Cập nhật: 14:58:00 12/11/2010
Tôi vốn thích viết về những vấn đề liên quan đến học thuật, dù ít người đọc, nhưng lại có giá trị bền vững , có thể tích lũy in thành sách được; còn những vụ om sòm về chính trị, kinh tế, xã hội dù “hot”, được mọi người quan tâm, nhưng tôi nản, vì giữa thời buổi trắng đen còn lẫn lộn này có khi còn bị chửi bới, nhất là trên cái “chợ Trời” internet bát nháo thời nay . Nên vụ Cù Huy Hà Vũ đã tính cho qua, vậy mà khi tìm hiểu lại,bỗng thấy không thể nào làm ngơ được.
Lần đầu chú ý đến Vũ là do vụ cha con (Vũ với Nhà thơ Huy Cận) kiện cáo nhau vì chỗ ở của Xuân Diệu. Tò mò lên mạng tìm hiểu chuyện này, vô trang http://www.tathy.com/thanglong/prin tthread.php?t=23269&p p=40 đọc thấy thật buồn cười, đại loại: “Nghe tin (hơi thì đúng hơn - ĐL) nồi chõ thì ông Cận muốn lấy cái nhà đó cho vợ nên ông Hà Vũ mới cay. Vấn đề quan trọng nhất là ông Hà Vũ có phải con nuôi ông Xuân Diệu không vì hồi trước làm quái gì có giấy tờ nhận con nuôi, chỉ vào nhau nhận là con nuôi thôi”; “Cái này không phải không có cơ sở! Hà Vũ là con của bà vợ đầu, Xuân Như em gái Xuân Diệu. Còn sau đó ông Cận lấy bà khác nữa”; “Về lý thì ông ta đúng, nhưng về tình thì... ông ta bị giới Văn nghệ sỹ ghét, các chị em xinh tươi yêu Thơ ghét”; v.v...
Gần đây chú ý đến Vũ nhiều hơn qua vụ tự ứng cử chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa, rồi vụ kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thoáng thấy có vẻ có bản lĩnh, nhưng rồi các trang báo ,trang blog ở hải ngoại ào ào tâng bốc Vũ , tôi đã thấy lo ngại . Rồi khi Vũ bị bắt, liền tìm đọc cụ thể một số bài viết của Vũ thì quả thật, đúng như đã dự đoán.
Đọc những bài của Vũ trước hết tôi thấy thật lạ lùng, Vũ vừa là TS luật vừa là Thạc sỹ văn chương, tưởng viết phải rất đúng luật và chặt chẽ, nào ngờ hoàn toàn ngược lại. Trong nhiều bài viết, Vũ đã sử dụng ngôn ngữ chợ búa, phạm luật, và trước những vấn đề đại sự lại rất ấu trĩ.
Khi trả lời VOA, trong “TS Cù Huy Hà Vũ, từ khởi kiện Thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp”, với những chuyện tày đình, Vũ đã khơi khơi kết tội và phỉ báng những người đứng đầu Nhà nước:
- Chủ tịch Nguyễn Minh Triết thuộc diện: “bạo chúa”; “những kẻ cầm quyền phạm tội ác chống lại chính dân tộc, chống lại chính nhân dân mình”;
- TT Nguyễn Tấn Dũng: “xâm phạm Hiến pháp và pháp luật gây hiểm hoạ mất nước”;
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng: “lú lẫn hoặc thực hiện “chính sách đà điểu”… mà nghiêm trọng hơn, đã xuyên tạc trắng trợn lịch sử dân tộc Việt Nam đương đại, xuyên tạc trắng trợn lịch sử của chính Đảng cộng sản Việt Nam”.
Vũ còn khẳng định: “việc ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay khăng khăng chống đa đảng dứt khoát là hành vi phản bội dân tộc”; “tôi nhắc lại một lần nữa, quay lại chế độ Đa đảng là con đường sống duy nhất đối với Đảng cộng sản Việt Nam!”
Nếu đọc những ý được trích dưới đây của những nhà chính trị nổi tiếng thế giới, đã từng đưa đất nước họ thành quốc gia phát triển, sẽ thấy chưa ai chủ quan và tự tin một cách mù quáng đến thế.
Trong bài *VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG “ĐỔI MỚI” tranh luận với GSTS toán học Phan Đình Diệu về Dân chủ và Đa nguyên, để cho khách quan hơn, tôi đã trích cả ý của ông Nguyễn Cao Kỳ, một cựu thù của chế độ, qua bài của GS Trần Chung Ngọc:
“Cựu Tướng Không Quân nói rằng một chính quyền độc đảng mang đến “sự ổn định và kỷ luật” thì cần thiết cho Việt Nam để ra khỏi sự nghèo khổ”; “Tôi cho rằng thật là sai lầm khi một số người, đặc biệt là một số người Việt ở Mỹ, ngày nay đòi hỏi Việt Nam phải chấp nhận và thực hiện một nền dân chủ giống như nền dân chủ họ đang hưởng ở Mỹ. Quan niệm của tôi là, đó là một sự sai lầm. Nền dân chủ đó không thích hợp với Việt Nam trong tình thế hiện nay.” [The former air force general said a strong one-party government that provided "stability and discipline" was essential for Vietnam to escape the clutches of poverty… "I think it is very wrong that some, especially some Vietnamese overseas in America , today are asking, demanding that Vietnam has to adopt some sort of democracy like they have in America . My personal opinion is that it is wrong. It does not fit Vietnam in the present situation," said Ky. ]
Tiến trình dân chủ và tự do trong một nước tùy thuộc rất nhiều yếu tố xã hội, không thể nhập cảng từ ngoài vào. Yếu tố chính là trình độ dân trí. … Trong cuốn “Bàn Về Tự Do” (On Liberty, 1859), John Stuart Mill có viết:
“Giáo dục phổ quát phải đi trước quyền công dân, đặc biệt là quyền bỏ phiếu phổ quát” [Universal teaching must precede universal enfranchise ement], và “Tự do chỉ có thể trở thành hiện thực trong một cộng đồng văn minh” …
Khi được Jim Rohwer, Kinh tế gia, hỏi: “Dân Chủ giúp, hay làm chướng ngại, hay không liên quan gì đến mức độ tiến nhanh như thế nào của các quốc gia Á Châu? (Is being a democracy a help, a hindrance, or irrelevant to how fast Asian countries can go?) Thủ Tướng Lý Quang Diệu đã trả lời:
- Nếu ông ở trong một xã hội nông nghiệp, tôi cho rằng dân chủ không làm cho xã hội tiến nhanh. Hãy coi Nam Hàn, Nhật, và Đài Loan. Trong những giai đoạn đầu họ cần đến, và đã có kỷ luật, trật tự, và sự cố gắng. [Chúng ta nên nhớ, Nam Hàn và Đài Loan, những quốc gia không có chiến tranh, không có hận thù nội bộ, cũng phải ở dưới chế độ độc tài quân phiệt trong 30 năm, từ 1950 đến 1980, rồi mới tiến tới dân chủ, nhưng cũng không phải là dân chủ Mỹ.] Họ phải tạo ra sự thặng dư về nông sản để bắt đầu làm cho mặt kỹ nghệ tiến. Không có chế độ quân phiệt, hay độc tài, hay chính phủ độc đoán ở Nam Hàn và Đài Loan, tôi không nghĩ rằng các quốc gia này có thể chuyển đổi mau như vậy.
-Trái lại, hãy coi Phi Luật Tân. Họ có dân chủ để tiến từ năm 1945. Họ chưa bao giờ tiến được bước nào; xã hội quá hỗn loạn. Nó trở thành một trò chơi trong phòng khách – ai lên cầm quyền, ai chiếm hữu được cái gì”… Nhưng một khi tiến tới một trình độ tiến bộ kỹ nghệ nào đó, ông đã có một lực lượng lao động có học, …Rồi ông có thể bắt đầu một xã hội công dân, với những người họp thành từng nhóm: chuyên gia, kỹ sư v..v.. … vì là những người có học, có tầm nhìn thế giới rộng rãi hơn, sẽ kéo những người cùng trình độ đến với nhau. Chỉ như vậy ông mới có thể bắt đầu cái mà tôi gọi là hạ tầng cơ sở dân chủ. [Chỉ mới là bắt đầu hạ tầng cơ sở dân chủ thôi]
Trong cuốn Asia Rising.., Jim Rohwer cũng đã đưa ra nhận xét sau:
“Sau khi sống vài năm ở Á Châu tôi thấy rằng cái hố ngăn cách lớn nhất giữa giới trí thức Tây Phương và Á Châu là về vấn đề dân chủ. Ở Tây phương, dân chủ được coi như là chế độ chính quyền duy nhất mà một quốc gia văn minh phải theo... Trái lại, nhiều tư tưởng gia sống ở Á Châu cũng xét đến ý tưởng dân chủ nhưng lý luận mạnh mẽ là, một loại chủ thuyết độc đoán nào đó thì tốt hơn là dân chủ tự do và vô trách nhiệm. Điều này thật là dễ hiểu. Ở Á Châu ngày nay, chính phủ độc đoán thường không đưa đến sự gian khổ và chiến tranh mà là hòa bình, thịnh vượng, và bình đẳng.”
[Jim Rohwer, Ibid., pp. 322-323: I realized after living in Asia for a few years that probably the world’s biggest intellectual gulf among highly educated people lay between Westerners and Asians on the subject of democracy. In the West democracy is generally thought to be the only form of government by which a civilized society should consider running itself....By contrast, many thoughtful people living in Asia are open to the idea, and sometimes argue it vigorously, that a certain kind of authoritarianism is better than a freewheeling democracy. This is understandable. In modern Asia, authoritarian government has often brought not hardship and war but instead peace, prosperity, and equality.]
Xem các đó đủ thấy,khi bàn đến những chuyện chính trị hệ trọng , các bậc tài danh trên thế giới không bao giờ nêu ra những kết luận hồ đồ như cách của Tiến sĩ Vũ.
Trong một vụ khác, Vũ đã kết án ông Lê Thanh Hải có “Những hành vi tội ác”, “cướp đất”, rồi đề nghị: “Đơn này tôi tố cáo và yêu cầu Quý vị truy cứu trách nhiệm hình sự và đưa ra vành móng ngựa tên Lê Thanh Hải, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và đồng bọn do đã đập nhà, cướp đất ở của bà Dương Thị Kính, thân nhân của Ba Liệt sĩ, tại 255/6/27 Ngô Tất Tố, phường 22 quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh”.
Tất nhiên không ai không bất bình trước những tội ác và sự bất công , nhưng liệu Vũ đã bỏ thời gian và có đủ trình độ nghiệp vụ điều tra để tìm đủ chứng cớ hay không mà có quyền kết án như vậy ? Nếu đúng như trên , sao Vũ không triệt để kiện đến cùng để mang lại công bằng cho gia đình bà Dương Thị Kính, hay chỉ viết một lá đơn giật gân để lấy tiếng; hay gia đình bà Dương Thị Kính không có tiền như ông Nguyễn Quảng Tuân mà Vũ khoe đã từng “chém” cả 100 triệu trong một vụ án về bản quyền ?
Còn nhiều điều phi lý và ngô nghê trong lập luận của Cù Huy Hà Vũ, viết hết thì mất công quá, mệt cả tôi lẫn bạn đọc . Có điều ngạc nhiên là, Vũ cũng thuộc lứa chúng tôi, kém tôi chỉ 2 tuổi, nghĩa là chưa già để lú lẫn và cũng không còn trẻ để nông nổi, vậy tại sao một người có trình độ TS luật của Pháp đàng hoàng lại hành động như con thiêu thân vậy, có phải vì những lời tâng bốc mù trời như đoạn trích dưới đây không? Nếu đúng thì thật tội nghiệp !
“Bắt LS Cù Huy Hà Vũ, một sự trả thù đê tiện »
Âm mưu của cộng sản Việt Nam muốn làm nhục Luật Sư Cù Huy Hà Vũ qua vụ dàn dựng này chắc chắn không thành công vì Cù Huy Hà Vũ lâu nay đã là một điển hình sáng chói của giới trí thức trong nước. Với gia thế “hoàng tộc cách mạng” của cả hai bên bố và mẹ ông, với tài học rất cao của ông so với giới trí thức trong nước, nếu ông chịu im lìm, nằm hả miệng ăn sung, thì chắc chắn thế nào cũng có nhiều bổng lộc, quyền cao chức trọng đến với ông. Nhưng Luật Sư Cù Huy Hà Vũ đã chứng tỏ không phải con người tầm thường. Ông quyết tâm từ bỏ tất cả “vinh hoa, phú quí” đang chờ đợi ông, để hy sinh tranh đấu cho nước Việt Nam thực sự Độc Lập trước ách Tầu Cộng, thực sự Dân Chủ trước ách độc tài đảng trị, và dân chúng thực sự no ấm trước ách bóc lột của bọn tư bản đỏ đang thao túng đất nước. Mục tiêu tranh đấu của Luật Sư Cù Huy Hà Vũ quá rõ ràng và trong sáng. Bởi thế ông được cảm tình và sự ủng hộ của hầu hết dân chúng trong nước lẫn hải ngoại. Đồng thời ông cũng được nể trọng bởi nhiều cơ quan bảo vệ nhân quyền, và tự do báo chí trên thế giới.Thương thay một người hào kiệt, tính tình thẳng thắng, tay không tất sắt mà dám đứng lên tranh đấu cho luật pháp được minh bạch, bảo vệ người cô thế, đấu tranh với nhà cầm quyền đang cai trị để cho đất nước có được các quyền tự do ngôn luận, lập hội, quyền tự do báo chí, để tiến tới nền dân chủ thật sự, người dân có được nhân quyền,…”
|
Ngược lại, Cả Vũ, và cả những người bênh vực Vũ cũng cần phải đọc những ý kiến khác đánh giá về nhân cách của mình ,( cũng nhan nhản trên mạng đấy ) , những điều sau đây có thể không hoàn toàn chính xác về chi tiết, nhưng ý chính thì tôi tin là đúng:
http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=15441&p=167018Là một người thích và yêu thơ Xuân Diệu đã lâu, qua tìm hiểu trên mạng Internet tôi được biết Phòng lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu đặt tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội. Một lần tình cờ có việc ra Hà Nội, tôi dự định vào thăm Phòng lưu niệm để biết thêm về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của nhà thơ. Tuy nhiên, đến 24 Điện Biên Phủ thấy cửa đóng then cài, hỏi thăm địa chỉ người hàng xóm để vào, tôi mới thật sự ngỡ ngàng. Phòng lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu đã bị người cháu là Cù Huy Hà Vũ chiếm đoạt làm phòng ở. Nguyên do vì họ hàng ở xa, lợi dụng lòng tin của dòng tộc, Vũ được ủy quyền thay mặt dòng họ để trông coi Phòng lưu niệm và duy trì bảo quản các hiện vật. Tuy nhiên, lòng tin của dòng tộc đã đặt không đúng chỗ. Vũ đã mạo nhận là con nuôi để thừa kế hợp pháp ngôi nhà của nhà thơ Xuân Diệu, từng bước biến Phòng lưu niệm trở thành phòng ở sở hữu riêng của gia đình; Vũ đã thay đổi toàn bộ hiện trạng phòng lưu niệm, biến khuôn viên lưu niệm thành nơi chứa hàng buôn bán đồ thủ công mỹ nghệ; không những thế Vũ còn phân tán và làm thất thoát các di vật của nhà thơ Xuân Diệu. Thậm chí những ngày giỗ, tết, Vũ cũng khoá cửa Phòng lưu niệm gây khó khăn cho gia đình họ tộc đến thắp hương tưởng nhớ nhà thơ Xuân Diệu, dẫn đến tình trạng bất bình trong họ tộc. Trước đây, khi còn sống, nhà thơ Cù Huy Cận là bố của Vũ cũng bất bình với việc làm trên của con trai gây ảnh hưởng uy tín trong dòng tộc song bố nói mà con không nghe nên cũng đành chịu. Chia tay người hàng xóm trên, tôi cảm thấy buồn và thật sự thất vọng về một con người mà tôi đựơc biết: ông Cù Huy Hà Vũ là một tiến sỹ luật, là con trai của cố nhà thơ Cù Huy Cận- một người bạn chí cốt của cố nhà thơ Xuân Diệu, người đã đề nghị Đảng và Nhà nước cho lập Phòng lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu”.
|
Tôi không đảng, không công chức, rất dị ứng với quyền lực, chỉ cần yên ổn , nên tôi viết hoàn toàn chỉ vì lẽ phải, và thấy cần phải vạch mặt những kẻ ác, dốt, nhưng lại luôn nhân danh những điều cao cả để mưu cầu đủ thứ tham vọng. Trong khi cái mà xã hội đang cần chính là sự phản biện có trách nhiệm, có trí tuệ, để đưa nước ta nhanh chóng thoát khỏi sự trì trệ, chặn đứng những tệ nạn, vững mạnh trước những nguy cơ và phát triển bền vững.
Để khách quan, tôi kết bài viết về Cù Huy Hà Vũ này bằng ý của bạn có nickname là macluv trên (http://www.tathy.com/thanglong/printthr ead.php ? t = 23269& pp=40):
“Anh Vũ này có làm tấm bia trên mộ Xuân Diệu đẹp phết, khắc hình Xuân Diệu nhìn nghiêng đẹp trai lồng lộng, chỉ mỗi tội là khắc tên anh Vũ hơi to ở trên ý. Vụ nhà hai bốn Cột Cờ này ngày xưa bố con anh lôi nhau lên báo đấu tố nhau mãi. Đối với gia đình, bố con với nhau mà anh còn tính đường có lợi cho anh thì làm sao mà anh làm chuyện có lợi cho dân được. Chả qua đánh bóng tên tuổi thôi”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét