Cái lợi của việc Nga gia nhập WTO
“Muộn còn hơn không”, có thể là suy nghĩ của nhiều doanh nhân và nhiều nhà đầu tư trên toàn thế giới sau khi người Nga cuối cùng cũng được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau 18 năm đấu tranh không mệt mỏi.
Theo Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga, nước này sẽ chính thức trở thành thành viên của WTO sau khi quyết định cuối cùng chỉ mang tính thủ tục sẽ được phê chuẩn vào giữa tháng 12 năm nay.
Giữa tháng 12 năm nay, Nga sẽ chính thức trở thành thành viên của WTO. Ảnh: Neftegaz. |
Việc Nga, một trong những quốc gia rộng lớn nhất và quyền lực nhất thế giới chính thức trở thành thành viên của WTO mang lại nhiều hứa hẹn trong bối cảnh ảm đảm của nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như WTO nói riêng.
WTO cần Nga để nâng cao uy thế chính trị đồng thời sự tăng trưởng của nền kinh tế Nga nhìn chung sẽ kích thích sự phát triển của cả nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, về phần Nga, tư cách thành viên của WTO hầu như lại chẳng tác động gì nhiều đến hiệu suất của nền kinh tế Nga trong tương lai gần.
Điều đó không có nghĩa là, chặng đường 18 năm dài nỗ lực trở thành thành viên WTO của Nga là hoàn toàn lãng phí. Trong suốt quá trình nỗ lực gia nhập WTO, các chuyên gia đàm phán đã gặp gỡ, tiếp xúc, đàm phán với hàng loạt đối tác thương mại quan trọng của nước Nga.
Điều này mang lại nhiều lợi ích cho Moscow trong lĩnh vực kinh tế và thương mại khi hàng hóa nội địa của Nga nhờ vậy, có thể tiếp cận tới các thị trường tiêu dùng nước ngoài.
Việc trở thành thành viên WTO sẽ kích thích Moscow tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và ngược lại.
Sau khi chính thức trở thành thành viên của WTO, Nga cũng sẽ thêm công cụ bảo vệ các lợi ích kinh tế của họ nhờ được tham gia vào các cuộc đàm phán liên quan đến các hiệp định thương mại quốc tế.
Nhiều người cho rằng, để đảm bảo giành được lợi ích tối ưu, thị trường nội địa của Nga, vốn áp đặt nhiều hạn chế đối với hàng hóa nước ngoài, cần trở nên thông thoáng hơn. Trong thời gian này, các công ty, doanh nghiệp Nga nên nâng cấp, cải tiến công nghệ và dây chuyền sản xuất cũng như nâng cao khả năng tiếp thị nhằm tham gia vào cuộc cạnh tranh quốc tế.
Lợi bất cập hại
Bất chấp những lợi ích mà Nga có thể giành được từ việc gia nhập WTO, nhiều chuyên gia cho rằng, tốt nhất Moscow không nên gia nhập tổ chức này.
Nguyên nhân không chỉ vì nền kinh tế Nga vốn yếu về tính cạnh tranh mà còn bởi việc gia nhập WTO đặt ra cho Moscow một nhiệm vụ cơ bản là phải thay đổi các chính sách kinh tế - xã hội để phù hợp với các cơ chế của tổ chức này.
Song việc này không hề đơn giản và nếu có gì sơ sẩy, Nga có thể đối mặt với nguy cơ bị “xếp hạng chót” giữa các nền kinh tế mới nổi. Thực tế đời sống kinh tế sẽ chứng minh cho “thế khó” này của Moscow.
Đầu tiên là các mặt hàng xuất khẩu chính của Nga đang ngày càng giảm tính cạnh tranh. "Sản lượng dầu mỏ và khí đốt xuất khẩu của Nga hiện chỉ gần bằng phân nửa so với năm 2000”, một báo cáo của Ngân hàng Thế giới tiết lộ.
Ngoài ra, sau 20 năm chủ trương đa dạng hóa và hiện đại hóa, kinh tế Nga hiện vẫn phải phụ thuộc vào nghành công nghiệp khai khoáng. Một nửa ngân sách liên bang “trông chờ” vào nguồn thu từ việc xuất khẩu dầu mỏ.
Sự ổn định của nền kinh tế cũng như của cả nước Nga liên quan mật thiết với sự biến động của giá cả năng lượng thế giới. Và tham gia WTO có nghĩa là Nga sẽ phải chấp nhận các ràng buộc trong vai trò là nhà cung cấp nguyên liệu thô chính.
Thứ 2, Thủ tướng Vladimir Putin từng khăng khăng rằng Nga cần gia nhập WTO để loại bỏ những tổn thất về doanh thu trong lĩnh vực xuất khẩu, ước tính làm thâm hụt của Nga khoảng 2,5 tỷ USD mỗi năm. Đối tượng bị thiệt hại lớn nhất là các tập đoàn thép và kim loại màu của Nga. Do đó, đây là lực lượng chính tích cực vận động điện Kremlin gia nhập WTO.
Tuy nhiên, trong khi các tập đoàn trên bắt đầu tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế nhờ quá trình gia nhập WTO thì một bộ phận lớn các công ty chế tạo, dịch vụ và nông nghiệp của Nga, chưa kể đến các doanh nghiệp nhỏ, lẻ khác lại mất đi tính cạnh tranh thậm chí ở cả thị trường nội địa.
Do đó, họ sẽ nhanh chóng lâm vào tình cảnh khốn khó ngay sau khi Nga chính thức trở thành thành viên WTO vào cuối năm nay do không còn nhận được nguồn hỗ trợ từ Chính phủ, lại bị giới hạn và siết chặt hơn bởi các điều khoản của WTO.
Thứ ba, dù Điện Kremlin tuyên bố tham nhũng là kẻ thù số 1 của đất nước, vẫn chẳng có dấu hiệu nào chứng tỏ Nga đã kiểm soát được vấn nạn này. Theo một số ước tính, các khoản tiền đút lót và các khoản tiền “lại quả” đã vượt quá cả tổng doanh thu từ thuế của Chính phủ Nga.
Trong vài năm qua, hàng nghìn “quan tham” nước này bị truy tố về tội tham nhũng nhưng chỉ vài trăm người trong số đó bị kết án. Vấn nạn tham nhũng tràn lan ở Nga khiến cho các doanh nghiệp phải chịu cảnh “đóng thuế gấp đôi”, khiến họ mất đi khả năng cạnh tranh.
Cuối cùng, nhiều doanh nhân Nga đang phải đối mặt với việc phải chi hàng đống tiền cho các “khoản lại quả” cho các “quan tham” nhằm đổi lấy sự bảo vệ từ họ để chống lại sự xâm nhập của các doanh nghiệp bên ngoài vào khu vực làm ăn của họ.
Kết quả là, việc tiếp thị hàng hóa ra thị trường toàn quốc của các công ty lớn bị cản trở và nhiều sản phẩm tiêu dùng chất lượng cao của Nga lâm vào tình trạng khan hiếm thị trường. Hai thập kỷ sau quá trình tái cơ cấu lại thị trường, Nga không có nhiều nhãn hiệu vươn tới được vị trí như là một dấu hiệu nhận dạng quốc gia hay nói cách khác là thương hiệu quốc gia.
Ngoài ra, do môi trường kinh doanh trong nước không thân thiện nên một lượng lớn các nguồn vốn nội địa thi nhau “chảy” ra nước ngoài. Theo thống kê của Ngân hàng Trung ương Nga, năm nay, dòng tiền “chảy” ra khỏi thị trường trong nước sẽ đạt tới 70 tỷ USD. Trong khi đó, kể từ giữa thập niên 1990 đến nay, dòng vốn nằm lại thị trường trong nước chỉ đạt xấp xỉ 1000 tỷ.
Từ những thực tế trên, nhiều chuyên gia quan ngại việc Nga gia nhập WTO sẽ chỉ khiến nền kinh tế nước này rơi vào tình trạng hỗn loạn và cuối cùng là đối mặt với nguy cơ tan rã.
>> Chuyên gia Liên Xô giúp Iran phát triển vũ khí hạt nhân?
voanews
Thứ Tư, 09 tháng 11 2011
Nga trên đường gia nhập WTO vào cuối năm nay
Sau 18 năm thương thảo, Nga đã gỡ bỏ được chướng ngại vật cuối cùng để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới bằng một thỏa ước ký với Gruzia tại Geneva.
Thỏa ước do Thụy Sĩ làm trung gian đạt được hôm thứ Tư bao gồm việc giám sát độc lập tất cả những trao đổi thương mại giữa Nga và Gruzia trong đó có vùng Abkhazia và Nam Ossetia. Vấn đề này đã làm thỏa ước bị trì hoãn vì Tbilisi đòi Nga phải cho tiếp cận những thông tin về mậu dịch trong hai vùng ly khai này.
Hai vùng được sự ủng hộ của Nga đã tuyên bố độc lập, tách khỏi Tbilisi vào năm 2008, gây ra một cuộc chiến tranh ngắn giữa Nga và Gruzia.
Gruzia từng là trở ngại duy nhất cho việc gia nhập của Nga vào khối mậu dịch gồm 153 quốc gia này. Theo qui luật của WTO, bất cứ một quốc gia thành viên nào cũng có thể ngăn chận một thành viên mới bằng quyền phủ quyết. Gruzia chịu áp lực của Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu để phải cho phép Nga gia nhập WTO.
Việc gia nhập của Nga theo dự kiến sẽ mang nền kinh tế lớn nhất còn ở ngoài WTO vào tổ chức này cuối năm nay.
Một phiên họp thảo luận về việc cho Nga gia nhập WTO được ấn định vào ngày thứ Năm, và việc thông qua thỏa thuận chỉ có tính cách hình thức. Vào tháng 12 tới đây, bộ trưởng của tất cả 153 quốc gia thành viên WTO sẽ gặp nhau để chấp thuận chung cuộc đơn xin gia nhập của Nga.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét