Nam Bang Thủy Tổ Kinh Dương Vương: Cuốn sách góp phần làm sáng tỏ cội nguồn dân tộc

thanhtra.com.vn
Cập nhật lúc: 06:53 20/02/2013



(Thanh tra)- Cuốn sách “Nam Bang Thủy Tổ Kinh Dương Vương” do nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Quốc Thịnh làm chủ biên là tư liệu được sưu tầm, sao chép, tổng hợp, biên soạn lại từ các truyền thuyết, những bài văn bia, thần phả, thần tích, các công trình nghiên cứu, tham luận của nhiều học giả từ cổ chí kim… nhằm cung cấp cho độc giả những thông tin đã, đang và còn hiện hữu về thời kì sơ khai đất Việt.

Từ đó, nhằm tiếp tục xác định khái niệm, rằng cội nguồn của đất Việt đã tồn tại ba thế hệ quân vương kế tiếp nhau lập quốc: Kinh Dương Vương (cha), Lạc Long Quân (con) và Hùng Vương (cháu).

Huyền thoại và hiện hữu


Lăng mộ, đền thờ Kinh Dương Vương, nhân vật huyền thoại được coi là “Nam Bang Thủy Tổ” (Thủy Tổ nước Nam) vẫn tồn tại, lưu giữ, tôn tạo tại thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Phần mộ của Thủy Tổ và ngôi đền thờ được xây trên vùng đất cao bên bờ sông Đuống. Lăng nhìn ra sông, có nhiều bậc tam cấp xuống tận mép nước. Đền xây trong làng, cổng Tam môn có đôi rồng đá chầu vào và những trụ đèn lồng 2 bên cánh phong đắp nổi hình võ sĩ giáp trụ oai nghiêm.

Từ ngoài nhìn vào, cổng Tam môn đắp nổi bốn chữ Hán “Thủy Tổ Đài Môn” (cửa đền thờ Đức Thủy Tổ). Từ trong nhìn ra, đắp nổi ba chữ “Ẩm Tư Nguyên” (uống nước nhớ nguồn). Ngay lối vào lăng có 1 tấm bia đá khắc nổi 2 chữ Hán “Hạ Mã” nhắc nhở mọi người xuống ngựa (xe) trước khi vào viếng.

Lăng mộ Kinh Dương Vương được ghép toàn bằng đá xanh. Trên lăng khắc nổi 2 chữ Hán cổ “Bất Vong” (trường tồn, không bao giờ mất). Tấm  bia đá trong lăng khắc sâu bốn chữ Hán lớn “Kinh Dương Vương lăng” (lăng Kinh Dương Vương). Phần lạc khoản cho thấy, tấm bia được khắc dựng trong lần trùng tu vào năm Minh Mạng thứ 21 (năm 1840).
 

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đánh trống khai hội Kinh Dương Vương Xuân Nhâm Thìn (2012)
 
Trong đền thờ Thủy Tổ, ở gian tiền tế có 2 bức đại tự: “Nam Bang Thủy Tổ” (Thủy Tổ nước Nam) và “Thần Tiên Thiên Tử” (con của Thần, Tiên và Trời). Trong gian chính điện, ở vị trí trang trọng nhất đặt ngai, bài vị thờ Kinh Dương Vương với bức đại tự: “Nam Bang Thủy Tổ”. Bên phải là ngai, bài vị thờ cha Lạc Long Quân với bức đại tự: “Hải Khoát Sơn Tràng” (biển rộng núi dài). Bên trái là ngai, bài vị thờ mẹ Âu Cơ với bức đại tự: “Bách Việt Tổ”.

Sách “Đại Nam Nhất thống chí” chép rằng, năm 1840, thời Vua Minh Mạng, lăng được trùng tu. Các bậc cao niên trong làng Á Lữ cho biết, nhân dân địa phương còn lưu giữ được nhiều sắc phong của nhiều vương triều phong kiến khẳng định đây là lăng tẩm đế vương khai sinh nước Việt và hàng năm được thờ phụng theo nghi lễ quốc khánh.

Trong khuôn viên đền thờ Kinh Dương Vương còn có chùa Đông Linh Bát Nhã thờ Tam tòa Thánh Mẫu, gồm: Thiên Tiên Thánh Mẫu (tức Tiên Nương công chúa, con gái cụ Vụ Tiên, vợ cụ Đế Minh, thân mẫu Lộc Tục, tức Kinh Dương Vương); Thượng Ngàn Thánh Mẫu (tức Nữ Thần Long, vợ cụ Kinh Dương Vương, thân mẫu Sùng Lãm, tức Lạc Long Quân) và Thủy Tiên Thánh Mẫu (tức mẹ Âu Cơ)…
 
 
Tưởng nhớ Tổ tiên, từ hàng nghìn năm nay, cứ vào ngày 18 tháng Giêng Âm lịch, nhân dân từ khắp mọi miền đất nước nô nức về dự lễ hội, thắp hương tưởng nhớ Thủy Tổ Kinh Dương Vương, Thế Tổ Lạc Long Quân, Tam Vị Thánh Tổ và dự hội phục euộc (hội tắm gội) tại ấp Phúc Thần, làng Á Lữ, vùng Luy Lâu, Kinh Bắc (nay là thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Hội này vẫn được duy trì cho đến tận ngày nay.

Trăn trở của tác giả

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Quốc Thịnh, tác giả của hàng chục đầu sách nghiên cứu về văn hóa, con người vùng Kinh Bắc, trong đó có cuốn “Nam Bang Thủy Tổ Kinh Dương Vương” nguyên là cán bộ Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Hà Bắc (cũ). Ông là người Bắc Ninh.

Trong quá trình công tác, ông có nhiều trăn trở về các di tích lịch sử còn sót lại và hiện đang được lưu giữ tại khu lăng và đền thờ Kinh Dương Vương tại thôn Á Lữ. Trước khi viết các bài báo, rồi in thành sách, ông đã trao đổi với rất nhiều người có chuyên môn, có trách nhiệm mong nhận được sự chia sẻ. Đơn cử: Gọi Vua Hùng là Quốc Tổ thì không biết xếp Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân vào thứ bậc nào. Bởi, từ thủa ấu thơ, thầy cô đã dạy cho chúng ta về lịch sử Việt Nam rằng Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân, rồi Lạc Long Quân mới sinh ra Vua Hùng. Nếu ta gọi Kinh Dương Vương là Thủy Tổ, thì Lạc Long Quân sẽ là Thế Tổ, còn Hùng Vương chỉ là… Bác Tổ (vì là con trưởng trong đàn con nở ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ).

Bút tích Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong lần về dâng hương, viết lưu niệm tại khu di tích lăng và đền thờ Kinh Dương Vương (2009).

Theo GS Sử học Phan Huy Lê, lịch sử của bất cứ một đất nước nào cũng bắt đầu từ huyền thoại và truyền thuyết. Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Hùng Vương… đều là những nhân vật huyền thoại. Việc tìm thấy các khu lăng mộ là chứng tích của những huyền thoại được các thế hệ về sau lịch sử hóa. Việc ghi nhớ các nhân vật huyền thoại này là sự tưởng nhớ nguồn gốc xa xưa của Tổ tiên.

Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Trần Quốc Thịnh, cúng giỗ Vua Hùng (ở Phú Thọ) là chúng ta tri ân vị vua Tổ thứ ba của người Việt thời dựng nước, có công sáng lập nước Văn Lang truyền 18 đời vua. Cúng giỗ xong ở Phú Thọ, lẽ ra chúng ta phải tổ chức hành hương về làng Á Lữ để lễ Vương Thuỷ Tổ Kinh Dương, Vương Thế Tổ Lạc Long Quân và Quốc mẫu Âu Cơ nhằm tri ân con người và mảnh đất đã sinh ra Hùng Vương; đồng thời cũng là nơi chôn nhau cắt rốn của người.

Cuốn sách “Nam Bang Thủy Tổ Kinh Dương Vương” được Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc ấn hành lần đầu năm 2011, lần thứ 2 năm 2012 và năm 2013 sẽ in lần thứ 3. Đây là một trong những công trình nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Quốc Thịnh “rút ruột rút gan” để thực hiện, mặc dù hiện nay tác giả đã bước qua tuổi “thất thập cổ lai hi”. Công sức của ông đã được đền đáp khi nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà chuyên môn, quản lý… Cuốn sách là một gợi ý có giá trị nhằm đạt được sự đầy đủ hơn, thuyết phục hơn về việc lý giải cội nguồn dân tộc Việt.

Được biết, sắp tới, UBND tỉnh Bắc Ninh sẽ thực hiện chương trình hội thảo, trùng tu, tôn tạo khu di tích để tương xứng với vị trí của nó trong trái tim nhiều thế hệ con cháu Lạc Hồng. Cụm di tích lịch sử lăng và đền thờ Kinh Dương Vương tại Á Lữ cũng đang được gấp rút hoàn chỉnh hồ sơ, đề nghị Chính phủ công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia hạng đặc biệt.

    Thế Lữ

Nhiều thương hiệu điêu đứng

NGHỀ NƯỚC MẮM NGẮC NGOẢI (*)
nld.com.vn - Thứ Tư, 24/10/2012 23:03

Hầu hết cơ sở sản xuất nước mắm trong nước đều đang giảm quy mô sản xuất, nhiều hợp đồng có thể bị hủy, nhiều thương hiệu có thể bị mất uy tín


Tại một cơ sở sản xuất nước mắm ở Phú Quốc. Nhiều cơ sở sản xuất nước mắm ở huyện đảo
này đang gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu. Ảnh: THỐT NỐT
Do bị thương lái Trung Quốc tranh mua, ngành sản xuất nước mắm cả nước đang lâm vào cảnh đình đốn.
“Nước mắm Phú Quốc” có thể bị vỡ hợp đồng
 Bà Nguyễn Thị Tịnh, Chủ tịch Hội Nước mắm Phú Quốc (huyện Phú Quốc - Kiên Giang), cho biết toàn huyện đảo này hiện có 90 doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ sản xuất nước mắm. Sản lượng trung bình hằng năm khoảng 250 triệu lít. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều DN đang gặp nhiều khó khăn vì ngay sau khi nhãn hiệu “Nước mắm Phú Quốc” được đưa vào danh sách bảo hộ ở thị trường châu Âu, nguồn nguyên liệu dùng để chế biến sản phẩm này đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt trầm trọng.
Theo bà Tịnh, mùa thu hoạch cá cơm ở Phú Quốc bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 11. Hiện một số DN đã ký hợp đồng xuất khẩu nước mắm sang châu Âu. Do đó, nếu thiếu nguyên liệu, không chỉ DN bị vỡ hợp đồng mà cả thương hiệu “Nước mắm Phú Quốc” cũng có thể bị mất uy tín. “Các DN không thể nào chạy theo mua nguyên liệu cá cơm với giá cao như thương lái Trung Quốc vì sản phẩm làm ra sẽ rất khó cạnh trạnh, thậm chí lỗ nặng” - bà Tịnh cho hay.
Đà Nẵng: Nhiều cơ sở chuyển nghề
Sáng 24-10, chúng tôi đến làng sản xuất nước mắm Nam Ô, đi đến đâu cũng thấy sản xuất bị đình trệ, không còn sầm uất như những năm trước. Bà Mai Thị Chước, người có hơn 40 năm làm nước nắm cá cơm ở Nam Ô, nổi tiếng với thương hiệu “nước mắm cá cơm Thanh Phú”, ngán ngẩm cho biết: “Chính vì cá cơm bị thương lái Trung Quốc thu mua đội giá nên quy mô sản xuất tại cơ sở của gia đình tôi bị thu hẹp. Trước đây, mỗi ngày tôi sản xuất từ 200 đến 300 lít nhưng hiện nay, chỉ làm cầm chừng khoảng 50 lít để bán cho khách hàng thân quen”. Bà Chước cũng cho biết gần đây, mặc dù giá nguyên liệu cá cơm mua vào tăng cao nhưng cơ sở của bà lại không dám tăng giá bán sản phẩm vì sợ mất mối.
Cơ sở sản xuất của bà Phạm Thị Nguyệt với thương hiệu “nước mắm cá cơm Hiệp Hải” và cơ sở sản xuất nước mắm cá cơm nổi tiếng của bà Hai Cử cũng đang gặp khó khăn tương tự nên phải thu hẹp sản xuất. Bà Nguyệt cho biết không ít gia đình làm nghề nước mắm cá cơm truyền thống ở Nam Ô đã tạm ngừng sản xuất để chờ giá cá nguyên liệu hạ xuống mới sản xuất trở lại. Nhiều người sản xuất nước mắm đang phải chuyển sang mua bán hải sản nhỏ lẻ để kiếm sống qua ngày.
Nước mắm làng Yến... chờ chết
Nổi tiếng hơn 300 năm nhưng hiện nay, các cơ sở sản xuất nước mắm cá cơm ở làng Yến (xã An Hòa, huyện Tuy An - Phú Yên) đang ngắc ngoải chờ chết vì không còn nguyên liệu cá cơm.
Nổi tiếng một thời ở đây phải kể đến lò nước mắm bà Tư Lưỡng. Không chỉ với quy mô đến hơn 100 thùng (mỗi năm cho ra thị trường hơn 100.000 lít) mà nước mắm của cơ sở này luôn có giá cao hơn thị trường nhờ được nhiều người ưa chuộng. Thế nhưng lò nước mắm này cũng đang lâm vào cảnh tiêu điều. “Nước mắm làng Yến nổi tiếng vì cá cơm ở đây sạch, không có mùi bùn, cá đánh bắt được trong đêm, sáng đưa vào bờ rửa sạch và đưa ngay vào thùng.
Cá cơm không qua ướp lạnh nên nước mắm ngon. Bây giờ cá cơm ở đây không còn, chắc phải dẹp nghề thôi” - con dâu bà Tư Lưỡng ngậm ngùi nói. Nhiều lò nước mắm nổi tiếng khác của làng Yến như Ba Dũng, Lưu Hoài Sơn, Năm Bảnh…từ 70 - 80 thùng nước mắm, giờ chỉ sản xuất cầm cự với 4 - 5 thùng để giữ thương hiệu.
Ngân sách thất thu
Ông Huỳnh Văn Phúc, Phó Chủ tịch UBND xã An Hòa, huyện Tuy An - Phú Yên, cho biết cách đây 3 năm, làng Yến có đến hơn 200 hộ sản xuất nước mắm, mỗi năm cho ra thị trường trên 600.000 lít. Tuy nhiên, hiện nay ở đây chỉ còn khoảng 50 hộ sản xuất cầm chừng với sản lượng không đến 20.000 lít mỗi năm. “Trước đây, các cơ sở sản xuất nước mắm đóng thuế cả trăm triệu đồng mỗi năm nhưng gần đây, địa phương chẳng thu được đồng thuế nào của các cơ sở này do họ sản xuất không hiệu quả”- ông Phúc nói.
NHÓM PHÓNG VIÊN

Giải pháp bảo vệ thương hiệu nước mắm Phú Quốc Sản xuất nước mắm là nghề thủ công truyền thống lâu đời của cư dân huyện đảo Phú Quốc. Nước mắm Phú Quốc có hương vị thơm ngon rất đặc trưng do sản xuất hoàn toàn bằng nguyên liệu cá cơm với bí quyết gia truyền của các cơ sở sản xuất nước mắm trên đảo.
Tuy nhiên, nếu không trực tiếp đến đảo, thì việc mua được một chai nước mắm chính hiệu Phú Quốc không dễ chút nào.

Bởi thương hiệu nước mắm Phú Quốc đã và đang bị đánh cắp để sử dụng nhãn tại nhiều địa phương trong cả nước, kể cả nước láng giềng Thái Lan cũng "chôm" luôn thương hiệu này.
Theo báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 của Hội nước mắm Phú Quốc thì tổng sản lượng nước mắm của 87 thành viên năm 2008 là khoảng 15 triệu lít, trong khi đến hết tháng 10 năm nay, tổng sản lượng nước mắm chỉ đạt 7,9 triệu lít, giảm nhiều so với cùng kỳ. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là thị trường tiêu thụ nước mắm Phú Quốc tiếp tục bị thả nổi với vô số hàng giả, hàng nhái và đủ thứ chất lượng. Công tác quy hoạch, định hướng cho sự phát triển bền vững của nghề làm nước mắm truyền thống chưa được quan tâm đúng mức, giá trị sản phẩm truyền thống đang bị đánh mất danh tiếng.
Trước tình đó, để tạo cơ sở pháp lý cho việc khẳng định thương hiệu nước mắm Phú Quốc, tháng 10/2008, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành Quyết định Quy định việc quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm. Trước đó, vào tháng 6/2001, Hội nước mắm Phú Quốc đã đăng ký độc quyền nhãn hiệu cho 87 “nhà thùng” (cơ sở sản xuất nước mắm) thành viên tại Cục Sở hữu trí tuệ. Chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm (gọi tắt là chỉ dẫn địa lý) là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ Phú Quốc và có danh tiếng, chất lượng đặc thù do điều kiện tự nhiên và bí quyết sản xuất của người dân Phú Quốc quyết định. Khi một nhà thùng được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý thì được gắn tem bảo hộ lên sản phẩm; lưu thông, chào bán, quảng bá sản phẩm, phân phối sỉ và lẻ. Lô hàng được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý phải đồng nhất về chất lượng, được đóng gói tại Phú Quốc và phân phối trực tiếp đến khách hàng. Việc chứng nhận lô hàng do Ban Kiểm soát nước mắm thuộc Hội nước mắm Phú Quốc chịu trách nhiệm thực hiện. Vừa qua, Hội nước mắm Phú Quốc đã tổ chức hội thảo nhằm tìm biện pháp triển khai thực hiện quy định sử dụng chỉ dẫn địa lý. Chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc cũng quy định cụ thể, chi tiết về vùng khai thác, loại nguyên liệu, tỉ lệ cá tạp (ngoài cá cơm) không quá 15%, dụng cụ chế biến và vật liệu sản xuất dụng cụ, phương pháp chế biến, các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, ghi nhãn và kỹ thuật bảo quản...
Để có thể triển khai áp dụng quy định về chỉ dẫn địa lý, có hai việc phải làm. Đó là cũng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hiệp hội nước mắm và của Ban giám sát chất lượng. Thứ hai là di dời các nhà thùng nước mắm vào 02 cụm làng nghề tập trung quy mô 100ha đang trình phê duyệt quy hoạch. Việc đáp ứng hai yêu cầu này cũng đã đặt ra một số khó khăn nhất định cho các nhà thùng. Nhìn chung, dù có thể gặp một số khó khăn, trở ngại, song đa số nhà thùng đồng tình với việc di dời vào làng nghề và áp dụng chỉ dẫn địa lý, có như vậy mới có thể bảo vệ được thương hiệu nước mắm Phú Quốc.
nuoc-mam-phu-quocBà Hồ Kim Liên – Doanh nghiệp nước mắm Khải Hoàn – một trong những nhà thùng quy mô và uy tín nhất, nhì Phú Quốc nói: Không giống cây tiêu, nhìn chung nghề làm nước mắm vẫn khá ổn định, dù lợi nhuận có giảm. Nguyên nhân lợi nhuận giảm trước hết là do nguồn cá cơm vùng biển Phú Quốc, Cà Mau đã cạn kiệt vì khai thác quá mức. Hiện nay, chúng tôi phải cho tàu thu mua cá cơm chủ yếu từ Campuchia với giá khá cao. Khó khăn thứ hai là chi phí đầu vào như: giá nhân công, nguyên liệu, điện, nước, xăng dầu... đều tăng, trong khi giá thành sản phẩm phải giảm thấp nhất có thể được để duy trì lợi thế cạnh tranh. Khi đưa vào làng nghề tập trung, có thể sẽ tăng chi phí vận chuyển nguyên liệu. Việc đóng chai tại Phú Quốc cũng có thể khiến chi phí vận chuyển đội lên thay vì vận chuyển bằng can nhựa như hiện nay, nhưng chúng tôi – với tư cách là những nhà sản xuất rất đồng tình và ủng hộ. Bởi nếu không giữ được thương hiệu Phú Quốc cho nước mắm thì thiệt hại còn lớn hơn nhiều. Hiện tại, 80% sản lượng nước mắm của chúng tôi xuất đi dạng thành phẩm thô – tức bán qua trung gian, sau đó các doanh nghiệp trung gian sẽ tự pha chế thêm phụ liệu rồi đóng chai. Đây chính là khâu dễ làm suy giảm chất lượng và ảnh hưởng nhiều đến thương hiệu nước mắm Phú Quốc.
Ông Nguyễn Huy Hoàng – Doanh nghiệp nước mắm Thanh Hà cho biết thêm: Hiện tại sản phẩm của chúng tôi đã xuất khẩu được sang thị trường châu Âu – một thị trường nổi tiếng khó tính về chất lượng sản phẩm. Vậy mà lại không thể mở rộng thị trường trong nước được do nạn hàng giả, hàng nhái thương hiệu sản phẩm tràn lan. Để có được nước mắm ngon, quan trọng nhất là khâu xử lý nguyên liệu, phải làm sao để cá cơm thật tươi, muối dùng để ủ cá cũng phải sạch và đạt tiêu chuẩn, rồi chất lượng nguồn nước phải đảm bảo nghiêm ngặt... Để bảo hộ thương hiệu đặc sản nước mắm Phú Quốc, cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ việc di dời vào làng nghề tập trung và áp dụng chặt chẽ quy định chỉ dẫn địa lý. Đây là giải pháp đúng đắn để giữ vững uy tín cho thương hiệu đặc sản nổi tiếng của Phú Quốc nói riêng, Kiên Giang nói chung.
Như vậy, việc sớm triển khai áp dụng quy định chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm rõ ràng là giải pháp hữu hiệu và bền vững để bảo vệ thương hiệu cho loại đặc sản nổi tiếng này. Quy định đã có, tổ chức thực hiện đã hình thành, các nhà thùng nước mắm cũng đã đồng tình, ủng hộ, hi vọng trong tương lai không xa, thương hiệu nước mắm Phú Quốc sẽ được trả lại đúng xuất xứ và chất lượng vốn có của mình.
Theo báo ĐCSVN
Mọi chi tiết liên hệ: Đại diện Sở hữu trí tuệ
Điện thoại: 0983367068 - Gửi nhu cầu email: dangkybaoho@gmail.com
Đăng ký thương hiệu, Nhãn hiệu, Mã số mã vạch, Bản quyền, Kiểu dáng, Sáng chế
Mua bán nhượng quyền thương hiệu, Bảo hộ quyền...

"Ông lớn" Việt mất thương hiệu như thế nào?

- Chuyên mụcKinh Doanh|Doanh nhân|



Do không có thói quen đăng ký tên miền nên rất nhiều “ông lớn” Việt Nam đã mất thương hiệu tại nhiều thị trường lớn.

“Tấm gương” café Trung Nguyên
Trung Nguyên được xem là đã “nổ phát súng” cho “phong trào” mất thương hiệu vì quên không đăng ký. Năm 2000, Trung Nguyên từng bị công ty Rice Field đăng kí bảo hộ thương hiệu café Trung Nguyên tại Mỹ và WIPO (Tổ chức bảo hộ Trí tuệ Thế giới).

Sau 2 năm thương thảo, Trung Nguyên mới lấy lại được thương hiệu này và Rice Field nhận làm đại lý phân phối Cafe Trung Nguyên tại Mỹ. Để dàn xếp ổn thỏa, Trung Nguyên đã phải rất vất vả và tiêu tốn hàng trăm nghìn USD để lấy lại tên miền này. Sau đó, càphê Trung Nguyên đã thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu tại hơn 60 nước và lãnh thổ trên thế giới.

Tuy nhiên, mới đây, vấn đề thương hiệu của Trung Nguyên lại một lần nữa “dậy sóng” khi website Trungnguyen.com.au trở thành website quảng bá, giao dịch Highlands coffee. Mới đây, khi đăng ký tên miền này tại Australia thì Trung Nguyên phát hiện Cty The trustee for Hinchliffe Trust đã đăng ký tên miền này và sử dụng dưới hình thức một website giao dịch thương mại.

Không chỉ có vậy, Trung Nguyên tiếp tục để mất thương hiệu café chồn tại Mỹ. Sau khi vụ tên miền thương hiệu Legendeecoffee bị người khác thâu tóm, Trung Nguyên lại có nguy cơ bị chặn đường xuất khẩu café mang thương hiệu Legendee Coffee tại thị trường Mỹ.
 Highlands Coffee mua 100% cổ phần của Phở 24
Dù chưa thực sự là “ông lớn” trong giới kinh doanh nhưng việc Phở 24 bị Highlands Coffee thâu tóm là một trong các sự kiện mới nhất, nhận được sự quan tâm nhiều nhất trong thời gian qua.

Giới kinh doanh gần như chỉ biết đến giao dịch M&A; giữa Highlands Coffee và Phở 24 khi nó kết thúc với việc 100% vốn cổ phần Phở 24 thuộc về Highlands Coffee. Theo đồn đại, giá giao dịch của thương vụ này là 20 triệu USD.
Tuy nhiên, sau khi mua 100% cổ phần của Phở 24, Highlands Coffee bán lại 50% tổng cổ phần đó cho Jollibee (Philippines, kinh doanh chuỗi thực phẩm, thức ăn nhanh, đã có mặt tại Việt Nam nhiều năm nay).
Vinataba mất tỷ đồng chuộc thương hiệu
Năm 2002, thương hiệu Vinataba – thương hiệu thuốc lá hàng đầu của Việt Nam đã bị P.T. Putra Stabat Industri (một công ty của Indonesia) chiếm đoạt đăng ký tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 9 nước Asean.

Vinataba đã phải chi đến 1 tỷ đồng cho việc bảo vệ thương hiệu ở nước ngoài. Do có đăng ký thương hiệu từ trước và những cố gắng của Tổng công ty này, ngày 24.1.2003, họ đã giành lại được tên tại Lào.

Tại Campuchia, vào tháng 12/2002, sản phẩm Vinataba của Việt Nam cũng được công nhận. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, đến tháng 3/2003, việc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam có được công nhận là đơn vị sở hữu thương hiệu Vinataba hay không mới được công bố.
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã được công nhận là doanh nghiệp có quyền sở hữu thương hiệu Vinataba, Công ty Sumatra không chứng minh được quyền sở hữu của mình đã buộc phải hủy bỏ các sản phẩm mang thương hiệu Vinataba...
Bibica rơi vào tay Lotte
“Cuộc chiến” giành quyền kiểm soát giữa Công ty CP Bánh kẹo Bibica (Bibica) và Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) đã khiến dư luận nổi sóng trong một thời gian. Đại hội cổ đông của Bibica mới đây đã có sự thay đổi lớn về nội dung, đó là Tập đoàn Lotte, cổ đông lớn, đang nắm giữ hơn 38% cổ phần, tạm gác lại chuyện đổi tên Bibica thành Lotte - Bibica vì cho rằng “chưa đến thời điểm chín muồi”.

Thực chất là việc đổi tên đã vấp phải sự phản đối của các cổ đông. Thế nhưng, những người trong cuộc cho biết Lotte đang từng bước thực hiện việc đổi tên và điều này không thể tránh khỏi bởi hiện tại, người của Lotte đang giữ 2/5 ghế trong HĐQT Bibica, kể cả chức chủ tịch HĐQT. Bibica còn là doanh nghiệp niêm yết nên việc thu gom cổ phiếu rất dễ xảy ra.
Theo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này, với việc sở hữu 38% số cổ phần, Lotte nắm chức Chủ tịch HĐQT, đủ để có thể điều khiển, vận hành Cty theo ý mình. Người ta lo ngại trong tương lai, thương hiệu Bibica đứng thứ 2 VN chỉ sau Kinh Đô sẽ bị triệt tiêu hoặc lép vế so với thương hiệu toàn cầu Lotte.
PetroVietnam là thương hiệu của… Mỹ
Nhãn hiệu PetroVietnam của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam vừa bị một doanh nghiệp có tên NGUYEN LAI đăng ký tại Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ.

Theo quy định của Mỹ, việc đăng ký thương hiệu tại Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ được thực hiện qua 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là loan báo tên, địa chỉ công ty, lĩnh vực hoạt động, thương hiệu hàng hóa... và giai đoạn 2 là công bố nhãn hiệu đã được đăng ký.

Kẹo dừa Bến Tre

Năm 1998, khi đang có doanh số tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc rất cao, nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre của bà Nguyễn Thị Tỏ (tức Hai Tỏ) bỗng sụt giảm nghiêm trong. Qua dò hỏi bà được biết trên thị trường đang có sản phẩm kẹo dừa giả, nhái kẹo dừa Bến Tre.

Bà Tỏ quyết định đi Trung Quốc kiện DN Rừng dừa- DN làm nhái sản phẩm Bến Tre. Tháng 8 năm 2008, bà được biết Công ty TNHH Rừng Dừa đã đăng kí độc quyền nhãn hiệu tại Trung Quốc được 8 tháng, chỉ còn ba tháng nữa là được cấp bằng độc quyền.

Tháng 5 năm 1999, tám tháng sau đăng kí, nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre được cấp bằng độc quyền sáng chế, cho phép lưu hành trên lãnh thổ Trung Quốc, đồng thời sản phẩm của doanh nghiệp Rừng Dừa được xác nhận là hàng nhái, không đủ tiêu chuẩn lưu hành.

Bà Tỏ đem giấy tờ chứng nhận đến tận Đảo Hải Nam, nơi Rừng Dừa “đóng đô”, thuyết phục nhờ chính quyền địa phương xử lý toàn bộ số sản phẩm giả. Đoạn phóng sự về bà được chiếu trên toàn Trung quốc, đánh dấu thắng lợi của DN “miệt vườn” này
Nước mắm Phú Quốc cũng gặp sóng gió vì thương hiệu
Nước mắm Phú Quốc bị công ty Viet Huong Fishsauce- Mỹ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Mỹ và cộng đồng chung Châu Âu, Trung Quốc và Australia.

Hình ảnh thương hiệu mà Cty Việt Hương đăng ký bảo hộ chính xác là có chữ “Phú quốc” kèm logo là hình con cá cơm và bản đồ Việt Nam (có vẽ dấu hiệu chỉ đến vị trí huyện đảo Phú Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang).

Các thông tin này đã được đối tác của Bross và Cộng sự là một công ty luật tại Trung Quốc kiểm tra, xác tín theo yêu cầu. Việc chủ thể nói trên đăng ký nhãn hiệu “Phú quốc và hình ảnh” dưới tên của mình cũng sẽ gây nhầm lẫn nghiêm trọng cho công chúng về nguồn gốc Phú Quốc gắn liền với sản phẩm nước mắm nổi tiếng đang được Việt Nam bảo hộ.

Ngoài ra còn một số các doanh nghiệp khác như võng xếp Duy Lợi, Bi’tis, bánh phồng tôm Sa Giang cũng gặp lao đao với thương hiệu.
Theo VTC

“Giữ” thương hiệu nước mắm Phú Quốc, mất 20 ngàn đô?

http://www.phapluatvn.vn - Cập nhật 21/09/2011 14:45 (GMT+7)
20 ngàn USD là chi phí để Hội nước mắm Phú Quốc tiến hành đăng ký chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc dưới hình thức nhãn hiệu tập thể theo Hiệp định Madrid. Đăng ký thành công, nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc của Việt Nam có thể được bảo hộ ở 84 quốc gia trên toàn thế giới.

Đây là khuyến nghị của luật sư Lê Quang Vinh, giám đốc Bộ phận Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật Bross và Cộng sự khi trao đổi với phóng viên Pháp luật Việt Nam chiều ngày 20/9 sau sự kiện công ty này gửi thông báo cho Hội nước mắm Phú Quốc về việc thương hiệu Phú Quốc đang bị xâm phạm tại Hồng Kông ( Trung Quốc).
a
Nhãn hiệu Phú Quóc trên sản phẩm của công ty Viet Huong - Hoa Kỳ
Theo chỉ dẫn của luật sư Vinh, không chỉ Hội nước mắm Phú Quốc mà các Hiệp Hội, Hội khác đang được giao khai thác và quản lý các chỉ dẫn địa lý quốc gia nổi tiếng của Việt Nam cũng cần quan tâm và “nhanh chân” tiến hành đăng ký ngay, tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.

Theo thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ, hiện Việt Nam đang có 27 chỉ dẫn địa lý được công nhận và thời gian tới có một số chỉ dẫn địa lý khác sẽ tiếp tục được công nhận.

“Việc công nhận chỉ dẫn địa lý mới chỉ là một công đoạn chứ chưa phải là công việc hoàn tất mà nhờ đó quyền sở hữu trí tuệ với chỉ dẫn địa lý được công nhận sẽ được bảo vệ tuyệt đối. Còn hàng loạt vấn đề khác phải làm như : xây dựng, tổ chức, tập hợp kinh phí, gây quỹ…các vấn đề pháp lý ở nước ngoài. Bối cảnh chung của các chỉ dẫn địa lý ở nước ta là chưa được bảo vệ một cách đồng bộ, đặc biệt là ở nước ngoài mình chẳng quan tâm dù đã mất nhiều và cũng đã cảnh báo rất nhiều”, luật sư Vinh nói.


Chủ thể nước ngoài sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đồng nghĩa với việc tài sản sở hữu trí tuệ của Việt Nam bị chiếm đoạt. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có thể bị kiện khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài- những nước đã bảo hộ độc quyền cho các nhãn hiệu nói trên-. Các doanh nghiệp còn có thể bị ngăn chặn xuất khẩu ngay tại cửa khẩu biên giới do xâm phạm độc quyền nhãn hiệu đã bảo hộ.
Chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc đang bị xâm phạm ở Hồng Kông là minh chứng sống động cho thực trạng trên.

Chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc là nhãn hiệu đầu tiên được công nhận bảo hộ quốc gia vào năm 2001. Thời điểm chưa có khái niệm chỉ dẫn địa lý trong các quy định bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam nên nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc được bảo hộ dưới tên gọi : bảo hộ xuất xứ hàng hóa theo Luật dân sự và NĐ 63/1996.

Sau 4 năm, năm 2005 Bộ Thủy sản mới ban hành qui chế tạm thời về kiểm soát, chứng nhận nước mắm mang tên gọi xuất xứ Phú Quốc. Hội nước mắm Phú Quốc được giao thẩm quyền khai thác tên thương mại, chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc, cấp giấy phép cho các đơn vị được sử dụng chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc trên sản phẩm của mình.

Tới năm 2010, Hội nước mắm Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang mới xúc tiến hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể này ra nước ngoài và cụ thể là các nước EU. Theo  bà Nguyễn Thị Tịnh, chủ tịch Hội thì hiện nay Hội nước mắm Phú Quốc vẫn đang chờ phản hồi từ cơ quan hữu trách của EU.

  Trong khi thực tế thì chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc đã bị một công ty có địa chỉ tại Mỹ sử dụng làm nhãn hiệu hàng hóa từ năm 1982. Đó là công ty Viet Huong Fishsauce- Hoa Kỳ, được cơ quan đăng ký nhãn hiệu Hoa Kỳ cấp nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc từ năm 1982. Trên các sản phẩm nước mắm của công ty này từ năm 1982 tới nay sử dụng nhãn hiệu “Nước mắm Phú Quốc” có hình bản đồ VN và đảo Phú Quốc.
Sau đó công ty này đã lần lượt đăng ký nhãn hiệu “Nước mắm Phú Quốc” ở cộng đồng chung Châu Âu và Úc. Mới đây nhất- năm 2006, công ty này được cấp đăng ký nhãn hiệu Phú Quốc ở Trung Quốc vẫn với mẫu nhãn hiệu và logo như trên. “ Nhiều khả năng đây là công ty của người gốc Việt, chúng tôi suy đoán công ty Viet Huong ở Hồng Kông nhiều khả năng cũng là công ty con của Viet Huong Hoa Kỳ”.
Không phải vô căn cứ mà luật sư Vinh suy đoán như vậy. Theo tra cứu của vị luật sư này thì ngày 11/5/2011 chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Trung Quốc theo số 9448516 cho sản phẩm thuộc nhóm 30 ( nhóm có chứa sản phẩm nước mắm), dưới tên của công ty Viet Huong Trading Company Limited, pháp nhân ở Hồng Kông.
Sau khi phát hiện sự việc, ngày 16/9/2011, công ty Bross & Partners đã gửi thông báo cho Hội nước mắm Phú Quốc tại Kiên Giang. Tuy nhiên tới thời điểm hiện nay, sau khi gửi thư cảnh báo thì công ty Bross & Partners chưa nhận được phản hồi chính thức nào từ phía Hội nước mắm Phú Quốc.
Trong trường hợp này, theo luật Trung Quốc thì bất cứ bên thứ ba nào nếu như có căn cứ cho rằng việc đăng ký của công ty Viet Huong với nhãn hiệu Phú Quốc cho nhóm 30 sẽ  ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của mình thì có quyền gửi đơn khiếu nại.

Như vậy, Hội nước mắm Phú Quốc là đơn vị có tư cách pháp lý tốt nhất để gửi đơn khiếu nại tới cơ quan đăng ký nhãn hiệu Trung Quốc.

Luật sư Vinh cho biết đơn này có thể có hiệu quả ngay, việc đăng ký của công ty Viet Hương sẽ bị từ chối. Hoặc nếu không thì cơ quan đăng ký nhãn hiệu cũng sẽ phải dừng việc xem xét đơn ít nhất 2-3 năm vì họ biết nếu cấp họ sẽ phải đối mặt với việc bị kiện do có tranh chấp.

Dư luận đang trông chờ Hội nước mắm Phú Quốc cũng như UBND tỉnh Kiên Giang sẽ có động thái quyết liệt hơn trước tài sản Sở hữu trí tuệ quan trọng không chỉ với các doanh nghiệp của tỉnh này mà với cả quốc gia.

Luật sư Vinh cũng cho biết thêm, chi phí để trợ giúp cho Hội nước mắm Phú Quốc gửi khiếu nại tới ‘đúng người, đúng chỗ” không phải là lớn.

Thanh Lương

Những chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đang bị chiếm đoạt ở nước ngoài

. Chỉ dẫn địa lý BUON Ma THUOT bị công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Cofee đăng ký độc quyền nhãn hiệu tại lãnh thổ Trung Quốc.

. Thương hiệu DAK LAK đã được công ty ở Pháp là ITM Entreprises đăng ký độc quyền thương hiệu.
. Nước mắm Phú Quốc bị công ty Viet Huong Fishsauce- Hoa Kỳ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Hoa Kỳ và cộng đồng chung Châu Âu, Trung Quốc và Úc.


Nguyên nhân khiến “Nước mắm Phú Quốc” bị “trùm mền”?

Thứ hai, 08/10/2012, 03:12 GMT+7. .
(DungHangViet.Vn) - Được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý từ tháng 6-2001, nhưng hơn mười năm qua chưa sản phẩm nước mắm nào được đóng nhãn “Nước mắm Phú Quốc”.
Trong khi đó trên thị trường xuất hiện nhan nhản các nhãn hiệu nước mắm "sản xuất tại Phú Quốc".

Tại hội thảo quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc do Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Kiên Giang cùng UBND huyện Phú Quốc tổ chức cuối tháng 9 vừa qua, bà Dương Mộng Thu - phó giám đốc Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Kiên Giang - cho biết nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của ngành thủy sản VN được cấp chỉ dẫn địa lý (từ năm 2001). Tuy nhiên, cho đến nay chưa có sản phẩm nào đưa ra thị trường được dán nhãn mang chỉ dẫn địa lý "Nước mắm Phú Quốc", chỉ có sản phẩm nước mắm "sản xuất tại Phú Quốc".

Sản xuất ở đảo, đóng chai thành phố

Bà Nguyễn Thị Tịnh - chủ tịch Hội Nước mắm Phú Quốc - cho biết từ khi chỉ dẫn địa lý "Nước mắm Phú Quốc" được đăng bạ, hoạt động sản xuất, kinh doanh nước mắm ở Phú Quốc sôi động hẳn lên. Không chỉ các cơ sở tại chỗ phát triển đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất, mà một số doanh nghiệp kinh doanh nước mắm từ TP.HCM cũng chuyển về Phú Quốc để vừa sản xuất, vừa kinh doanh. Thậm chí có cả tập đoàn đa quốc gia (Unilever Bestfoods) cũng đầu tư dây chuyền đóng chai khá hiện đại tại Phú Quốc. Thời điểm đầu năm 2001 chỉ có 68 cơ sở sản xuất với sản lượng 5-6 triệu lít/năm, đến nay số cơ sở sản xuất đã là 104 với tổng sản lượng khoảng 30 triệu lít/năm.

Theo quy định về quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm do UBND tỉnh Kiên Giang ban hành năm 2008, "Nước mắm Phú Quốc" là sản phẩm được sản xuất và đóng chai tại đảo Phú Quốc.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Giáo - trưởng ban kiểm soát Hội Nước mắm Phú Quốc, hiện có hơn 80% nước mắm tuy sản xuất ở Phú Quốc nhưng bán theo can, thùng cho các cơ sở đóng chai, bán lẻ tại TP.HCM. "Họ mua về cũng đóng chai rồi dán nhãn ghi sản xuất tại Phú Quốc nhưng chất lượng như thế nào làm sao biết được, người tiêu dùng không biết đâu mà lần" - ông Giáo bức xúc.
nước mắm Phú QuốcSản xuất nước mắm Phú Quốc phải tuân thủ quy trình khép kín từ khâu chọn nguyên liệu đến đóng chai thành phẩm
Trong khi đó, bản thân nhiều doanh nghiệp sản xuất, đóng chai tại Phú Quốc cũng cho ra sản phẩm không đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng. Vừa qua ban kiểm soát lấy mẫu sản phẩm của 15 doanh nghiệp ở thị trấn Dương Đông và thị trấn An Thới (hai nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất) để gửi kiểm định tại Trung tâm Chuyển giao công nghệ Kiên Giang phân tích, kiểm nghiệm. Kết quả có đến 31/43 mẫu có hàm lượng histamine vượt quá chỉ tiêu 200 mg/lít (theo tiêu chuẩn Nước mắm Phú Quốc), trong đó 28 mẫu vượt quá 400 mg/lít (tiêu chuẩn VN). "Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm nước mắm hơn chục năm qua chưa được mang đúng cái tên "Nước mắm Phú Quốc", dù đã có 68 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc" - ông Giáo nhận định.

Tự hại mình...

Nguyên nhân sâu xa khiến thương hiệu "Nước mắm Phú Quốc" bị "trùm mền" suốt hơn chục năm qua được chính các nhà sản xuất cũng như cơ quan chức năng xác định là do không kiểm soát được nguồn nguyên liệu đầu vào. Theo quy định, nước mắm Phú Quốc phải được sản xuất theo quy trình truyền thống, khép kín từ khâu đánh bắt cá đến lúc đóng chai thành phẩm. Cụ thể, nguyên liệu phải là cá cơm được đánh bắt bằng lưới vây trên vùng biển Kiên Giang - Cà Mau thuộc vịnh Thái Lan, khi đưa lên khỏi mặt biển phải rửa sạch, bỏ cá tạp và trộn muối với tỉ lệ "2,5 - 3 cá: 1 muối"... Muối dùng ướp cá phải là muối biển từ các vùng chuyên sản xuất muối ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Phan Thiết và trữ qua 60 ngày kể từ khi nhập kho để loại sạch tạp chất.
"Nếu các doanh nghiệp không tự cải thiện chất lượng mà ngược lại đề nghị phải hạ chuẩn thì dù có được mang chỉ dẫn địa lý cũng không còn ý nghĩa gì nữa"

Ông Lương Thanh Hải (giám đốc Sở Khoa học và công nghệ Kiên Giang)
Thực tế, theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở NN&PTNT Kiên Giang), gần đây nghề khai thác cá cơm đã chuyển từ đánh bắt lưới vây truyền thống sang đánh bắt bằng đèn khiến nguồn cá cơm ven bờ cạn kiệt.

Theo bà Nguyễn Thị Tịnh, ngoài một số nhà thùng với truyền thống sản xuất lâu đời, có đội tàu đánh bắt riêng nên chủ động được nguồn nguyên liệu, nhiều nhà thùng phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu trên thị trường. Ông Nguyễn Tấn Thành, chủ tàu chuyên vận chuyển cá cơm cho các nhà thùng Phú Quốc, khẳng định nhiều tàu đánh bắt hiện nay cố ý để cá cơm trương lên rồi mới ướp muối nhằm tăng trọng lượng, nhưng ngược lại khiến độ đạm trong cá giảm, còn hàm lượng histamine lại tăng cao.

Theo bà Huỳnh Kim Liên - chủ doanh nghiệp nước mắm Khải Hoàn, hiện nay nếu các nhà thùng duy trì kiểu đánh bắt, sản xuất truyền thống thì giá thành sản phẩm sẽ đội lên rất cao, có thể lên đến 1,5 lần giá hiện nay. "Để bảo tồn làng nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc, nên có chính sách hỗ trợ nhà sản xuất được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, đồng thời quảng bá bằng nhiều hình thức để người tiêu dùng hiểu giá trị truyền thống của nước mắm Phú Quốc" - bà Liên đề xuất.

Có nên hạ chuẩn chất lượng?

Đây là vấn đề được Hội Nước mắm Phú Quốc đặt ra với cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang. Tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam quy định hàm lượng histamine trong nước mắm phải thấp hơn 400 mg/lít, trong khi đối với nước mắm Phú Quốc bắt buộc phải dưới 200 mg/lít. Theo các nhà sản xuất, đây là một đòi hỏi khó doanh nghiệp nào đáp ứng được một cách ổn định. Do đó, đại diện một số nhà thùng đề nghị nâng chỉ tiêu hàm lượng histamine lên 350-400 mg/lít, tức hạ tiêu chuẩn chất lượng, để sản phẩm đủ điều kiện dán nhãn "Nước mắm Phú Quốc".

Ông Lương Thanh Hải - giám đốc Sở Khoa học và công nghệ Kiên Giang - cho rằng hàm lượng histamine thấp là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt của nước mắm Phú Quốc. Chỉ tiêu histamine dưới 200 mg/lít không phải là khó đạt được nếu nhà thùng tuân thủ đúng quy trình đánh bắt, sản xuất truyền thống. Ông Hải gợi ý các nhà thùng có thể sản xuất nhiều dòng sản phẩm với mức chất lượng khác nhau để phù hợp thị hiếu, túi tiền của từng nhóm khách hàng, nhưng chỉ những sản phẩm đạt chuẩn chất lượng mới được mang chỉ dẫn địa lý "Nước mắm Phú Quốc".
NGUYỄN TRIỀU
Nguồn: Tuổi trẻ

Một loạt liên minh dàn trận bủa vây Trung Quốc

http://news.zing.vn/the-gioi/mot-loat-lien-minh-dan-tran-bua-vay-trung-quoc/a303036.html#topic
Thế giới | Cập nhật thứ hai, ngày 18/02/13 03:00 chiều

Trước một Trung Quốc lớn mạnh hơn và hung hăng hơn, nhiều liên minh đã được dựng lên. Có thể nói, chưa bao giờ trong mấy chục năm trở lại đây, Trung Quốc lại rơi vào tình thế khó khăn và khó xử như hiện nay.    
Ảnh minh họa.
Khi Liên Xô sụp đổ vào đầu những năm 1990, nhà lãnh đạo của Trung Quốc khi đó - ông Đặng Tiểu Bình đã đưa ra chính sách nổi tiếng có tên “Thao quang dưỡng hối” với các đặc điểm: “Bình tĩnh quan sát; Lập trường vững chắc; Bình tĩnh đối phó; Che giấu khả năng và chờ đợi thời thế; Duy trì ẩn mình, và không bao giờ nắm vị trí dẫn đầu”.
Trung Quốc đã có một thời gian dài thực hiện thành công chính sách “ẩn mình chờ thời” mà cố Chủ tịch Đặng Tiểu Bình của nước này đưa ra. Theo đó, Bắc Kinh sẵn sàng dẹp bỏ các tranh chấp lãnh thổ sang một bên để theo đuổi mục tiêu phát triển. Năm 1979, Bắc Kinh từng  đưa ra một đề xuất chính thức với Tokyo trong việc cùng khai thác phát triển tài nguyên ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Nhờ những bước đi hòa dịu, mềm mỏng trên, Trung Quốc đã có một môi trường hòa bình, thuận lợi để phát triển mạnh mẽ không ngừng. Tuy nhiên, 3 thập kỷ sau đó, với sức mạnh và ảnh hưởng gia tăng, thay vì thể hiện vai trò một cường quốc có trách nhiệm trên chính trường quốc tế, Trung Quốc lại lao vào những cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng ở Biển Đông và biển Hoa Đông bằng những bước đi, chính sách hung hăng và đầy hiếu chiến.
Với cách hành xử như trên, Trung Quốc đã bị “bủa vây” bởi một loạt liên minh dựng lên nhằm đối phó với họ.
Australia - Philippines
Hồi tháng 7 năm ngoái, Thượng viện Philippines đã thông qua một hiệp ước cho phép binh lính Australia được vào nước này để tham gia tập luyện trong các cuộc tập trận chiến đấu với lực lượng Philippines. Hiệp ước này đã từng bị các thượng nghị sĩ Philippines cản trở suốt nhiều năm qua. Vậy vì lý do gì mà họ lại dễ dàng thông qua hiệp ước liên minh quân sự với Australia trong năm vừa qua? Câu trả lời rất đơn giản, hiệp ước trên ra đời trong bối cảnh Manila ngày càng quan ngại sâu sắc về Trung Quốc. Trong khi đó, bản thân Australia – một nước lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng không yên tâm trước một Trung Quốc ngày càng lấn lướt mạnh mẽ trên trường quốc tế như vậy.
Trong suốt năm 2012, Philippines đã có cuộc đối đầu căng thẳng và quyết liệt với Trung Quốc vì tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Trong cuộc đối đầu này, Trung Quốc với tư cách nước mạnh hơn và lớn hơn đã có nhiều bước đi nhằm uy hiếp, thị uy Philippines. Trong bối cảnh này, Manila đã tăng cường tìm kiếm mối quan hệ liên minh, liên kết với các nước mạnh hơn trong và ngoài khu vực. Và Australia là một trong những đối tác mà họ lựa chọn.
Thượng nghị sĩ Loren Legarda – người ủng hộ tích cực cho hiệp ước quân sự Philippines - Australia, cho biết, bà quyết định ủng hộ hiệp ước đã bị trì hoãn 4 năm nay với Australia vì lo ngại những môi đe dọa an ninh mà Philippines đang phải đối mặt.
Thượng nghị sĩ Eduardo Angara cũng cho biết, ông ủng hộ hiệp ước quân sự với Australia bởi Philippines cần “một mạng lưới bạn bè bảo vệ” trong bối cảnh nước này đang phải “đối mặt với mối đe dọa từ một nước rất mạnh và nước đó đang đòi chủ quyền lãnh thổ sang đến tận cửa ngõ lãnh thổ của chúng ta”.
Mỹ - Australia
Trong những ngày đầu tháng 4, Mỹ đã bắt đầu triển khai việc đưa lính thủy đánh bộ đến Australia theo một thỏa thuận mà hai nước này đã đạt được hồi cuối năm 2011. Khoảng 200 lính thủy đánh bộ Mỹ đã đến Australia để thực hiện nhiệm vụ trong vòng 6 tháng. Đây là đợt triển khai quân đầu tiên trong số 2.500 binh lính sẽ được cử đến căn cứ Darwin như một phần của kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.
Cảng nhiệt đới Darwin nằm cách Indonesia khoảng 800 km. Với sự hiện diện ở cảng Darwin, lính thủy đánh bộ Mỹ có thể phản ứng nhanh chóng với bất kỳ vấn đề an ninh và nhân đạo nào ở khu vực Đông Nam Á – nơi đang có một loạt cuộc tranh chấp nóng bỏng về chủ quyền ở Biển Đông.
Theo các nhà phân tích, dù số quân Mỹ triển khai đến Australia là nhỏ nhưng nó sẽ giúp Mỹ có nhiều lựa chọn hơn ở châu Á bởi nước này đã có được một loạt các căn cứ ở các nước châu Á khác gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và thiết lập được mối quan hệ chiến lược với Singapore và Philippines.
Mỹ cũng đang nỗ lực tìm cách thuyết phục Australia cho phép triển khai một tàu sân bay thiện chiến của nước này ở trên lãnh thổ Australia.
Nếu Australia đồng ý với kế hoạch trên thì Mỹ sẽ có hai nhóm tàu sân bay tấn công hùng mạnh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiện giờ, Mỹ đang triển khai một nhóm tàu sân bay ở cảng Yokosuka, Nhật Bản.
Rõ ràng, liên minh Mỹ - Australia là một mối lo ngại lớn đối với Trung Quốc. Australia vốn là một đồng minh thân thiết và vững chắc của Mỹ. Đây là nước duy nhất chiến đấu bên cạnh Mỹ trong tất cả các cuộc xung đột lớn kể từ đầu thế kỷ 20 đến giờ.
Mỹ - Nhật - Australia
Song song với nỗ lực thắt chặt quan hệ đồng minh Mỹ-Australia, Mỹ cũng tìm cách thiết lập liên minh với cả Nhật và Australia làm đối trọng với Trung Quốc. Hồi tháng 2 năm ngoái, 3 nước này đã tổ chức một cuộc tập trận rầm rộ trên bầu trời Tây Thái Bình Dương với mục tiêu là nhằm đối phó với Trung Quốc và các mối đe dọa tiềm năng khác.
Cuộc tập trận Cope North được tổ chức hàng năm nhằm mục đích huấn luyện cho các lực lượng Không quân Mỹ, Nhật Bản và Australia có thể chiến đấu bên cạnh nhau trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng quân sự. Cuộc tập trận này cũng được cho là lời nhắc nhở rõ ràng với Bắc Kinh rằng, liên minh của Mỹ trong khu vực châu Á rất mạnh và vững chắc.
Liên minh trên đang tiếp tục được mở rộng hơn nữa khi Mỹ quyết định mời thêm các nước như New Zealand và Philippines tham gia vào các cuộc tập trận định kỳ Cope North.
Mỹ, Ấn và Nhật
Cuối năm ngoái, các quan chức cấp cao của 3 cường quốc hàng đầu thế giới gồm Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản đã tiến hành cuộc đối thoại 3 bên lần thứ 3 với nội dung trọng tâm là vấn đề an ninh hàng hải và định hình cấu trúc khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Các quan chức 3 nước Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản đã bàn về vấn đề củng cố mối quan hệ hợp tác trong hoạt động chống khủng bố và an ninh hàng hải.
Ngoài các chủ đề nói trên, các nguồn tin bí mật và đáng tin cậy tiết lộ, dù Bắc Kinh không được nhắc đến một cách công khai nhưng Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản đã thảo luận về an ninh hàng hải xét đến thái độ ngày càng hiếu chiến của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương.
Trung Quốc đang trở thành mối lo ngại của cả Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. Trung Quốc tranh chấp với Nhật Bản quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Ấn Độ lo Trung Quốc đang nhăm nhe tiến vào Ấn Độ Dương. Trong khi Mỹ không hài lòng với những hoạt động thể hiện sức mạnh của Trung Quốc ở các vùng biển quốc tế quan trọng như Biển Đông.
Mỹ - Nhật, Mỹ - Philippines, Nhật - Philippines
Ngoài các liên minh nói trên, năm 2012 chứng kiến các liên minh Mỹ - Nhật, Mỹ - Philippines được củng cố một cách mạnh mẽ khác thường. Tất cả đều xuất phát từ sự lo ngại của các nước đối với Trung Quốc.
Liên minh Mỹ-Philippines được tăng cường thông qua việc Washington đẩy mạnh các hoạt động giúp Manila hiện đại hóa và phát triển khả năng quân sự nhằm đối phó với cuộc đối đầu ngày càng tăng với Trung Quốc trên Biển Đông. Theo đó, Mỹ đã và sẽ cung cấp cho Philippines các vũ khí như tàu chiến, máy bay chiến đấu hiện đại, hệ thống radar ven biển… và thậm chí tăng thêm sự hiện diện của lực lượng Mỹ trên lãnh thổ Philippines lớn hơn mức 600 binh sĩ hiện nay.
Song song với đó, Mỹ cũng tăng cường mối quan hệ liên minh gắn bó, thân thiết với Nhật bằng cách công khai ủng hộ Tokyo trong cuộc tranh chấp với Bắc Kinh ở biển Hoa Đông.
Trong khi đó, Nhật Bản và Philippines trong năm qua cũng đã tìm đến với nhau khi họ chia sẻ một mối quan ngại chung là Trung Quốc. Cả hai đều đang có tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng với Trung Quốc ở trên biển. Vì vậy, hai nước này đã tìm cách thiết lập một liên minh nhằm giúp nhau đối phó với Trung Quốc.
Theo VnMedia

Xe chưa tới kỳ kiểm định, đóng phí ra sao?

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/Tu-van-phap-luat/

TTO - * Theo tôi biết từ ngày 1-1-2013 sẽ thu phí sử dụng đường bộ. Nhưng tôi không biết ôtô đóng ở đâu và xe máy đóng ở đâu? Hạn chót để đóng là khi nào, nếu chưa đóng sẽ bị xử lý thế nào? Nếu xe chưa tới thời hạn kiểm định thì đóng phí như thế nào? (kinhluan...@)
 
- Khoản 1. 2, và khoản 2 Điều 6 Thông tư số 197/2012/TT-BTC, ngày 15-11-2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện quy định như sau:
1. Đối với xe ôtô của các tổ chức, cá nhân đăng ký tại Việt Nam (trừ xe của lực lượng công an, quốc phòng quy định tại điểm c khoản 1.1 Điều 6 Thông tư số 197/2012/TT-BTC): Người nộp phí phải khai theo mẫu số 01/TKNP tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 197/2012/TT-BTC và nộp phí cho cơ quan đăng kiểm.
2. Đối với xe ôtô nước ngoài tạm nhập lưu hành tại Việt Nam: Người nộp phí phải khai theo mẫu số 01/TKNP tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 197/2012/TT-BTC và nộp phí cho sở giao thông vận tải theo từng lần phát sinh.
3. Đối với ôtô của lực lượng công an, quốc phòng thực hiện nộp phí đường bộ theo quy định sau đây:
- Định kỳ hằng năm, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an lập dự trù số lượng, chủng loại vé “phí đường bộ toàn quốc” cần sử dụng gửi Quỹ bảo trì đường bộ trung ương (văn phòng quỹ).
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện mua vé “phí đường bộ toàn quốc” tại văn phòng quỹ theo thủ tục như sau:
- Đến kỳ mua vé, người mua vé mang giấy giới thiệu của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đến văn phòng quỹ để mua vé.
- Văn phòng quỹ thực hiện cung cấp cho người mua vé số lượng, chủng loại vé “phí đường bộ toàn quốc” theo yêu cầu. Trên cơ sở số vé đã cấp, văn phòng quỹ có trách nhiệm tổ chức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe ôtô quốc phòng, công an.
4. Đối với xe môtô:
- UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã) là cơ quan thu phí đối với xe môtô của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân (chủ phương tiện) trên địa bàn.
- UBND cấp xã chỉ đạo tổ dân phố (hoặc thôn) hướng dẫn kê khai phí sử dụng đường bộ đối với xe môtô của chủ phương tiện trên địa bàn theo mẫu số 02/TKNP tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 197/2012/TT-BTC và tổ chức thu phí.
Căn cứ theo quy định nêu trên, chủ phương tiện xe ôtô sẽ nộp phí sử dụng đường bộ tại cơ quan đăng kiểm, hoặc tại sở giao thông vận tải, hoặc tại văn phòng quỹ bảo trì đường bộ trung ương; còn chủ phương tiện xe môtô thì nộp tại UBND cấp xã.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư số 197/2012/TT-BTC, thì Thông tư số 197/2012/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2013. Vì vậy kể từ ngày 1-1-2013 chủ các loại phương tiện xe ôtô, xe môtô phải chịu trách nhiệm nộp phí sử dụng đường bộ.
Theo điểm a.4 khoản 1. 1 Điều 6 Thông tư số 197/2012/TT-BTC quy định về nộp phí sử dụng đường bộ đối với xe ôtô đăng kiểm trước ngày 1-1-2013 (ngày hiệu lực của Thông tư số 197/2012/TT-BTC) được thực hiện như sau:
- Trường hợp kỳ đăng kiểm tiếp theo phát sinh trong thời gian từ ngày 1-1-2013 đến 31-12-2013, chủ phương tiện phải đến đăng kiểm nộp phí cho thời gian tính từ ngày 1-1-2013 đến kỳ đăng kiểm tiếp theo.
Ví dụ: Ông D có xe đăng kiểm ngày 1-2-2012, chu kỳ đăng kiểm là 12 tháng thì đến ngày 1-2-2013, ông D đến đăng kiểm xe nộp phí đối với thời gian từ ngày 1-1-2013 đến ngày 31-1-2014 (13 tháng).
- Trường hợp kỳ đăng kiểm tiếp theo phát sinh sau ngày 31-12-2013 thì chậm nhất đến ngày 30-6-2013, chủ phương tiện phải đến cơ quan đăng kiểm nộp phí cho thời gian tính từ ngày 1-1-2013 đến ngày 31-12-2013 hoặc đến kỳ đăng kiểm tiếp theo.
Ví dụ: Ông M có xe đăng kiểm ngày 1-9-2012 chu kỳ đăng kiểm là 30 tháng, chậm nhất đến ngày 30-6-2013, ông M phải đến cơ quan đăng kiểm nộp phí. Ông M có thể lựa chọn nộp phí 12 tháng (từ ngày 1-1-2013 đến 31-12-2013) hoặc nộp phí cho thời gian còn lại của chu kỳ đăng kiểm (tính từ ngày 1-1-2013 cho đến ngày của kỳ đăng kiểm tiếp theo).
Như vậy theo các quy định trên, nếu đến ngày 1-1-2013 xe ôtô chưa đến kỳ đăng kiểm mà kỳ đăng kiểm tiếp theo phát sinh trong thời gian từ ngày 1-1-2013 đến 31-12-2013 thì khi đến ngày đăng kiểm của kỳ đăng kiểm tiếp theo (năm 2013), chủ phương tiện phải nộp phí sử dụng đường bộ. Còn trường hợp kỳ đăng kiểm tiếp theo phát sinh sau ngày 31-12-2013 thì chậm nhất đến ngày 30-6-2013, chủ phương tiện phải đến cơ quan đăng kiểm nộp phí sử dụng đường bộ.
Theo điểm g khoản 3, điểm d khoản 6 Điều 33 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2-4-2010 của Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 71/2012/NĐ-CP, ngày 19-9-2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với chủ xe môtô, xe gắn máy; các loại xe tương tự môtô vi phạm hành vi không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ôtô vi phạm hành vi không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định.
Ngoài việc bị phạt tiền, người có hành vi vi phạm không nộp phí sử dụng đường bộ còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: bị buộc phải mua hoặc nộp phí theo quy định (theo khoản 7 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 71/2012/NĐ-CP).
2  người
Ý kiến bạn đọc (1) Gửi ý kiến của bạn
  • 1/18/2013 10:17:12 AM
    Xe chưa tới hạn đăng kiểm, bạn vẫn đưa xe đến đăng kiểm xuất trình giấy tờ đăng kiểm của xe và đề nghị nộp phí. Đăng kiểm sẽ thu phí đường bộ của bạn cho tới chu kỳ đăng kiểm tiếp theo của xe.
    Phuyen
 

Bộ ảnh VN đoạt giải nhất Ảnh Báo chí thế giới

11:33 | 17/02/2013

“Thật khó chịu khi khuôn mặt người đồng tính bị làm nhòe. Trong ảnh nhân vật phải được tôn trọng bởi tình yêu cần phải được tôn trọng” – Maika chia sẻ về bộ ảnh chụp những người đồng tính ở Việt Nam. Bộ ảnh vừa đoạt giải nhất Ảnh Báo chí Thế giới.
Maika Elan
Maika Elan.
“Những hình ảnh tôi ghi lại đều là người thật việc thật, cái đẹp đời thường, bạn có thể thấy ở bất kỳ đâu, bất kỳ cặp đôi dị tính nào. Đừng coi thường người xem ảnh, tôi thấy khán giả bây giờ văn minh lắm, họ sẽ không cho bộ ảnh này là lộ liễu hay gây sốc đâu…”
Bộ ảnh “The Pink Choice” (Sự chọn lựa màu hồng) của nhiếp ảnh gia Maika Elan (tên thật Nguyễn Thanh Hải) đã đoạt giải nhất ảnh báo chí thế giới World Press Photo ở hạng mục “Những vấn đề đương đại” (Contemporary Issues).
Maika Elan, sinh năm 1986 là một nữ nhiếp ảnh gia tự do. Maika là nhiếp ảnh gia Việt Nam đầu tiên đoạt giải ảnh báo chí thế giới World Press Photo trong lịch sử 58 năm thành lập giải.
Bộ ảnh Maika gửi đi dự thi gồm 12 bức nằm trong bộ 45 bức ảnh được chị thực hiện trong dự án nhiếp ảnh tài liệu kéo dài một năm về đề tài người đồng tính tại Việt Nam.
Thông tin giới thiệu ngắn gọn về chùm ảnh gửi đi dự thi của Maika: Người Việt Nam trước đây không có cái nhìn độ lượng với quan hệ đồng tính nhưng trong những năm gần đây, xã hội đã chứng kiến một sự đổi thay tích cực khi những nhà làm luật đã bắt đầu cân nhắc tới việc cho phép sự tồn tại của hôn nhân đồng giới, đây là một động thái khiến Việt Nam trở thành một trong những nước Châu Á hiếm hoi có cái nhìn cảm thông và nhân văn đối với những người đồng tính. Tháng 8-2012, lần đầu tiên một cuộc diễu hành công khai của những người đồng tính đã diễn ra tại Hà Nội.
Trần Văn Chúc và Nguyễn Văn Dũng đã sống chung hơn một năm
Trần Văn Chúc và Nguyễn Văn Dũng đã sống chung hơn một năm.
Đoàn Hữu Diệu và Nguyễn Trọng Hiếu đã sống chung trong 3 năm, bức hình ghi lại lúc họ cùng thức giấc trong căn nhà nhỏ
Đoàn Hữu Diệu và Nguyễn Trọng Hiếu đã sống chung trong 3 năm, bức hình ghi lại lúc họ cùng thức giấc trong căn nhà nhỏ.
Hùng đang chọn nhạc từ máy tính để thư giãn cùng cậu bạn trai tên Ngân sau một ngày làm việc. Họ đã ở bên nhau 6 năm
Hùng đang chọn nhạc từ máy tính để thư giãn cùng cậu bạn trai tên Ngân sau một ngày làm việc. Họ đã ở bên nhau 6 năm.
Phan Thị Thụy Vy và Đặng Thị Bích Bảy đã sống chung với nhau một năm, họ đang xem TV sau một ngày đi học ở trường
Phan Thị Thụy Vy và Đặng Thị Bích Bảy đã sống chung với nhau một năm, họ đang xem TV sau một ngày đi học ở trường.
Hạnh và Hải đã yêu nhau một năm
Hạnh và Hải đã yêu nhau một năm.
Bình (phải) và Bách đã yêu nhau 4 năm. Bách đang trông nom Bình trong căn phòng nhỏ của họ. Trước đó, Bình đã gặp phải một tai nạn lao động
Bình (phải) và Bách đã yêu nhau 4 năm. Bách đang trông nom Bình trong căn phòng nhỏ của họ. Trước đó, Bình đã gặp phải một tai nạn lao động.
Ngân trêu chọc cô bạn gái Tsabelle về kiểu dáng đồ lót mà Tsabelle hay mặc. Họ đã ở bên nhau 4 năm
Ngân trêu chọc cô bạn gái Tsabelle về kiểu dáng đồ lót mà Tsabelle hay mặc. Họ đã ở bên nhau 4 năm.
Bảo Quỳnh (trái) và cậu con trai của người bạn đời. Trịnh Hiền (phải) trước đây đã từng kết hôn và có một cậu con trai. Ba người họ cùng sống với nhau đã được hơn 4 năm
Bảo Quỳnh (trái) và cậu con trai của người bạn đời. Trịnh Hiền (phải) trước đây đã từng kết hôn và có một cậu con trai. Ba người họ cùng sống với nhau đã được hơn 4 năm.
Hiếu và Thắng, họ đã ở bên nhau hơn 8 năm
Hiếu và Thắng, họ đã ở bên nhau hơn 8 năm.
Phan Ngọc Hải Lý cắt móng chân cho cô bạn gái Phạm Thảo Huyền. Họ đã ở bên nhau gần 5 năm
Phan Ngọc Hải Lý cắt móng chân cho cô bạn gái Phạm Thảo Huyền. Họ đã ở bên nhau gần 5 năm.
Hải và Yến đã yêu nhau 13 năm. Họ cùng hút thuốc và tán gẫu trên ban công. Cặp đôi này cũng đã sống chung với HIV 10 năm
Hải và Yến đã yêu nhau 13 năm. Họ cùng hút thuốc và tán gẫu trên ban công. Cặp đôi này cũng đã sống chung với HIV 10 năm.
Hùng và Hưng đã yêu nhau 2 năm
Hùng và Hưng đã yêu nhau 2 năm.
Theo Pi Uy
Dân trí/World Press Photo

Thiên thạch Nga mạnh gấp 30 lần bom nguyên tử Hiroshima

(VOV) - Trước khi bốc cháy, thiên thạch này có đường kính lên đến 17 m và có thể nặng tới 10.000 tấn. 
Thiên thạch lao xuống mặt đất với vận tốc khoảng 30km/s, bốc cháy khi vào tầng khí quyển và để lại một vệt khói trắng dài tới 200km trên bầu trời.
Nó phát nổ trước khi chạm tới bề mặt Trái đất, tạo thành cơn mưa các thiên thạch nhỏ và giải phóng năng lượng gấp 30 lần sức công phá của quả bom nguyên tử rơi xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Hơn 300 tòa nhà bị ảnh hưởng bởi trận mưa thiên thạch, thiệt hại ước tính khoảng 30 triệu USD (Ảnh: EPA)

“Chúng tôi ước tính sự kiện với lực được tạo ra lớn như trên xảy ra trung bình khoảng 100 năm một lần”, Paul Chodas, thuộc Văn phòng Dự án vật thể gần trái đất của NASA, cho hay.
“Khi có một quả cầu lửa lớn như trên, chúng tôi ước đoán có một lượng lớn thiên thạch rơi xuống bề mặt trái đất và trong trường hợp ngày thứ sáu, có khả năng có những mảnh thiên thạch lớn”, ông cho biết trên trang web của NASA.
Sự kiện ở Nga xảy ra chỉ vài giờ trước khi một tiểu hành tinh, thiên thể tương đương với một hành tinh nhỏ xíu quay quanh mặt trời, đi sượt qua trái đất ở khoảng cách chưa từng có tiền lệ, ước tính gần 28.000km. Đây là khoảng cách gần hơn so với một số vệ tinh xa và đã khiến nhiều người ở Nga kêu gọi thế giới đã đến lúc phải chung tay xây dựng một lá chắn chống thiên thể cho trái đất.
NASA cho biết tiểu hành tinh 2012 DA 14 sượt qua Trái đất ở khoảng cách gần nhất từ trước tới nay đối với một thiên thể lớn cùng cỡ. Và NASA ước tính trung bình những tiểu hành tinh nhỏ như 2012 DA 14 bay gần sát trái đất 40 năm một lần trong khi chỉ lao vào Trái đất khoảng 1.200 năm một lần.
Cho đến nay các nhà thiên văn học đã quan sát được khoảng 9.500 thiên thể ở đủ các loại sượt qua Trái đất.
Thợ lặn lùng sục hồ băng tìm mảnh vỡ thiên thạch tại Nga
Ngày 16/2, Chính phủ Nga cũng cử một đội tìm kiếm đến vùng hồ đóng băng Chabarkul, nơi thiên thạch rơi xuống nhưng chỉ thu được những mảnh vỡ khoảng 1cm.

 Thợ lặn bắt đầu lùng sục khắp đáy một hồ băng ở Nga vào ngày hôm nay để tìm mảnh vỡ thiên thạch trong trận mưa sao băng vào ngày hôm trước.
Khối sao băng nặng 10 tấn như một quả cầu lửa khổng lồ đã quét ngang bầu trời ở khu vực Urals, Nga, vào sáng ngày thứ sáu 15/2 chỉ vài giờ trước khi thế giới đón một vụ “chạm trán” hụt với một tiểu hành tinh khác, khiến một số giới chức Nga kêu gọi cần phải thành lập một hệ thống bảo vệ trái đất khỏi vật thể vũ trụ.

 Vụ mưa sao băng bất ngờ trên đã khiến giao thông ở thành phố công nghiệp Chelyabinsk ngưng trệ, trong khi người dân đổ ra đường xem màn trình diễn ánh sáng trước khi hốt hoảng tìm nơi trú ẩn an toàn, khi sóng xung động của trận mưa làm vỡ cửa kính và khiến xe hơi rú còi báo động inh ỏi. Mảnh kính vỡ là nguyên nhân chính khiến 1.200 người bị thương.
“Một nhóm 6 thợ lặn sẽ rà soát vùng nước hồ để tìm kiếm các mảnh vỡ thiên thạch”, một người phát ngôn của Bộ các tình trạng khẩn cấp Nga cho biết với các hãng thông tấn Nga trước khi sứ mệnh được bắt đầu./.

Nga khắc phục hậu quả trận mưa thiên thạch

(VOV) - Theo ước tính, thiệt hại do trận mưa thiên thạch này có thể lên tới 33 triệu USD.
Chính phủ Nga đang khẩn trương triển khai công tác khắc phục hậu quả trận mưa thiên thạch ở Chelyabinsk xảy ra vào sáng hôm 15/2 vừa qua, đã làm hơn 1.200 người bị thương và phá hủy nhiều công trình quan trọng của thành phố này.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Bộ trưởng Bộ tình trạng khẩn cấp Nga Vladimir Puchkov đã bay tới Chelyabinsk để chỉ đạo công tác cứu trợ và cử khoảng 30.000 người, trong đó có cả các bác sỹ tâm lý, để giúp đỡ những người bị thương và chấn thương tâm lý.
Một bác sỹ cho biết: “Chúng tôi đã chữa cho 16 người, trong đó có 2 người ở lại viện để theo dõi thêm, còn lại đều phải phẫu thuật vì bị những vết thương cắt trên khắp cơ thể. Giờ họ đã được về nhà còn 2 người ở lại viện cũng đang trong tình trạng ổn định”.
Thiệt hại do mưa thiên thạch lên tới 33 triệu USD
Cơn mưa thiên thạch này cũng đã phá hủy khoảng 100.000 ngôi nhà, 300 trường học, buộc giới chức địa phương phải đóng cửa những ngôi trường này và cho học sinh nghỉ học. Một giáo viên cho biết: “Học sinh của tôi không sợ lắm. Các em được sơ tán nhanh chóng ra khỏi trường. Chúng tôi tưởng đó là vụ nổ hạt nhân nhưng không phải, không có đám mây khổng lồ hình nấm nào cả mà chỉ là một cột khói trắng lớn”.
Quan chức địa phương cam kết sẽ hoàn thành việc tu sửa trường học trước khi học sinh bắt đầu đi học trở lại vào ngày thứ hai tới (18/2). Dù bị ảnh hưởng song những cơ sở hạ tầng thiết yếu khác của thành phố như giao thông, viễn thông, hệ thống sưởi… đều đã hoạt động bình thường trở lại. Chính quyền Chelyabinsk cho biết thiệt hại của trận mưa thiên thạch này có thể lên tới 1 tỷ rouble (tương đương với 33 triệu USD).
Vài giờ sau vụ nổ thiên thạch, cư dân thành phố Chelyabinsk đã bắt đầu lên danh mục bán các mảnh “đá trời” trên trang web đấu giá Avito.Ru hàng đầu của Nga.
Một người có tài khoản trên mạng là Andrew đã quảng cáo 18 mảnh thiên thạch với giá 50 rouble cho mỗi viên. Các quan chức Nga cho biết, hiện chưa có bằng chứng về rò rỉ phóng xạ từ trận mưa thiên thạch này./.


Nga muốn lập hệ thống chặn hiểm họa vũ trụ

Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin hôm qua tuyên bố ông ủng hộ lời kêu gọi về việc thành lập một hệ thống có khả năng ngăn chặn những mối đe dọa từ không gian bên ngoài địa cầu.
>Thiên thạch rơi tại Nga
Thiên thạch nổ trên bầu trời nước Nga hôm 15/2
Sức mạnh của vụ nổ thiên thạch trên bầu trời nước Nga hôm 15/2 tương đương 20 lần quả bom nguyên tử mà quân đội Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào năm 1945. Ảnh: RIA Novosti.
"Nhân loại phải tạo ra một hệ thống để phát hiện và vô hiệu hóa những vật thể có khả năng gây họa cho trái đất", ông Rogozin viết trên mạng xã hội Twitter hôm 16/2, một ngày sau khi một thiên thạch lao xuống miền trung nước Nga khiến gần 1.200 người bị thương và gây thiệt hại vật chất khoảng 33 triệu USD.
Rogozin tuyên bố ông sẽ trình lên Thủ tướng Dmitry Medvedev các giải pháp để đối phó những trận mưa thiên thạch trong tương lai vào ngày 18/2, RIA Novosti đưa tin.
Rusty Schweickart, một cựu phi hành gia từng bay cùng phi thuyền Apollo của Mỹ, kêu gọi các chính phủ theo dõi hoạt động của các vật thể gần trái đất một cách sát sao hơn.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) nhận định thiên thạch nổ tung trên bầu trời Nga có khối lượng khoảng 10.000 tấn trước khi nó tiếp xúc với bầu khí quyển của trái đất.
Theo dữ liệu mà các nhà khoa học của NASA thu thập, thiên thạch nổ tung tại Nga có đường kính khoảng 15 m. Nó nổ ở vị trí cách trái đất vài km và giải phóng gần 500 kiloton năng lượng, gấp hàng chục lần sức mạnh của quả bom nguyên tử mà máy bay Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai.
Bộ Nội vụ Nga xác nhận rằng xung chấn của vụ nổ thiên thạch khiến mái và tường của một nhà máy thiếc sụp. Theo chính quyền thành phố Chelyabinsk, khoảng 3.000 nhà dân và 300 trường học trong thành phố hư hại một phần bởi vụ nổ. Tổng diện tích cửa sổ bị vỡ lên tới 100.000 m2. Do cửa sổ vỡ, nhiều người dân tiếp xúc trực tiếp với thời tiết lạnh giá ở mức -9 độ C.
Vladimir Puchkov, Bộ trưởng Các tình trạng khẩn cấp, nói rằng tổng thiệt hại về tài sản tại Chelyabinsk và Kopeysk - hai vùng hứng chịu hậu quả nặng nề nhất - vào khoảng 400 triệu ruble (13,3 triệu USD). Quan chức đứng đầu vùng Yurevich, ông Mikhail Yurevich, nói thiệt hại vật chất trong vùng lên tới một tỷ ruble (33,2 triệu USD).
Việt Linh


Mỹ không phát hiện được thiên thạch rơi tại Nga

Một nghị sĩ Mỹ bình luận rằng chính phủ Mỹ đầu tư rất nhiều tiền vào chương trình theo dõi các vật thể gần trái đất, song các thiết bị của họ vẫn không thể phát hiện thiên thạch rơi xuống nước Nga hôm 15/2.
> Đổ xô tìm kiếm mảnh vỡ thiên thạch tại Nga
Người dân tại ít nhất ba vùng của Nga chứng kiến cảnh tượng thiên thạch lao xuống hôm 15/2. Ảnh: RIA Novosti.
Người dân tại ít nhất ba vùng của Nga chứng kiến cảnh tượng thiên thạch lao xuống hôm 15/2. Ảnh: RIA Novosti.
Hôm 15/2, một thiên thạch cháy rơi xuống miền trung nước Nga, gây nên một tiếng nổ lớn khiến nhiều cửa sổ kính vỡ tan. Hơn 1.000 người bị thương bởi vụ việc và thiệt hại vật chất lên tới vài chục triệu USD. Giới thiên văn tại Nga và Mỹ không hề dự báo sự xuất hiện của thiên thạch này.
Nghị sĩ Dana Rohrabacher, phó chủ tịch Ủy ban Khoa học, Vũ trụ và Công nghệ của hạ viện Mỹ, bình luận rằng Washington nên chú ý tới nhiều vấn đề sau vụ thiên thạch rơi tại Nga, Space đưa tin.
"Nước Mỹ đầu tư hàng triệu USD để tìm và theo dõi các sao chổi, thiên thạch. Nhưng thiên thạch nổ trên bầu trời Nga có kích thước nhỏ hơn mức mà các thiết bị của Mỹ có thể phát hiện", Rohrabacher nhận xét.
Điều khiến Rohrabacher lo ngại là các chính phủ chưa lập kế hoạch để đối phó vụ tấn công trái đất của thiên thạch hay sao chổi.
"Vì thế, ngay cả khi các thiết bị phát hiện một vật thể sắp lao vào trái đất, chúng ta cũng không có khả năng làm chệch đường bay của nó", ông bình luận.
Tình hình có thể thay đổi trong tương lai gần. Ủy ban Khoa học, Vũ trụ và Công nghệ của hạ viện Mỹ vừa thông báo họ sẽ thảo luận về các biện pháp đối phó những thiên thạch nguy hiểm trong vài tuần tới.
"Thiên thạch là loại thiên tai duy nhất mà con người có thể ngăn chặn. Chúng ta đã có những bằng chứng rõ ràng cho thấy chúng là hiểm họa thực sự và hữu hình. Người dân Mỹ cầu nguyện cho những người dân Nga chịu ảnh hưởng của vụ nổ thiên thạch hôm 15/2. Vụ nổ đó cho thấy chúng ta phải tự bảo vệ bản thân chúng ta và trái đất trước mối họa rõ ràng đó", Rohrabacher nói.
Việt Linh