Nhiều thương hiệu điêu đứng

NGHỀ NƯỚC MẮM NGẮC NGOẢI (*)
nld.com.vn - Thứ Tư, 24/10/2012 23:03

Hầu hết cơ sở sản xuất nước mắm trong nước đều đang giảm quy mô sản xuất, nhiều hợp đồng có thể bị hủy, nhiều thương hiệu có thể bị mất uy tín


Tại một cơ sở sản xuất nước mắm ở Phú Quốc. Nhiều cơ sở sản xuất nước mắm ở huyện đảo
này đang gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu. Ảnh: THỐT NỐT
Do bị thương lái Trung Quốc tranh mua, ngành sản xuất nước mắm cả nước đang lâm vào cảnh đình đốn.
“Nước mắm Phú Quốc” có thể bị vỡ hợp đồng
 Bà Nguyễn Thị Tịnh, Chủ tịch Hội Nước mắm Phú Quốc (huyện Phú Quốc - Kiên Giang), cho biết toàn huyện đảo này hiện có 90 doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ sản xuất nước mắm. Sản lượng trung bình hằng năm khoảng 250 triệu lít. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều DN đang gặp nhiều khó khăn vì ngay sau khi nhãn hiệu “Nước mắm Phú Quốc” được đưa vào danh sách bảo hộ ở thị trường châu Âu, nguồn nguyên liệu dùng để chế biến sản phẩm này đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt trầm trọng.
Theo bà Tịnh, mùa thu hoạch cá cơm ở Phú Quốc bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 11. Hiện một số DN đã ký hợp đồng xuất khẩu nước mắm sang châu Âu. Do đó, nếu thiếu nguyên liệu, không chỉ DN bị vỡ hợp đồng mà cả thương hiệu “Nước mắm Phú Quốc” cũng có thể bị mất uy tín. “Các DN không thể nào chạy theo mua nguyên liệu cá cơm với giá cao như thương lái Trung Quốc vì sản phẩm làm ra sẽ rất khó cạnh trạnh, thậm chí lỗ nặng” - bà Tịnh cho hay.
Đà Nẵng: Nhiều cơ sở chuyển nghề
Sáng 24-10, chúng tôi đến làng sản xuất nước mắm Nam Ô, đi đến đâu cũng thấy sản xuất bị đình trệ, không còn sầm uất như những năm trước. Bà Mai Thị Chước, người có hơn 40 năm làm nước nắm cá cơm ở Nam Ô, nổi tiếng với thương hiệu “nước mắm cá cơm Thanh Phú”, ngán ngẩm cho biết: “Chính vì cá cơm bị thương lái Trung Quốc thu mua đội giá nên quy mô sản xuất tại cơ sở của gia đình tôi bị thu hẹp. Trước đây, mỗi ngày tôi sản xuất từ 200 đến 300 lít nhưng hiện nay, chỉ làm cầm chừng khoảng 50 lít để bán cho khách hàng thân quen”. Bà Chước cũng cho biết gần đây, mặc dù giá nguyên liệu cá cơm mua vào tăng cao nhưng cơ sở của bà lại không dám tăng giá bán sản phẩm vì sợ mất mối.
Cơ sở sản xuất của bà Phạm Thị Nguyệt với thương hiệu “nước mắm cá cơm Hiệp Hải” và cơ sở sản xuất nước mắm cá cơm nổi tiếng của bà Hai Cử cũng đang gặp khó khăn tương tự nên phải thu hẹp sản xuất. Bà Nguyệt cho biết không ít gia đình làm nghề nước mắm cá cơm truyền thống ở Nam Ô đã tạm ngừng sản xuất để chờ giá cá nguyên liệu hạ xuống mới sản xuất trở lại. Nhiều người sản xuất nước mắm đang phải chuyển sang mua bán hải sản nhỏ lẻ để kiếm sống qua ngày.
Nước mắm làng Yến... chờ chết
Nổi tiếng hơn 300 năm nhưng hiện nay, các cơ sở sản xuất nước mắm cá cơm ở làng Yến (xã An Hòa, huyện Tuy An - Phú Yên) đang ngắc ngoải chờ chết vì không còn nguyên liệu cá cơm.
Nổi tiếng một thời ở đây phải kể đến lò nước mắm bà Tư Lưỡng. Không chỉ với quy mô đến hơn 100 thùng (mỗi năm cho ra thị trường hơn 100.000 lít) mà nước mắm của cơ sở này luôn có giá cao hơn thị trường nhờ được nhiều người ưa chuộng. Thế nhưng lò nước mắm này cũng đang lâm vào cảnh tiêu điều. “Nước mắm làng Yến nổi tiếng vì cá cơm ở đây sạch, không có mùi bùn, cá đánh bắt được trong đêm, sáng đưa vào bờ rửa sạch và đưa ngay vào thùng.
Cá cơm không qua ướp lạnh nên nước mắm ngon. Bây giờ cá cơm ở đây không còn, chắc phải dẹp nghề thôi” - con dâu bà Tư Lưỡng ngậm ngùi nói. Nhiều lò nước mắm nổi tiếng khác của làng Yến như Ba Dũng, Lưu Hoài Sơn, Năm Bảnh…từ 70 - 80 thùng nước mắm, giờ chỉ sản xuất cầm cự với 4 - 5 thùng để giữ thương hiệu.
Ngân sách thất thu
Ông Huỳnh Văn Phúc, Phó Chủ tịch UBND xã An Hòa, huyện Tuy An - Phú Yên, cho biết cách đây 3 năm, làng Yến có đến hơn 200 hộ sản xuất nước mắm, mỗi năm cho ra thị trường trên 600.000 lít. Tuy nhiên, hiện nay ở đây chỉ còn khoảng 50 hộ sản xuất cầm chừng với sản lượng không đến 20.000 lít mỗi năm. “Trước đây, các cơ sở sản xuất nước mắm đóng thuế cả trăm triệu đồng mỗi năm nhưng gần đây, địa phương chẳng thu được đồng thuế nào của các cơ sở này do họ sản xuất không hiệu quả”- ông Phúc nói.
NHÓM PHÓNG VIÊN

Giải pháp bảo vệ thương hiệu nước mắm Phú Quốc Sản xuất nước mắm là nghề thủ công truyền thống lâu đời của cư dân huyện đảo Phú Quốc. Nước mắm Phú Quốc có hương vị thơm ngon rất đặc trưng do sản xuất hoàn toàn bằng nguyên liệu cá cơm với bí quyết gia truyền của các cơ sở sản xuất nước mắm trên đảo.
Tuy nhiên, nếu không trực tiếp đến đảo, thì việc mua được một chai nước mắm chính hiệu Phú Quốc không dễ chút nào.

Bởi thương hiệu nước mắm Phú Quốc đã và đang bị đánh cắp để sử dụng nhãn tại nhiều địa phương trong cả nước, kể cả nước láng giềng Thái Lan cũng "chôm" luôn thương hiệu này.
Theo báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 của Hội nước mắm Phú Quốc thì tổng sản lượng nước mắm của 87 thành viên năm 2008 là khoảng 15 triệu lít, trong khi đến hết tháng 10 năm nay, tổng sản lượng nước mắm chỉ đạt 7,9 triệu lít, giảm nhiều so với cùng kỳ. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là thị trường tiêu thụ nước mắm Phú Quốc tiếp tục bị thả nổi với vô số hàng giả, hàng nhái và đủ thứ chất lượng. Công tác quy hoạch, định hướng cho sự phát triển bền vững của nghề làm nước mắm truyền thống chưa được quan tâm đúng mức, giá trị sản phẩm truyền thống đang bị đánh mất danh tiếng.
Trước tình đó, để tạo cơ sở pháp lý cho việc khẳng định thương hiệu nước mắm Phú Quốc, tháng 10/2008, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành Quyết định Quy định việc quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm. Trước đó, vào tháng 6/2001, Hội nước mắm Phú Quốc đã đăng ký độc quyền nhãn hiệu cho 87 “nhà thùng” (cơ sở sản xuất nước mắm) thành viên tại Cục Sở hữu trí tuệ. Chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm (gọi tắt là chỉ dẫn địa lý) là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ Phú Quốc và có danh tiếng, chất lượng đặc thù do điều kiện tự nhiên và bí quyết sản xuất của người dân Phú Quốc quyết định. Khi một nhà thùng được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý thì được gắn tem bảo hộ lên sản phẩm; lưu thông, chào bán, quảng bá sản phẩm, phân phối sỉ và lẻ. Lô hàng được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý phải đồng nhất về chất lượng, được đóng gói tại Phú Quốc và phân phối trực tiếp đến khách hàng. Việc chứng nhận lô hàng do Ban Kiểm soát nước mắm thuộc Hội nước mắm Phú Quốc chịu trách nhiệm thực hiện. Vừa qua, Hội nước mắm Phú Quốc đã tổ chức hội thảo nhằm tìm biện pháp triển khai thực hiện quy định sử dụng chỉ dẫn địa lý. Chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc cũng quy định cụ thể, chi tiết về vùng khai thác, loại nguyên liệu, tỉ lệ cá tạp (ngoài cá cơm) không quá 15%, dụng cụ chế biến và vật liệu sản xuất dụng cụ, phương pháp chế biến, các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, ghi nhãn và kỹ thuật bảo quản...
Để có thể triển khai áp dụng quy định về chỉ dẫn địa lý, có hai việc phải làm. Đó là cũng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hiệp hội nước mắm và của Ban giám sát chất lượng. Thứ hai là di dời các nhà thùng nước mắm vào 02 cụm làng nghề tập trung quy mô 100ha đang trình phê duyệt quy hoạch. Việc đáp ứng hai yêu cầu này cũng đã đặt ra một số khó khăn nhất định cho các nhà thùng. Nhìn chung, dù có thể gặp một số khó khăn, trở ngại, song đa số nhà thùng đồng tình với việc di dời vào làng nghề và áp dụng chỉ dẫn địa lý, có như vậy mới có thể bảo vệ được thương hiệu nước mắm Phú Quốc.
nuoc-mam-phu-quocBà Hồ Kim Liên – Doanh nghiệp nước mắm Khải Hoàn – một trong những nhà thùng quy mô và uy tín nhất, nhì Phú Quốc nói: Không giống cây tiêu, nhìn chung nghề làm nước mắm vẫn khá ổn định, dù lợi nhuận có giảm. Nguyên nhân lợi nhuận giảm trước hết là do nguồn cá cơm vùng biển Phú Quốc, Cà Mau đã cạn kiệt vì khai thác quá mức. Hiện nay, chúng tôi phải cho tàu thu mua cá cơm chủ yếu từ Campuchia với giá khá cao. Khó khăn thứ hai là chi phí đầu vào như: giá nhân công, nguyên liệu, điện, nước, xăng dầu... đều tăng, trong khi giá thành sản phẩm phải giảm thấp nhất có thể được để duy trì lợi thế cạnh tranh. Khi đưa vào làng nghề tập trung, có thể sẽ tăng chi phí vận chuyển nguyên liệu. Việc đóng chai tại Phú Quốc cũng có thể khiến chi phí vận chuyển đội lên thay vì vận chuyển bằng can nhựa như hiện nay, nhưng chúng tôi – với tư cách là những nhà sản xuất rất đồng tình và ủng hộ. Bởi nếu không giữ được thương hiệu Phú Quốc cho nước mắm thì thiệt hại còn lớn hơn nhiều. Hiện tại, 80% sản lượng nước mắm của chúng tôi xuất đi dạng thành phẩm thô – tức bán qua trung gian, sau đó các doanh nghiệp trung gian sẽ tự pha chế thêm phụ liệu rồi đóng chai. Đây chính là khâu dễ làm suy giảm chất lượng và ảnh hưởng nhiều đến thương hiệu nước mắm Phú Quốc.
Ông Nguyễn Huy Hoàng – Doanh nghiệp nước mắm Thanh Hà cho biết thêm: Hiện tại sản phẩm của chúng tôi đã xuất khẩu được sang thị trường châu Âu – một thị trường nổi tiếng khó tính về chất lượng sản phẩm. Vậy mà lại không thể mở rộng thị trường trong nước được do nạn hàng giả, hàng nhái thương hiệu sản phẩm tràn lan. Để có được nước mắm ngon, quan trọng nhất là khâu xử lý nguyên liệu, phải làm sao để cá cơm thật tươi, muối dùng để ủ cá cũng phải sạch và đạt tiêu chuẩn, rồi chất lượng nguồn nước phải đảm bảo nghiêm ngặt... Để bảo hộ thương hiệu đặc sản nước mắm Phú Quốc, cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ việc di dời vào làng nghề tập trung và áp dụng chặt chẽ quy định chỉ dẫn địa lý. Đây là giải pháp đúng đắn để giữ vững uy tín cho thương hiệu đặc sản nổi tiếng của Phú Quốc nói riêng, Kiên Giang nói chung.
Như vậy, việc sớm triển khai áp dụng quy định chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm rõ ràng là giải pháp hữu hiệu và bền vững để bảo vệ thương hiệu cho loại đặc sản nổi tiếng này. Quy định đã có, tổ chức thực hiện đã hình thành, các nhà thùng nước mắm cũng đã đồng tình, ủng hộ, hi vọng trong tương lai không xa, thương hiệu nước mắm Phú Quốc sẽ được trả lại đúng xuất xứ và chất lượng vốn có của mình.
Theo báo ĐCSVN
Mọi chi tiết liên hệ: Đại diện Sở hữu trí tuệ
Điện thoại: 0983367068 - Gửi nhu cầu email: dangkybaoho@gmail.com
Đăng ký thương hiệu, Nhãn hiệu, Mã số mã vạch, Bản quyền, Kiểu dáng, Sáng chế
Mua bán nhượng quyền thương hiệu, Bảo hộ quyền...

"Ông lớn" Việt mất thương hiệu như thế nào?

- Chuyên mụcKinh Doanh|Doanh nhân|



Do không có thói quen đăng ký tên miền nên rất nhiều “ông lớn” Việt Nam đã mất thương hiệu tại nhiều thị trường lớn.

“Tấm gương” café Trung Nguyên
Trung Nguyên được xem là đã “nổ phát súng” cho “phong trào” mất thương hiệu vì quên không đăng ký. Năm 2000, Trung Nguyên từng bị công ty Rice Field đăng kí bảo hộ thương hiệu café Trung Nguyên tại Mỹ và WIPO (Tổ chức bảo hộ Trí tuệ Thế giới).

Sau 2 năm thương thảo, Trung Nguyên mới lấy lại được thương hiệu này và Rice Field nhận làm đại lý phân phối Cafe Trung Nguyên tại Mỹ. Để dàn xếp ổn thỏa, Trung Nguyên đã phải rất vất vả và tiêu tốn hàng trăm nghìn USD để lấy lại tên miền này. Sau đó, càphê Trung Nguyên đã thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu tại hơn 60 nước và lãnh thổ trên thế giới.

Tuy nhiên, mới đây, vấn đề thương hiệu của Trung Nguyên lại một lần nữa “dậy sóng” khi website Trungnguyen.com.au trở thành website quảng bá, giao dịch Highlands coffee. Mới đây, khi đăng ký tên miền này tại Australia thì Trung Nguyên phát hiện Cty The trustee for Hinchliffe Trust đã đăng ký tên miền này và sử dụng dưới hình thức một website giao dịch thương mại.

Không chỉ có vậy, Trung Nguyên tiếp tục để mất thương hiệu café chồn tại Mỹ. Sau khi vụ tên miền thương hiệu Legendeecoffee bị người khác thâu tóm, Trung Nguyên lại có nguy cơ bị chặn đường xuất khẩu café mang thương hiệu Legendee Coffee tại thị trường Mỹ.
 Highlands Coffee mua 100% cổ phần của Phở 24
Dù chưa thực sự là “ông lớn” trong giới kinh doanh nhưng việc Phở 24 bị Highlands Coffee thâu tóm là một trong các sự kiện mới nhất, nhận được sự quan tâm nhiều nhất trong thời gian qua.

Giới kinh doanh gần như chỉ biết đến giao dịch M&A; giữa Highlands Coffee và Phở 24 khi nó kết thúc với việc 100% vốn cổ phần Phở 24 thuộc về Highlands Coffee. Theo đồn đại, giá giao dịch của thương vụ này là 20 triệu USD.
Tuy nhiên, sau khi mua 100% cổ phần của Phở 24, Highlands Coffee bán lại 50% tổng cổ phần đó cho Jollibee (Philippines, kinh doanh chuỗi thực phẩm, thức ăn nhanh, đã có mặt tại Việt Nam nhiều năm nay).
Vinataba mất tỷ đồng chuộc thương hiệu
Năm 2002, thương hiệu Vinataba – thương hiệu thuốc lá hàng đầu của Việt Nam đã bị P.T. Putra Stabat Industri (một công ty của Indonesia) chiếm đoạt đăng ký tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 9 nước Asean.

Vinataba đã phải chi đến 1 tỷ đồng cho việc bảo vệ thương hiệu ở nước ngoài. Do có đăng ký thương hiệu từ trước và những cố gắng của Tổng công ty này, ngày 24.1.2003, họ đã giành lại được tên tại Lào.

Tại Campuchia, vào tháng 12/2002, sản phẩm Vinataba của Việt Nam cũng được công nhận. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, đến tháng 3/2003, việc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam có được công nhận là đơn vị sở hữu thương hiệu Vinataba hay không mới được công bố.
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã được công nhận là doanh nghiệp có quyền sở hữu thương hiệu Vinataba, Công ty Sumatra không chứng minh được quyền sở hữu của mình đã buộc phải hủy bỏ các sản phẩm mang thương hiệu Vinataba...
Bibica rơi vào tay Lotte
“Cuộc chiến” giành quyền kiểm soát giữa Công ty CP Bánh kẹo Bibica (Bibica) và Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) đã khiến dư luận nổi sóng trong một thời gian. Đại hội cổ đông của Bibica mới đây đã có sự thay đổi lớn về nội dung, đó là Tập đoàn Lotte, cổ đông lớn, đang nắm giữ hơn 38% cổ phần, tạm gác lại chuyện đổi tên Bibica thành Lotte - Bibica vì cho rằng “chưa đến thời điểm chín muồi”.

Thực chất là việc đổi tên đã vấp phải sự phản đối của các cổ đông. Thế nhưng, những người trong cuộc cho biết Lotte đang từng bước thực hiện việc đổi tên và điều này không thể tránh khỏi bởi hiện tại, người của Lotte đang giữ 2/5 ghế trong HĐQT Bibica, kể cả chức chủ tịch HĐQT. Bibica còn là doanh nghiệp niêm yết nên việc thu gom cổ phiếu rất dễ xảy ra.
Theo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này, với việc sở hữu 38% số cổ phần, Lotte nắm chức Chủ tịch HĐQT, đủ để có thể điều khiển, vận hành Cty theo ý mình. Người ta lo ngại trong tương lai, thương hiệu Bibica đứng thứ 2 VN chỉ sau Kinh Đô sẽ bị triệt tiêu hoặc lép vế so với thương hiệu toàn cầu Lotte.
PetroVietnam là thương hiệu của… Mỹ
Nhãn hiệu PetroVietnam của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam vừa bị một doanh nghiệp có tên NGUYEN LAI đăng ký tại Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ.

Theo quy định của Mỹ, việc đăng ký thương hiệu tại Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ được thực hiện qua 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là loan báo tên, địa chỉ công ty, lĩnh vực hoạt động, thương hiệu hàng hóa... và giai đoạn 2 là công bố nhãn hiệu đã được đăng ký.

Kẹo dừa Bến Tre

Năm 1998, khi đang có doanh số tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc rất cao, nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre của bà Nguyễn Thị Tỏ (tức Hai Tỏ) bỗng sụt giảm nghiêm trong. Qua dò hỏi bà được biết trên thị trường đang có sản phẩm kẹo dừa giả, nhái kẹo dừa Bến Tre.

Bà Tỏ quyết định đi Trung Quốc kiện DN Rừng dừa- DN làm nhái sản phẩm Bến Tre. Tháng 8 năm 2008, bà được biết Công ty TNHH Rừng Dừa đã đăng kí độc quyền nhãn hiệu tại Trung Quốc được 8 tháng, chỉ còn ba tháng nữa là được cấp bằng độc quyền.

Tháng 5 năm 1999, tám tháng sau đăng kí, nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre được cấp bằng độc quyền sáng chế, cho phép lưu hành trên lãnh thổ Trung Quốc, đồng thời sản phẩm của doanh nghiệp Rừng Dừa được xác nhận là hàng nhái, không đủ tiêu chuẩn lưu hành.

Bà Tỏ đem giấy tờ chứng nhận đến tận Đảo Hải Nam, nơi Rừng Dừa “đóng đô”, thuyết phục nhờ chính quyền địa phương xử lý toàn bộ số sản phẩm giả. Đoạn phóng sự về bà được chiếu trên toàn Trung quốc, đánh dấu thắng lợi của DN “miệt vườn” này
Nước mắm Phú Quốc cũng gặp sóng gió vì thương hiệu
Nước mắm Phú Quốc bị công ty Viet Huong Fishsauce- Mỹ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Mỹ và cộng đồng chung Châu Âu, Trung Quốc và Australia.

Hình ảnh thương hiệu mà Cty Việt Hương đăng ký bảo hộ chính xác là có chữ “Phú quốc” kèm logo là hình con cá cơm và bản đồ Việt Nam (có vẽ dấu hiệu chỉ đến vị trí huyện đảo Phú Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang).

Các thông tin này đã được đối tác của Bross và Cộng sự là một công ty luật tại Trung Quốc kiểm tra, xác tín theo yêu cầu. Việc chủ thể nói trên đăng ký nhãn hiệu “Phú quốc và hình ảnh” dưới tên của mình cũng sẽ gây nhầm lẫn nghiêm trọng cho công chúng về nguồn gốc Phú Quốc gắn liền với sản phẩm nước mắm nổi tiếng đang được Việt Nam bảo hộ.

Ngoài ra còn một số các doanh nghiệp khác như võng xếp Duy Lợi, Bi’tis, bánh phồng tôm Sa Giang cũng gặp lao đao với thương hiệu.
Theo VTC

“Giữ” thương hiệu nước mắm Phú Quốc, mất 20 ngàn đô?

http://www.phapluatvn.vn - Cập nhật 21/09/2011 14:45 (GMT+7)
20 ngàn USD là chi phí để Hội nước mắm Phú Quốc tiến hành đăng ký chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc dưới hình thức nhãn hiệu tập thể theo Hiệp định Madrid. Đăng ký thành công, nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc của Việt Nam có thể được bảo hộ ở 84 quốc gia trên toàn thế giới.

Đây là khuyến nghị của luật sư Lê Quang Vinh, giám đốc Bộ phận Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật Bross và Cộng sự khi trao đổi với phóng viên Pháp luật Việt Nam chiều ngày 20/9 sau sự kiện công ty này gửi thông báo cho Hội nước mắm Phú Quốc về việc thương hiệu Phú Quốc đang bị xâm phạm tại Hồng Kông ( Trung Quốc).
a
Nhãn hiệu Phú Quóc trên sản phẩm của công ty Viet Huong - Hoa Kỳ
Theo chỉ dẫn của luật sư Vinh, không chỉ Hội nước mắm Phú Quốc mà các Hiệp Hội, Hội khác đang được giao khai thác và quản lý các chỉ dẫn địa lý quốc gia nổi tiếng của Việt Nam cũng cần quan tâm và “nhanh chân” tiến hành đăng ký ngay, tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.

Theo thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ, hiện Việt Nam đang có 27 chỉ dẫn địa lý được công nhận và thời gian tới có một số chỉ dẫn địa lý khác sẽ tiếp tục được công nhận.

“Việc công nhận chỉ dẫn địa lý mới chỉ là một công đoạn chứ chưa phải là công việc hoàn tất mà nhờ đó quyền sở hữu trí tuệ với chỉ dẫn địa lý được công nhận sẽ được bảo vệ tuyệt đối. Còn hàng loạt vấn đề khác phải làm như : xây dựng, tổ chức, tập hợp kinh phí, gây quỹ…các vấn đề pháp lý ở nước ngoài. Bối cảnh chung của các chỉ dẫn địa lý ở nước ta là chưa được bảo vệ một cách đồng bộ, đặc biệt là ở nước ngoài mình chẳng quan tâm dù đã mất nhiều và cũng đã cảnh báo rất nhiều”, luật sư Vinh nói.


Chủ thể nước ngoài sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đồng nghĩa với việc tài sản sở hữu trí tuệ của Việt Nam bị chiếm đoạt. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có thể bị kiện khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài- những nước đã bảo hộ độc quyền cho các nhãn hiệu nói trên-. Các doanh nghiệp còn có thể bị ngăn chặn xuất khẩu ngay tại cửa khẩu biên giới do xâm phạm độc quyền nhãn hiệu đã bảo hộ.
Chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc đang bị xâm phạm ở Hồng Kông là minh chứng sống động cho thực trạng trên.

Chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc là nhãn hiệu đầu tiên được công nhận bảo hộ quốc gia vào năm 2001. Thời điểm chưa có khái niệm chỉ dẫn địa lý trong các quy định bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam nên nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc được bảo hộ dưới tên gọi : bảo hộ xuất xứ hàng hóa theo Luật dân sự và NĐ 63/1996.

Sau 4 năm, năm 2005 Bộ Thủy sản mới ban hành qui chế tạm thời về kiểm soát, chứng nhận nước mắm mang tên gọi xuất xứ Phú Quốc. Hội nước mắm Phú Quốc được giao thẩm quyền khai thác tên thương mại, chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc, cấp giấy phép cho các đơn vị được sử dụng chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc trên sản phẩm của mình.

Tới năm 2010, Hội nước mắm Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang mới xúc tiến hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể này ra nước ngoài và cụ thể là các nước EU. Theo  bà Nguyễn Thị Tịnh, chủ tịch Hội thì hiện nay Hội nước mắm Phú Quốc vẫn đang chờ phản hồi từ cơ quan hữu trách của EU.

  Trong khi thực tế thì chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc đã bị một công ty có địa chỉ tại Mỹ sử dụng làm nhãn hiệu hàng hóa từ năm 1982. Đó là công ty Viet Huong Fishsauce- Hoa Kỳ, được cơ quan đăng ký nhãn hiệu Hoa Kỳ cấp nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc từ năm 1982. Trên các sản phẩm nước mắm của công ty này từ năm 1982 tới nay sử dụng nhãn hiệu “Nước mắm Phú Quốc” có hình bản đồ VN và đảo Phú Quốc.
Sau đó công ty này đã lần lượt đăng ký nhãn hiệu “Nước mắm Phú Quốc” ở cộng đồng chung Châu Âu và Úc. Mới đây nhất- năm 2006, công ty này được cấp đăng ký nhãn hiệu Phú Quốc ở Trung Quốc vẫn với mẫu nhãn hiệu và logo như trên. “ Nhiều khả năng đây là công ty của người gốc Việt, chúng tôi suy đoán công ty Viet Huong ở Hồng Kông nhiều khả năng cũng là công ty con của Viet Huong Hoa Kỳ”.
Không phải vô căn cứ mà luật sư Vinh suy đoán như vậy. Theo tra cứu của vị luật sư này thì ngày 11/5/2011 chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Trung Quốc theo số 9448516 cho sản phẩm thuộc nhóm 30 ( nhóm có chứa sản phẩm nước mắm), dưới tên của công ty Viet Huong Trading Company Limited, pháp nhân ở Hồng Kông.
Sau khi phát hiện sự việc, ngày 16/9/2011, công ty Bross & Partners đã gửi thông báo cho Hội nước mắm Phú Quốc tại Kiên Giang. Tuy nhiên tới thời điểm hiện nay, sau khi gửi thư cảnh báo thì công ty Bross & Partners chưa nhận được phản hồi chính thức nào từ phía Hội nước mắm Phú Quốc.
Trong trường hợp này, theo luật Trung Quốc thì bất cứ bên thứ ba nào nếu như có căn cứ cho rằng việc đăng ký của công ty Viet Huong với nhãn hiệu Phú Quốc cho nhóm 30 sẽ  ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của mình thì có quyền gửi đơn khiếu nại.

Như vậy, Hội nước mắm Phú Quốc là đơn vị có tư cách pháp lý tốt nhất để gửi đơn khiếu nại tới cơ quan đăng ký nhãn hiệu Trung Quốc.

Luật sư Vinh cho biết đơn này có thể có hiệu quả ngay, việc đăng ký của công ty Viet Hương sẽ bị từ chối. Hoặc nếu không thì cơ quan đăng ký nhãn hiệu cũng sẽ phải dừng việc xem xét đơn ít nhất 2-3 năm vì họ biết nếu cấp họ sẽ phải đối mặt với việc bị kiện do có tranh chấp.

Dư luận đang trông chờ Hội nước mắm Phú Quốc cũng như UBND tỉnh Kiên Giang sẽ có động thái quyết liệt hơn trước tài sản Sở hữu trí tuệ quan trọng không chỉ với các doanh nghiệp của tỉnh này mà với cả quốc gia.

Luật sư Vinh cũng cho biết thêm, chi phí để trợ giúp cho Hội nước mắm Phú Quốc gửi khiếu nại tới ‘đúng người, đúng chỗ” không phải là lớn.

Thanh Lương

Những chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đang bị chiếm đoạt ở nước ngoài

. Chỉ dẫn địa lý BUON Ma THUOT bị công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Cofee đăng ký độc quyền nhãn hiệu tại lãnh thổ Trung Quốc.

. Thương hiệu DAK LAK đã được công ty ở Pháp là ITM Entreprises đăng ký độc quyền thương hiệu.
. Nước mắm Phú Quốc bị công ty Viet Huong Fishsauce- Hoa Kỳ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Hoa Kỳ và cộng đồng chung Châu Âu, Trung Quốc và Úc.


Nguyên nhân khiến “Nước mắm Phú Quốc” bị “trùm mền”?

Thứ hai, 08/10/2012, 03:12 GMT+7. .
(DungHangViet.Vn) - Được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý từ tháng 6-2001, nhưng hơn mười năm qua chưa sản phẩm nước mắm nào được đóng nhãn “Nước mắm Phú Quốc”.
Trong khi đó trên thị trường xuất hiện nhan nhản các nhãn hiệu nước mắm "sản xuất tại Phú Quốc".

Tại hội thảo quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc do Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Kiên Giang cùng UBND huyện Phú Quốc tổ chức cuối tháng 9 vừa qua, bà Dương Mộng Thu - phó giám đốc Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Kiên Giang - cho biết nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của ngành thủy sản VN được cấp chỉ dẫn địa lý (từ năm 2001). Tuy nhiên, cho đến nay chưa có sản phẩm nào đưa ra thị trường được dán nhãn mang chỉ dẫn địa lý "Nước mắm Phú Quốc", chỉ có sản phẩm nước mắm "sản xuất tại Phú Quốc".

Sản xuất ở đảo, đóng chai thành phố

Bà Nguyễn Thị Tịnh - chủ tịch Hội Nước mắm Phú Quốc - cho biết từ khi chỉ dẫn địa lý "Nước mắm Phú Quốc" được đăng bạ, hoạt động sản xuất, kinh doanh nước mắm ở Phú Quốc sôi động hẳn lên. Không chỉ các cơ sở tại chỗ phát triển đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất, mà một số doanh nghiệp kinh doanh nước mắm từ TP.HCM cũng chuyển về Phú Quốc để vừa sản xuất, vừa kinh doanh. Thậm chí có cả tập đoàn đa quốc gia (Unilever Bestfoods) cũng đầu tư dây chuyền đóng chai khá hiện đại tại Phú Quốc. Thời điểm đầu năm 2001 chỉ có 68 cơ sở sản xuất với sản lượng 5-6 triệu lít/năm, đến nay số cơ sở sản xuất đã là 104 với tổng sản lượng khoảng 30 triệu lít/năm.

Theo quy định về quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm do UBND tỉnh Kiên Giang ban hành năm 2008, "Nước mắm Phú Quốc" là sản phẩm được sản xuất và đóng chai tại đảo Phú Quốc.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Giáo - trưởng ban kiểm soát Hội Nước mắm Phú Quốc, hiện có hơn 80% nước mắm tuy sản xuất ở Phú Quốc nhưng bán theo can, thùng cho các cơ sở đóng chai, bán lẻ tại TP.HCM. "Họ mua về cũng đóng chai rồi dán nhãn ghi sản xuất tại Phú Quốc nhưng chất lượng như thế nào làm sao biết được, người tiêu dùng không biết đâu mà lần" - ông Giáo bức xúc.
nước mắm Phú QuốcSản xuất nước mắm Phú Quốc phải tuân thủ quy trình khép kín từ khâu chọn nguyên liệu đến đóng chai thành phẩm
Trong khi đó, bản thân nhiều doanh nghiệp sản xuất, đóng chai tại Phú Quốc cũng cho ra sản phẩm không đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng. Vừa qua ban kiểm soát lấy mẫu sản phẩm của 15 doanh nghiệp ở thị trấn Dương Đông và thị trấn An Thới (hai nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất) để gửi kiểm định tại Trung tâm Chuyển giao công nghệ Kiên Giang phân tích, kiểm nghiệm. Kết quả có đến 31/43 mẫu có hàm lượng histamine vượt quá chỉ tiêu 200 mg/lít (theo tiêu chuẩn Nước mắm Phú Quốc), trong đó 28 mẫu vượt quá 400 mg/lít (tiêu chuẩn VN). "Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm nước mắm hơn chục năm qua chưa được mang đúng cái tên "Nước mắm Phú Quốc", dù đã có 68 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc" - ông Giáo nhận định.

Tự hại mình...

Nguyên nhân sâu xa khiến thương hiệu "Nước mắm Phú Quốc" bị "trùm mền" suốt hơn chục năm qua được chính các nhà sản xuất cũng như cơ quan chức năng xác định là do không kiểm soát được nguồn nguyên liệu đầu vào. Theo quy định, nước mắm Phú Quốc phải được sản xuất theo quy trình truyền thống, khép kín từ khâu đánh bắt cá đến lúc đóng chai thành phẩm. Cụ thể, nguyên liệu phải là cá cơm được đánh bắt bằng lưới vây trên vùng biển Kiên Giang - Cà Mau thuộc vịnh Thái Lan, khi đưa lên khỏi mặt biển phải rửa sạch, bỏ cá tạp và trộn muối với tỉ lệ "2,5 - 3 cá: 1 muối"... Muối dùng ướp cá phải là muối biển từ các vùng chuyên sản xuất muối ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Phan Thiết và trữ qua 60 ngày kể từ khi nhập kho để loại sạch tạp chất.
"Nếu các doanh nghiệp không tự cải thiện chất lượng mà ngược lại đề nghị phải hạ chuẩn thì dù có được mang chỉ dẫn địa lý cũng không còn ý nghĩa gì nữa"

Ông Lương Thanh Hải (giám đốc Sở Khoa học và công nghệ Kiên Giang)
Thực tế, theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở NN&PTNT Kiên Giang), gần đây nghề khai thác cá cơm đã chuyển từ đánh bắt lưới vây truyền thống sang đánh bắt bằng đèn khiến nguồn cá cơm ven bờ cạn kiệt.

Theo bà Nguyễn Thị Tịnh, ngoài một số nhà thùng với truyền thống sản xuất lâu đời, có đội tàu đánh bắt riêng nên chủ động được nguồn nguyên liệu, nhiều nhà thùng phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu trên thị trường. Ông Nguyễn Tấn Thành, chủ tàu chuyên vận chuyển cá cơm cho các nhà thùng Phú Quốc, khẳng định nhiều tàu đánh bắt hiện nay cố ý để cá cơm trương lên rồi mới ướp muối nhằm tăng trọng lượng, nhưng ngược lại khiến độ đạm trong cá giảm, còn hàm lượng histamine lại tăng cao.

Theo bà Huỳnh Kim Liên - chủ doanh nghiệp nước mắm Khải Hoàn, hiện nay nếu các nhà thùng duy trì kiểu đánh bắt, sản xuất truyền thống thì giá thành sản phẩm sẽ đội lên rất cao, có thể lên đến 1,5 lần giá hiện nay. "Để bảo tồn làng nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc, nên có chính sách hỗ trợ nhà sản xuất được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, đồng thời quảng bá bằng nhiều hình thức để người tiêu dùng hiểu giá trị truyền thống của nước mắm Phú Quốc" - bà Liên đề xuất.

Có nên hạ chuẩn chất lượng?

Đây là vấn đề được Hội Nước mắm Phú Quốc đặt ra với cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang. Tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam quy định hàm lượng histamine trong nước mắm phải thấp hơn 400 mg/lít, trong khi đối với nước mắm Phú Quốc bắt buộc phải dưới 200 mg/lít. Theo các nhà sản xuất, đây là một đòi hỏi khó doanh nghiệp nào đáp ứng được một cách ổn định. Do đó, đại diện một số nhà thùng đề nghị nâng chỉ tiêu hàm lượng histamine lên 350-400 mg/lít, tức hạ tiêu chuẩn chất lượng, để sản phẩm đủ điều kiện dán nhãn "Nước mắm Phú Quốc".

Ông Lương Thanh Hải - giám đốc Sở Khoa học và công nghệ Kiên Giang - cho rằng hàm lượng histamine thấp là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt của nước mắm Phú Quốc. Chỉ tiêu histamine dưới 200 mg/lít không phải là khó đạt được nếu nhà thùng tuân thủ đúng quy trình đánh bắt, sản xuất truyền thống. Ông Hải gợi ý các nhà thùng có thể sản xuất nhiều dòng sản phẩm với mức chất lượng khác nhau để phù hợp thị hiếu, túi tiền của từng nhóm khách hàng, nhưng chỉ những sản phẩm đạt chuẩn chất lượng mới được mang chỉ dẫn địa lý "Nước mắm Phú Quốc".
NGUYỄN TRIỀU
Nguồn: Tuổi trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét