(VTC News) - Nhân dịp đại lễ Phật giáo chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam và Ban tổ chức đã công bố 7 kỷ lục Phật giáo Việt Nam trong tuần lễ Phật giáo chào mừng 1000 năm Thăng Long tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (18 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội) từ 27/7 đến 2/8/2010.
Trải qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, lựa chọn từ rất nhiều “cái nhất” và đầu tiên về Phật giáo, Ban tổ chức đã công bố tới du khách và đông đảo tăng ni Phật tử 7 kỷ lục Phật giáo đầu tiên được trao chứng nhận trong dịp đại lễ Phật giáo chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. 7 kỷ lục được trao bao gồm:
Chùa Trấn Quốc - nơi phát xuất thiền phái Thảo Đường ở Việt Nam
Chùa Trấn Quốc tọa lạc ở số 32 đường Thanh Niên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Chùa nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Lý Nam Đế (544-548). Chùa là nơi dừng chân hành đạo của nhiều danh tăng như: Thiền sư Vân Phong, Tăng thống Khuông Việt, Thiền sư Thông Biện, Thiền sư Giác Quán, Thiền sư Quảng Tế…
Năm 1069, vua Lý Thánh Tông mời Thiền sư Thảo Đường về trụ trì chùa. Do nhà vua biết được sức học và đạo đức của thiền sư, đã phong ông làm quốc sư. Thiền học của Thảo Đường có những giác sắc mới lạ, nên cũng từ đây, Việt Nam có thêm một thiền phái nữa, đó là thiền phái Thảo Đường. Và chùa Trấn Quốc trở thành trung tâm của Thiền phái Thảo Đường ở nước ta.
Chùa Hương Hải – Ni viện Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam
Chùa Hương Hải (Hương Hải Ni viện) tên chữ là Linh Ứng tự, tọa lạc bên cạnh chùa Kiến Sơ ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Chùa được khởi dựng vào thời nhà Lý (1009-1225).
Ni sư Diệu Nhân (1041-1113) thuộc đời thứ 17 Thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi đã từng trụ trì và hoằng hóa tại đây. Ni sư tên Ngọc Kiều là trưởng nữ của Phụng Càn Vương. Thuở nhỏ bà được vua Lý Thánh Tông nuôi dạy trong cung. Sau khi chồng mất, bà thủ tiết.
Sau đó, bà cạo đầu xuất gia, xin thọ giới Bồ - tát với Thiền sư Chân Không, ngài ban cho bà pháp danh Diệu Nhân và dạy trụ trì Ni viện Hương Hải. Nơi đây trở thành Ni viện Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam.
Ni sư Diệu Nhân gìn giữ giới luật và hành thiền chánh định, là bậc mẫu mực trong Ni chúng thời ấy.
Chùa Kiến Sơ – nơi phát xuất Thiền phái Vô Ngôn Thông ở Việt Nam
Chùa Kiến Sơ tọa lạc ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Chùa cách trung tâm thành phố vào khoảng 15km về phía đông bắc. Từ Hà Nội đi qua cầu Chương Dương, cầu Chui, cầu Đuống, rẽ tay phải, men theo bờ tả ngạn sông Đuống chừng 5km là đến di tích.
Chùa do thiền sư Lập Đức khởi dựng. Năm 820, Thiền sư Vô Ngôn Thông từ Trung Quốc sang nước ta thuyết pháp, được Thiền sư Lập Đức tôn làm thầy, mời ở lại trụ trì chùa Kiến Sơ. Từ đấy, chùa Kiến Sơ trở thành trung tâm của Thiền phái Vô Ngôn Thông ở nước ta.
Chùa gắn liền với hai danh nhân: Thiền sư Vô Ngôn Thông - người có đóng góp quan trọng đối với Phật giáo và Lý Công Uẩn - người tạo nên một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Nên ở hai dãy tả hữu Tam bảo của chùa hiện nay có thờ tượng Thiền sư Vô Ngôn Thông, tượng Lý Công Uẩn và thân mẫu của ông....
Chùa Ngũ Xã với pho tượng Đức phật A di đà bằng đồng đầu tiên ở Việt Nam
Ngũ Xã là một làng nghề nằm cạnh hồ Trúc Bạch, nay là phố Ngũ Xã thuộc quận Ba Đình. Từ lâu, nơi đây nổi tiếng với nghề đúc đồng. Những pho tượng và đồ thờ bằng đồng của Ngũ Xã có mặt ở nhiều đình, chùa lớn ở các tỉnh thành trong nước.
Pho tượng đức Phật A Di Đà tôn trí trong chánh điện chùa Ngũ Xã (Thần Quang tự, tọa lạc ở số 44 phố Ngũ Xã, quận Ba Đình) là một trong những sản phẩm của làng nghề đúc đồng Ngũ Xã và cũng là pho tượng thờ được nhắc đến nhiều nhất.
Vì đây là pho tượng lớn nhất và cũng là đầu tiên do các nghệ nhân đúc đồng tại làng Ngũ Xã thực hiện. Tượng đúc từ năm 1949 đến năm 1952, cao 3,95m, khoảng cách giữa hai đầu gối là 3,60m, nặng 10 tấn. Pho ượng đặt trên tòa sen cao 1,45m, nặng 3,9 tấn.
Chùa Ngũ Xã cũng là một trong những ngôi chùa xưa của Hà Nội. Chùa được dựng vào thế kỷ XVIII. Năm 1952, Hòa thượng Thích Mật Đắc cho đại trùng tu ngôi chùa.
Tháp Báo ân - ngôi tháp tôn trí tượng Phật bằng đồng nhiều nhất
Chùa Bằng tên chữ là Linh Tiên Tự, thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Chùa khởi dựng từ đầu triều Lê Sơ, trùng tu vào năm 1654. Qua thời gian, chùa bị đổ nát. Năm 1954, tòa chính điện được trùng tu lại. Từ năm 1992 đến năm 2001, chùa đã lần lượt tu sửa các hạng mục như khu chùa chính, nhà Tổ, nhà Mẫu, làm thêm nhà Tăng, tu bổ các ngôi tháp Tổ.
Từ năm 2005 đến cuối năm 2007, xây dựng tháp Báo Ân cao 54m, bên trong tôn trí 104 tượng Bổn sư Thích Ca bằng đồng ngồi trên bệ đá, được tạo theo 3 dạng kích thước khác nhau, gồm: 40 tượng Phật: cao 1,55m, nặng 300kg; 32 tượng Phật: cao 1,15m, nặng 200kg và 32 tượng Phật: cao 0,67m, nặng 100kg.
Hà Nội – Thành phố có nhiều tự viện Phật giáo nhất
Ngày 29.5.2008, địa giới hành chính thành phố Hà Nội được điều chỉnh theo nghị quyết do Quốc hội thông qua. Thành phố Hà Nội mới bao gồm thành phố Hà Nội hiện tại, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình, tổng diện tích 3.324,92km2.
Do diện tích của thành phố Hà Nội đã được mở rộng gấp 3,6 lần nên số tự viện Phật giáo cũng đã tăng lên với con số 2.050, tọa lạc ở trên 10 quận, 18 huyện và 1 thị xã.
Vòng hương lớn nhất
Xuất phát từ ước nguyện tâm linh đã ấp ủ từ nhiều năm về trước, ông Nguyễn Văn Yên ở thôn 1, xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội đã nghiên cứu, tu sửa máy móc, điều chế nguyên liệu với gần 20 năm kinh nghiệm để làm nên vòng hương lớn nhất Việt Nam tiến cúng chùa Bái Đính - ngôi chùa lớn nhất Việt Nam ở Ninh Bình.
Vòng hương có đường kính 2,1m, tổng chiều dài 265m, nặng 25kg. Sợi hương có đường kính 10cm, khi đốt có thể cháy liên tục trong 180 ngày. Vòng hương này được ông Yên làm trong khoảng thời gian 7 ngày, bắt đầu từ mồng tám tháng giêng âm lịch (tức ngày 21.02 – 27.02.2010). Trước đó, ông Yên cũng đã thực hiện 10 vòng nhang có đường kính 1m tiến cúng chùa Nhạ Phúc ở Lại Yên, chùa Quán Sứ và chùa Đỏ.
Dương Lãng Hoàng
Tin liên quan |
» Khánh thành tượng Phật Bà Quán Thế Âm cao nhất VN |
Chùa Trấn Quốc - nơi phát xuất thiền phái Thảo Đường ở Việt Nam
Chùa Trấn Quốc tọa lạc ở số 32 đường Thanh Niên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Chùa nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Lý Nam Đế (544-548). Chùa là nơi dừng chân hành đạo của nhiều danh tăng như: Thiền sư Vân Phong, Tăng thống Khuông Việt, Thiền sư Thông Biện, Thiền sư Giác Quán, Thiền sư Quảng Tế…
Chùa Trấn Quốc là nơi phát xuất Thiền phái Thảo Đường ở Việt Nam |
Năm 1069, vua Lý Thánh Tông mời Thiền sư Thảo Đường về trụ trì chùa. Do nhà vua biết được sức học và đạo đức của thiền sư, đã phong ông làm quốc sư. Thiền học của Thảo Đường có những giác sắc mới lạ, nên cũng từ đây, Việt Nam có thêm một thiền phái nữa, đó là thiền phái Thảo Đường. Và chùa Trấn Quốc trở thành trung tâm của Thiền phái Thảo Đường ở nước ta.
Chùa Hương Hải – Ni viện Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam
Chùa Hương Hải (Hương Hải Ni viện) tên chữ là Linh Ứng tự, tọa lạc bên cạnh chùa Kiến Sơ ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Chùa được khởi dựng vào thời nhà Lý (1009-1225).
Ni sư Diệu Nhân (1041-1113) thuộc đời thứ 17 Thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi đã từng trụ trì và hoằng hóa tại đây. Ni sư tên Ngọc Kiều là trưởng nữ của Phụng Càn Vương. Thuở nhỏ bà được vua Lý Thánh Tông nuôi dạy trong cung. Sau khi chồng mất, bà thủ tiết.
Chùa Hương Hải - Ni viện Phật giáo đầu tiên của Việt Nam |
Sau đó, bà cạo đầu xuất gia, xin thọ giới Bồ - tát với Thiền sư Chân Không, ngài ban cho bà pháp danh Diệu Nhân và dạy trụ trì Ni viện Hương Hải. Nơi đây trở thành Ni viện Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam.
Ni sư Diệu Nhân gìn giữ giới luật và hành thiền chánh định, là bậc mẫu mực trong Ni chúng thời ấy.
Chùa Kiến Sơ – nơi phát xuất Thiền phái Vô Ngôn Thông ở Việt Nam
Chùa Kiến Sơ tọa lạc ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Chùa cách trung tâm thành phố vào khoảng 15km về phía đông bắc. Từ Hà Nội đi qua cầu Chương Dương, cầu Chui, cầu Đuống, rẽ tay phải, men theo bờ tả ngạn sông Đuống chừng 5km là đến di tích.
Chùa Kiến Sơ - nơi phát xuất Thiền phái Vô Ngôn Thông ở Việt Nam. |
Chùa do thiền sư Lập Đức khởi dựng. Năm 820, Thiền sư Vô Ngôn Thông từ Trung Quốc sang nước ta thuyết pháp, được Thiền sư Lập Đức tôn làm thầy, mời ở lại trụ trì chùa Kiến Sơ. Từ đấy, chùa Kiến Sơ trở thành trung tâm của Thiền phái Vô Ngôn Thông ở nước ta.
Bức tượng Thiền sư Vô Ngôn Thông. |
Chùa gắn liền với hai danh nhân: Thiền sư Vô Ngôn Thông - người có đóng góp quan trọng đối với Phật giáo và Lý Công Uẩn - người tạo nên một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Nên ở hai dãy tả hữu Tam bảo của chùa hiện nay có thờ tượng Thiền sư Vô Ngôn Thông, tượng Lý Công Uẩn và thân mẫu của ông....
Chùa Ngũ Xã với pho tượng Đức phật A di đà bằng đồng đầu tiên ở Việt Nam
Ngũ Xã là một làng nghề nằm cạnh hồ Trúc Bạch, nay là phố Ngũ Xã thuộc quận Ba Đình. Từ lâu, nơi đây nổi tiếng với nghề đúc đồng. Những pho tượng và đồ thờ bằng đồng của Ngũ Xã có mặt ở nhiều đình, chùa lớn ở các tỉnh thành trong nước.
Pho tượng đức Phật A Di Đà tôn trí trong chánh điện chùa Ngũ Xã (Thần Quang tự, tọa lạc ở số 44 phố Ngũ Xã, quận Ba Đình) là một trong những sản phẩm của làng nghề đúc đồng Ngũ Xã và cũng là pho tượng thờ được nhắc đến nhiều nhất.
Pho tượng Đức Phật A di đà được coi là bằng đồng đầu tiên ở Việt Nam trong chùa Ngũ Xã. |
Vì đây là pho tượng lớn nhất và cũng là đầu tiên do các nghệ nhân đúc đồng tại làng Ngũ Xã thực hiện. Tượng đúc từ năm 1949 đến năm 1952, cao 3,95m, khoảng cách giữa hai đầu gối là 3,60m, nặng 10 tấn. Pho ượng đặt trên tòa sen cao 1,45m, nặng 3,9 tấn.
Chùa Ngũ Xã cũng là một trong những ngôi chùa xưa của Hà Nội. Chùa được dựng vào thế kỷ XVIII. Năm 1952, Hòa thượng Thích Mật Đắc cho đại trùng tu ngôi chùa.
Tháp Báo ân - ngôi tháp tôn trí tượng Phật bằng đồng nhiều nhất
Chùa Bằng tên chữ là Linh Tiên Tự, thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Chùa khởi dựng từ đầu triều Lê Sơ, trùng tu vào năm 1654. Qua thời gian, chùa bị đổ nát. Năm 1954, tòa chính điện được trùng tu lại. Từ năm 1992 đến năm 2001, chùa đã lần lượt tu sửa các hạng mục như khu chùa chính, nhà Tổ, nhà Mẫu, làm thêm nhà Tăng, tu bổ các ngôi tháp Tổ.
Tháp Báo Ân - ngôi tháp tôn trí tượng Phật bằng đồng nhiều nhất. |
Từ năm 2005 đến cuối năm 2007, xây dựng tháp Báo Ân cao 54m, bên trong tôn trí 104 tượng Bổn sư Thích Ca bằng đồng ngồi trên bệ đá, được tạo theo 3 dạng kích thước khác nhau, gồm: 40 tượng Phật: cao 1,55m, nặng 300kg; 32 tượng Phật: cao 1,15m, nặng 200kg và 32 tượng Phật: cao 0,67m, nặng 100kg.
Hà Nội – Thành phố có nhiều tự viện Phật giáo nhất
Ngày 29.5.2008, địa giới hành chính thành phố Hà Nội được điều chỉnh theo nghị quyết do Quốc hội thông qua. Thành phố Hà Nội mới bao gồm thành phố Hà Nội hiện tại, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình, tổng diện tích 3.324,92km2.
Do diện tích của thành phố Hà Nội đã được mở rộng gấp 3,6 lần nên số tự viện Phật giáo cũng đã tăng lên với con số 2.050, tọa lạc ở trên 10 quận, 18 huyện và 1 thị xã.
Vòng hương lớn nhất
Xuất phát từ ước nguyện tâm linh đã ấp ủ từ nhiều năm về trước, ông Nguyễn Văn Yên ở thôn 1, xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội đã nghiên cứu, tu sửa máy móc, điều chế nguyên liệu với gần 20 năm kinh nghiệm để làm nên vòng hương lớn nhất Việt Nam tiến cúng chùa Bái Đính - ngôi chùa lớn nhất Việt Nam ở Ninh Bình.
Vòng hương có đường kính 2,1m, tổng chiều dài 265m, nặng 25kg. Sợi hương có đường kính 10cm, khi đốt có thể cháy liên tục trong 180 ngày. Vòng hương này được ông Yên làm trong khoảng thời gian 7 ngày, bắt đầu từ mồng tám tháng giêng âm lịch (tức ngày 21.02 – 27.02.2010). Trước đó, ông Yên cũng đã thực hiện 10 vòng nhang có đường kính 1m tiến cúng chùa Nhạ Phúc ở Lại Yên, chùa Quán Sứ và chùa Đỏ.
Dương Lãng Hoàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét