. Tinh thần "tự kỷ ám thị" truyền thống khiến họ cho rằng các nước khác - nhất là Mỹ - có ý đồ thù nghịch khi đòi họ phải tuân thủ những nguyên tắc hành xử có thể thu hẹp khả năng của họ.

Lãnh đạo Mỹ thuộc cả hai đảng thì trông đợi Trung Quốc là cường quốc biết điều và cùng thế giới tham gia giải quyết các vấn đề lớn của địa cầu nên muốn hợp tác trong tinh thần tích cực đó. Từ mấy năm nay, họ thấy sự thể lại không tốt đẹp như vậy, nhất là khi Hoa Kỳ còn mắc bận vào trận chiến chống khủng bố thì Trung Quốc trở thành ngang ngược hơn.

000_Was3653558250.jpg
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong bữa tiệc trưa ở Bộ Ngoại giao Mỹ Ngày 19 tháng 1 năm 2011, tại Washington. AFP Photo / Paul J. Richards.
Quốc hội Mỹ có nêu vấn đề, như Bắc Kinh thiếu thiện chí hợp tác trong nhiều hồ sơ của thế giới, từ việc giải trừ nguy cơ nhiệt hoá địa cầu tới việc can gián các chế độ gây bất ổn, như Iran tại Trung Đông và Bắc Hàn tại Đông Bắc Á hay nguy cơ nội chiến tại Sudan. Đã chẳng hợp tác, Bắc Kinh còn tìm lợi thế riêng khi khai thác sự bất ổn do các chế độ ấy gây ra, lẫn lợi dụng diễn đàn quốc tế, kể cả Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, để cản trở cộng đồng thế giới. Bên trong, Bắc Kinh chà đạp nhân quyền và đàn áp các khu vực như Tân Cương, Tây Tạng. Bên ngoài, Bắc Kinh bành trướng thế lực quân sự để uy hiếp các nước Á châu và còn trực tiếp đe dọa quyền lợi Mỹ bằng các nghiệp vụ tình báo, phá hoại mạng lưới điện toán, tuyên truyền và xuyên tạc.

Loại vấn đề ấy khiến quan hệ đôi bên căng thẳng và thượng đỉnh bị trở ngại cho tới khi lãnh đạo hai nước đồng ý là phải gặp gỡ, dù để nói ra chuyện bất đồng. Lần này người ta cho rằng có ít ra năm đề mục then chốt sẽ phải được thảo luận. Thứ nhất là nhân quyền, thứ nhì là Bắc Hàn, thứ ba là Iran, thứ tư là đối thoại về quân sự và thứ năm mới là hồ sơ kinh tế.

Mâu thuẫn
Việt Long: Bây giờ, bước qua hồ sơ kinh tế và tiến vào loại vấn đề chủ quan của hai nước, thưa ông, mâu thuẫn ở đây là gì?
Mỹ và yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt việc neo giá đồng bạc của họ vào Mỹ kim theo tỷ giá quá thấp làm hàng Trung Quốc thành quá rẻ nên thực tế là cạnh tranh bất chính.

Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn Xuân Nghĩa: Trước hết là vấn đề ngoại hối, nhưng không chỉ có chuyện ấy.

Kinh tế Hoa Kỳ có sức tiêu thụ trị giá hơn 10.000 tỷ đô la một năm và là thị trường nhập khẩu số một của thế giới. Trung Quốc là nước xuất khẩu số một và bán cho Mỹ hơn 290 tỷ đô la hàng hóa mà chỉ mua có hơn 70 tỷ, nhờ đó đạt xuất siêu mạnh với Hoa Kỳ và càng ngày càng nhiều.

Từ năm năm nay, Hoa Kỳ thấy đó là vấn đề và yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt việc neo giá đồng bạc của họ vào Mỹ kim theo tỷ giá quá thấp làm hàng Trung Quốc thành quá rẻ nên thực tế là cạnh tranh bất chính. Vì bị áp lực, Bắc Kinh có điều chỉnh tỷ giá đồng bạc, mà chỉ được vài năm và lên chừng 20% thì kinh tế thế giới bị Tổng suy trầm 2008-2009 nên lại trở về nếp cũ là định giá đồng Nguyên rất thấp để xuất khẩu dễ hơn hầu kinh tế của họ khỏi suy sụp. Do đó, Quốc hội Mỹ mới gây áp lực suốt năm ngoái và lần này, vấn đề ngoại hối sẽ lại được đặt ra.

Việt Long: Ông nói hồ sơ kinh tế không chỉ có chuyện ngoại hối, tức là còn vấn đề khác? Thí dụ như việc Trung Quốc nay đã thành chủ nợ của Mỹ và than phiền về chính sách kinh tế Hoa Kỳ?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Quả là có vấn đề này thật, nhưng chỉ là ấn tượng xoay thành chính trị.

Sau nhiều năm xuất siêu và gom vào dự trữ ngoại tệ nay đã lên tới 2.850 tỷ đô la, Trung Quốc quả là cho Mỹ vay tiền và nắm trong tay hơn 900 tỷ đô la Công khố phiếu Hoa Kỳ, chưa kể hơn 450 tỷ đầu tư vào hai doanh nghiệp bán công là Fannie May và Freddie Mac. Vì vậy, lãnh đạo xứ này nghĩ là ta nắm dao đằng chuôi và trên thế mạnh đó có thể gây áp lực về nhiều chuyện khác. Kể cả đòi triệt hạ Mỹ kim và đưa đồng Nhân dân tệ lên loại ngoại tệ dự trữ. Nhưng sự thật nó lại rắc rối hơn vậy, vì cái thế của Trung Quốc chưa thể bằng cái lực của Mỹ!

Ta biết Hoa Kỳ mắc nợ cỡ 14.000 tỷ đô la, trong đó nợ công chúng là hơn 9.000 tỉ, phần còn lại là chính phủ nợ nhà nước! Phân nửa khoản 9.000 này là nợ nước ngoài; phân nửa số ngoại trái hơn 4.000 tỉ đó là nợ các nước Á châu, là hơn 2.000 tỷ. Khoản nợ với Trung Quốc chưa bằng phân nửa số đó, tức là chỉ ở khoảng 10% tổng số nợ của Mỹ với công chúng mà thôi.

white_house_hu-305.jpg
Nghi lễ đón tiếp Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào tại Tòa Bạch Ốc sáng 19/1/2011. RFA Photo by Wei Ling/Cantonese.
Thật ra, nếu đầu tư cách khác mà an toàn và có lời hơn thì Bắc Kinh đã chẳng mua Công khố phiếu Mỹ. Khốn nỗi, thị trường trái phiếu Mỹ có mức lưu hoạt và có độ sâu và rộng nhất so với các thị trường khác, kể cả thị trường lớn hơn mà kém giá trị là Nhật Bản. Vì vậy Bắc Kinh cho Mỹ vay thì vẫn an toàn hơn cả, nhưng vẫn gây ấn tượng, tức là làm ra vẻ, cứu giúp nước Mỹ.

Thứ nữa, Mỹ kim vẫn là ngoại tệ phổ biến nhất, sử dụng cho 40% lượng giao dịch toàn cầu và chiếm 70% số dự trữ ngoại tệ của các nước trên thế giới nên vẫn duy trì được thế đứng của nó ít ra vài chục năm nữa. Trong khi ấy, đồng Nhân dân tệ chưa thể là ngoại tệ giao hoán phổ biến và càng khó là ngoại tệ dự trữ khi chưa được trao đổi tự do, với giá trị lên xuống theo quy luật cung cầu. Muốn như vậy thì Bắc Kinh phải thả nổi đồng bạc, như các nước yêu cầu từ lâu mà họ không dám làm! Tựu trung thì đây chỉ là chuyện tuyên truyền của lãnh đạo để ru ngủ dư luận người dân ở nhà về thế lực của quốc gia và để dọa nạt những người ít hiểu biết ở bên ngoài. Thật ra, tranh chấp kinh tế giữa hai nước nằm ở chỗ khác.

Đồng tiền mạnh
Việt Long:
Vậy theo ông thì mối tranh chấp đó là gì khi mà Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vừa trả lời báo Washington Post và New York Times đại kháo rằng thời đại mà đồng mỹ kim thống trị nền tài chính thế giới bây giờ đã chấm dứt?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Sau nhiều thập niên tiêu thụ nhiều mà tiết kiệm ít đi, Hoa Kỳ lại bị nạn Tổng suy trầm 2008-2009 và năm qua gây bội chi quá lớn rồi vay mượn quá nhiều. Vì vậy, nước Mỹ đang bước vào chu kỳ điều chỉnh để chi tiêu dè xẻn hơn hầu còn trả nợ. Và phải xuất khẩu nhiều hơn, hết nhập khẩu dễ dàng như trước. Đó là một lẽ khách quan. Khi Tổng thống Obama ban bố quốc sách xuất khẩu vào tháng Ba năm ngoái, với chủ trương là bộ máy công quyền phải yểm trợ các doanh nghiệp tăng gia xuất khẩu, Bắc Kinh coi đó là điều cực bất lợi. Lý do là kinh tế Trung Quốc vẫn còn quá lệ thuộc vào xuất khẩu và vào thị trường nhập khẩu Hoa Kỳ.

Trong bối cảnh bất trắc đó, Trung Quốc lại e sợ là đà tăng trưởng năm nay có thể giảm, chỉ còn hơn 8%, là điều rất nguy vì sẽ gây ra thất nghiệp và động loạn xã hội. Đã vậy, xuất khẩu năm nay có lẽ chỉ tăng 10% thay vì 30% như năm ngoái. Vì đôi bên đều cần bán hàng nhiều hơn nên yêu cầu đối nghịch về ngoại thương đưa hai quốc gia này vào mọi loại tranh chấp kinh tế.
TQ không tôn trọng những cam kết về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cản trở doanh nghiệp My đầu tư vào Hoa lục trong khi vẫn nâng đỡ và trợ cấp doanh nghiệp.

Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa
Ngoài vấn đề ngoại hối, hai bên cùng tranh cãi tội vi phạm quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới và phía Hoa Kỳ còn khiếu nại nhiều chuyện. Như Trung Quốc không tôn trọng những cam kết về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cản trở doanh nghiệp My đầu tư vào Hoa lục trong khi vẫn nâng đỡ và trợ cấp doanh nghiệp của mình một cách bất chính. Vì những mâu thuẫn chằng chịt và phải nói là sinh tử cho cả hai, tôi trộm nghĩ là thượng đỉnh kỳ này sẽ không thể giải quyết được hết và kết quả là sẽ gây căng thẳng cho quan hệ giữa hai nước trong năm nay.

Việt Long: Câu hỏi cuối, thưa ông, Chủ tịch Hồ Cầm Đào sẽ về hưu sau Đại hội 18 trong hai năm tới, cũng là khi Tổng thống Obama lại tái tranh cử, vào năm 2012 đó. Vì vậy, hai người phải chứng tỏ là mình có đạt thành quả gì từ Thượng đỉnh này chứ?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là có. Ông Hồ Cẩm Đào có nhu cầu tuyên truyền về thành quả với dân chúng và nhất là thuyết phục các lãnh tụ khác ở nhà về sự cứng rắn của mình khi đi Mỹ. Với dư luận Mỹ, ông cũng cần phô bày thiện chí hợp tác của Trung Quốc. Ông ta vận dụng các doanh nghiệp Mỹ đang làm ăn tại Hoa lục để nói tốt cho Trung Quốc; hứa hẹn nhiều hợp đồng lên tới cả chục tỷ để chiêu dụ doanh gia Mỹ; sẽ thăm một hãng sản xuất phụ tùng có vốn đầu tư Trung Quốc tại Chicago để nói tới sự đóng góp của Trung Quốc cho kinh tế và công nhân Mỹ, sẽ nói tới hy vọng hợp tác để phát triển công nghệ sạch, v.v... Nhưng kể về thực lực thì phần đóng góp đó của Trung Quốc chưa có gì đáng kể và thua xa nhiều nước Á châu khác, từ New Zealand nhỏ xíu tới Đài Loan, Ấn Độ, Nam Hàn đến Úc hay Nhật.

Phần mình, Tổng thống Obama có nhu cầu chứng tỏ sự ôn hoà nhũn nhặn của mình, nhưng khó chờ đợi gì hơn từ phía Bắc Kinh về chuyện kinh tế. Trong khi về an ninh, ông không thể nhượng bộ gì thêm khi mà đảng Cộng Hoà đã chiếm thế mạnh trong Quốc hội và đòi hỏi một lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh về các hồ sơ an ninh và quân sự. Vì vậy mà thượng đỉnh này sẽ có ấn tượng hào nhoáng tưng bừng, nhưng khó san bằng những dị biệt giữa hai nước.

Việt Long: Xin cảm tạ ông Nguyễn Xuân Nghĩa.


Hy vọng gì từ chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc?

Chủ tịch Trung Quốc đáp máy bay đến Washington hôm thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2011, bắt đầu chuyến viếng thăm chính thức của ông tại Hoa Kỳ.

RFA Photo by Wei Ling/Cantonese

Tổng thống Obama và Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào tại Tòa Bạch Ốc sáng 19/1/2011.

Đây có phải là động thái làm ấm lại mối quan hệ Mỹ - Trung sau những bất đồng trong thời gian qua?

Quỳnh Chi hỏi chuyện bà Elizabeth Economy, Chuyên viên cao cấp đồng thời là Giám đốc nghiên cứu Châu Á thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ.

Tiền đề phát triển quan hệ

Quỳnh Chi: Chào bà Elizabeth Economy, cám ơn bà đã sắp xếp thời gian cho cuộc phỏng vấn này. Trước tiên bà có thể nói sơ qua lịch trình của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong chuyến công du Hoa Kỳ không ạ?

Ông Hồ Cẩm Đào cũng sẽ về hưu năm 2012 và tôi nghĩ chuyến đi này là nổ lực nhằm duy trì mối quan hệ hai nước cũng như tạo tiền đề cho mối quan hệ đó phát triển thêm.

Bà Elizabeth Economy

Elizabeth Economy: Ông Hồ Cẩm Đào tới Washington, ăn tối với Tổng thống Barck Obama. Sau đó, ông ta sẽ đến Chicago, tiếp xúc Thị trưởng ở đó cũng như những công ty Trung Quốc và trường học để thể hiện sự hợp tác của 2 quốc gia về phương diện văn hóa và đầu tư. Nói chung, mục đích của chuyến viếng thăm không chỉ là về chính trị.

Quỳnh Chi: Vậy mục đích của chuyến đi này của ông Hồ Cẩm Đào là gì thưa bà?

Elizabeth Economy: Tôi nghĩ chuyến đi này của ông Hồ Cẩm Đào là việc đáp lại chuyến đi của Tổng thống Obama tháng 11 năm 2009. Thêm vào đó, ông Hồ Cẩm Đào cũng sẽ về hưu năm 2012 và tôi nghĩ chuyến đi này là nỗ lực nhằm duy trì mối quan hệ hai nước cũng như tạo tiền đề cho mối quan hệ đó phát triển thêm.

Quỳnh Chi: Chúng ta biết rằng trong năm qua mối quan hệ của hai nước không được mặn mà vì những bất đồng về trị giá đồng Nhân dân tệ, thương mại, nhân quyền, vấn đề Đài Loan và Bắc Triều Tiên. Bà có nghĩ rằng chuyến đi này nhằm xoa dịu những căng thẳng đó hay không?

Elizabeth Economy: Tôi nghĩ là chuyến đi này đã được lên kế hoạch từ trước nhằm đáp lại chuyến viếng thăm của ông Obama năm 2009. Cho nên theo tôi nghĩ thì nó không hẳn là vì mục đích giải quyết những căng thẳng hai nước phải đối mặt trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, tôi cũng không phủ nhận rằng cuộc gặp gỡ của hai vị Tổng thống là rất tốt vì tôi cho rằng những bất đồng còn tồn tại giữa 2 nước cần được giải quyết.

Quỳnh Chi: Tôi được biết ông Hồ Cẩm Đào có buổi ăn tối riêng với Tổng thống Mỹ vào tối thứ 3 và một buổi dạ tiệc chính thức vào thứ 4. Chắc chắn họ có rất nhiều việc để nói. Vậy nội dung chính sẽ được trao đổi sẽ là vấn đề gì thưa bà?

000_Was3650675-250.jpg
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đón Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại sân bay ngày 18 tháng 1 năm 2011. AFP Photo.
Elizabeth Economy: Những vấn đề sẽ được bàn thảo là thương mại hai nước, tiền Nhân dân tệ, và công nợ của Hoa Kỳ. Ngoài ra về an ninh, vấn đề Bắc Hàn và Iran sẽ là những điểm chính. Và tôi nghĩ là Hoa Kỳ sẽ thúc giục Trung Quốc có những thỏa thuận nhằm tiến hành các cuộc đàm phán những vấn đề về chương trình hạt nhân cũng như an ninh mạng. Về chính trị thì Hoa Kỳ sẽ thúc giục những vấn đề về cải cách hệ thống chính trị, nhân quyền của Trung Quốc. Phía Trung Quốc sẽ nói về vấn đề Đài Loan hay về Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng các vấn đề liên quan đến chính sách quốc nội và quốc tế của nước này.

Quỳnh Chi: Theo bà thì hai bên trông đợi gì từ cuộc gặp này thưa bà?

Elizabeth Economy: Phía Trung Quốc chắc là mong muốn hình ảnh tích cực của ông Hồ Cẩm Đào xuất hiện trên truyền thông. Ông Hồ Cẩm Đào sẽ về hưu trong năm tới nên muốn để lại những ấn tượng đẹp để mọi người thấy rằng Trung Quốc có một mối quan hệ tốt với quốc tế. Hoa Kỳ thì muốn thấy kết quả rõ rệt hơn đối với những vấn đề mà Hoa Kỳ quan tâm. Nói chung là chúng tôi ít quan tâm đến hình ảnh mà quan tâm hơn đến kết quả những vấn đề bàn thảo.

Quỳnh Chi: Cho đến bây giờ đã có những tiên đoán nào về kết quả của cuộc gặp này không?

Elizabeth Economy: Nhiều nhà quan sát cho rằng cuộc gặp này là một trong những cuộc gặp quan trọng nhất trong thời gian qua khi mà hai nhà lãnh đạo của nền kinh tế lớn nhất gặp mặt. Tuy nhiên, tôi có cảm giác rằng đây là một hội nghị thượng đỉnh ở giai đoạn mở đầu mà qua đó, chúng ta không nên hi vọng có những đột phá lớn trong quan hệ Mỹ - Trung. Và cái mà chúng tôi hy vọng chỉ là tiến triển trong những vấn đề vừa nêu và chúng tôi chỉ tiếp tục tìm những điểm chung trong quan hệ hợp tác với Trung Quốc.

Quỳnh Chi: Vậy bà có nghĩ là cuộc gặp này là một cách tốt để phát triển giao bang 2 nước?

Elizabeth Economy: Tôi nghĩ là mối giao hảo giữa lãnh đạo 2 nước là rất quan trọng nhưng mà tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ đạt được điều đó. Tôi nghĩ là chúng ta đã biết rằng tính cách của 2 vị lãnh đạo này không giống nhau nhiều. Và có thể là Hoa Kỳ đang mong rằng trong tương lai Chủ tịch nước mới của Trung Quốc sẽ có nhiều điểm chung hơn với lãnh đạo Hoa Kỳ.

Quỳnh Chi: Vâng, chúng ta sẽ đợi xem những gì xảy ra trong những ngày ông Hồ Cẩm Đào lưu lại nơi đây. Cám ơn bà đã dành thời gian cho đài chúng tôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét