Các đại biểu tại hội thảo “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” - ảnh: Nghĩa Phạm |
Biển Đông đã trở thành một vấn đề mang tầm quốc tế, thu hút sự quan tâm và chú ý của đông đảo học giả, nhà nghiên cứu từ nhiều nước trên thế giới.
Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ hai với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” do Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam đồng tổ chức khai mạc hôm qua tại TP.HCM và kéo dài trong 2 ngày.
Danh sách các học giả quốc tế tham dự là 59 người, đại diện các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam có 9 người, ngoài ra còn có khoảng gần 50 đại biểu Việt Nam.
Chưa bao giờ, tôi xin nhắc lại là chưa bao giờ Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa cả | |
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh (Học viện Ngoại giao) |
Trong bài diễn văn khai mạc, Giám đốc Học viện Ngoại giao Dương Văn Quảng nhấn mạnh: “Trong suốt một năm qua, tình hình ở biển Đông có nhiều chuyển biến quan trọng, thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận Việt Nam và quốc tế… hòa bình và ổn định vẫn được duy trì ở biển Đông nhưng không ít va chạm ở quy mô nhỏ đã xảy ra, phần nào làm cho tình hình thêm căng thẳng và các bất đồng hiện có thêm phức tạp”. Ông cũng kêu gọi các học giả tiếp tục tôn trọng các nguyên tắc thẳng thắn, khách quan, trung thực, xây dựng và cầu thị để cho hội thảo được thành công.
Các học giả quốc tế thảo luận nhiều mặt của các vấn đề ở biển Đông - ảnh: Nghĩa Phạm |
Thiếu tướng (đã nghỉ hưu) Vinod Saighal của Ấn Độ và GS Bronson Percival của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược CAN (Mỹ) đã nhận được những câu hỏi chất vấn từ một đại diện của Trung Quốc yêu cầu cho biết “lợi ích của Ấn Độ và Mỹ trong tranh chấp biển Đông là gì?”. Tướng Vinod cho rằng tuy Ấn Độ không tham gia trực tiếp tranh chấp nhưng Ấn Độ có lý khi lo lắng về hòa bình trong khu vực bị những căng thẳng của tranh chấp biển Đông đe dọa. GS Bronson thì cho rằng Mỹ muốn duy trì tự do hàng hải và muốn các bên tranh chấp tìm kiếm biện pháp giải quyết một cách hòa bình và tôn trọng các quy định của luật pháp quốc tế.
Sau đó, học giả Daniel Shaeffer của Pháp khẳng định: “Trong lịch sử, Trung Quốc chưa bao giờ thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và hành động chiếm đóng Hoàng Sa bằng vũ lực là trái với các quy định của luật pháp quốc tế và không được cộng đồng thế giới công nhận”. Liên quan tới đường đứt khúc 9 đoạn thì GS Hasjim Djalal của Indonesia nhắc lại: “Đến giờ, chúng tôi vẫn chưa hiểu được thực sự của các yêu sách của Trung Quốc trên vùng biển Đông là gì? Chúng tôi cũng chưa bao giờ nhận được giải thích thỏa đáng từ các học giả Trung Quốc về vấn đề này”.
Tiến sĩ Trần Trường Thủy của Học viện Ngoại giao nhắc tới việc bắt giữ ngư dân của chính quyền Trung Quốc và GS Tô Hạo của Đại học Ngoại giao Trung Quốc đặt câu hỏi về quan điểm của tác giả trong vấn đề này. Tiến sĩ Thủy cho rằng có những cách nhìn khác nhau trong vấn đề chủ quyền, đặc biệt là Trung Quốc cho rằng vùng biển này thuộc “chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc” cho nên đã thành lập những đội tàu ngư chính để thực thi “pháp luật Trung Quốc” nhưng lại trên vùng biển thuộc chủ quyền của những nước khác.
Trả lời ý kiến của các đại biểu Trung Quốc rằng từ những năm 1950, Việt Nam đã chính thức thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa, tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh thuộc Học viện Ngoại giao khẳng định: “Chưa bao giờ, tôi xin nhắc lại là chưa bao giờ Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa cả”.
Đường đứt khúc 9 đoạn rất yếu về mặt pháp lý Ông nói Trung Quốc nên công khai và làm rõ yêu sách của mình, đối thoại với các nước trong khu vực về các khác biệt nảy sinh. Ông Schaeffer cũng cho rằng, nếu đối thoại giữa các bên để giải quyết xung đột không có tiến triển, cần tính đưa các tranh chấp khu vực ra Tòa án Luật Biển hoặc Tòa án Công lý quốc tế. Trong tham luận của mình, GS Erik Franckx, Trưởng khoa Luật quốc tế và châu Âu, Đại học Brussels (Bỉ) phân tích tính pháp lý về bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn ở biển Đông do Trung Quốc tuyên bố. Theo ông Franckx, việc Trung Quốc đơn phương vẽ ra một bản đồ như vậy gây phản ứng mạnh trên quốc tế, làm nảy sinh nhiều câu hỏi về nguồn gốc, ý nghĩa và tác động của nó đối với biển Đông. Trọng Kha Dịch vụ bản đồ trực tuyến của Trung Quốc không đáng lo T.Kha |
“Lợi ích cốt lõi” là lợi ích gì? Trọng Kha |
Luật gia Hoàng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét