Hai năm qua, số tiền mà Trung Quốc cho các nước phát triển vay còn cao hơn so với Ngân hàng Thế giới. Trung Quốc thực chất đang mưu lợi nhiều mục tiêu sau việc này.
Thêm dấu hiệu cho thấy tầm ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc và động lực đằng sau việc đảm bảo nguồn tài nguyên của nước này.
Theo nghiên cứu của Financial Times, trong năm 2009 và 2010, Ngân hàng phát triển Trung Quốc và Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc đã ký kết các hợp đồng cho vay trị giá ít nhất 110 tỷ USD tương đương 70 tỷ euro cho chính phủ và công ty thuộc các nước đang phát triển.
Trong khi đó, từ giữa năm 2008 đến giữa năm 2010, bộ phận tín dụng của Ngân hàng Thế giới cam kết cho vay 100,3 tỷ USD, lượng tiền cao kỷ lục để giúp các nước ứng phó với khủng hoảng tài chính.
ảnh minh họa (IE) |
Khối lượng các khoản vay lớn như trên do 2 ngân hàng của Trung Quốc cung cấp cho thấy chính quyền Bắc Kinh đang áp dụng mô hình toàn cầu hóa kiểu Trung Quốc, như một phần trong động lực giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu phương Tây.
Khủng hoảng tài chính cho phép chính phủ Trung Quốc bảo đảm cho quyền lợi thương mại của các công ty năng lượng bằng cách cung cấp các khoản vay cho nhóm nước sản xuất năng lượng đi kèm với điều kiện nhất định ở thời điểm các nước khó tìm được nguồn tài chính.
Thỏa thuận trên bao gồm các hợp đồng cho vay đổi lấy dầu với Nga, Venezuela và Braxin ngoài ra còn cả các hợp đồng dành cho công ty Ấn Độ để mua thiết bị, dự án hạ tầng tại Ghana và đường sắt tại Achentina.
Ngân hàng Thế giới cho đến nay đã tìm cách để hợp tác với chính phủ Trung Quốc để ngăn sự cạnh tranh về các khoản vay.
Trong quá khứ, chính Trung Quốc đã là đối tượng nhận nhiều tiền nhất từ Ngân hàng Thế giới.
Ông Robert Zoellick, chủ tịch Ngân hàng Thế giới, nói: “Một trong những chủ đề mà chúng tôi đã thảo luận với chính phủ Trung Quốc chính là việc làm sao để chúng tôi có thể làm việc với nhau nhằm chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ nhóm nước đang phát triển, dù đó là Đông Nam Á hay châu Phi.”
Các khoản vay của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc có các điều kiện đi kèm dễ chịu hơn so với khoản vay của Ngân hàng Thế giới. Đổi lại, phía Bắc Kinh nhận được một số thỏa thuận. Các khoản vay cũng yêu cầu về điều kiện minh bạch thấp hơn.
Việc Trung Quốc ồ ạt cho các công ty xuất khẩu dầu mỏ vay tiền đã khiến phía Mỹ lo lắng về an ninh năng lượng.
Ông Erica Downs, chuyên gia về Trung Quốc tại viện Brookings, chỉ ra ảnh hưởng từ động thái trên lên quyền lợi của Mỹ khá rõ ràng: “Khoản vay của các ngân hàng Trung Quốc cho thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc lo lắng nhiều hơn về hoạch định chính sách kinh tế tại nhóm nước nhận tiền vay và họ không giảm lượng dầu mà nhóm nước này cung đến Mỹ. Nói cách khác, các khoản vay từ nhóm ngân hàng Trung Quốc đang khiến cho sức mạnh của nhóm chống lại Mỹ tại châu Mỹ - Latinh lớn hơn.”
Chính phủ Trung Quốc còn sử dụng hoạt động tín dụng của các ngân hàng để đẩy mạnh mục tiêu quốc tế hóa đồng nhân dân tệ.
Ví dụ, hơn một nửa trong 20 tỷ USD các khoản vay dành cho Venezuela được định giá bằng đồng nhân dân tệ và với mục tiêu mua hàng và thiết bị từ Trung Quốc.
(Theo Financial Times)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét