Nhà làm phim hằn sẹo từ những cuộc chiến của Mỹ - Quốc tế - VietNamNet

Nhà làm phim hằn sẹo từ những cuộc chiến của Mỹ
,

Một nhà làm phim độc lập đã tận mắt chứng kiến sự bạo tàn của các cuộc chiến do Mỹ phát động.

TIN LIÊN QUAN

Cảnh sát điều tra hiện trường một vụ đánh bom  xe ở Basra. (Ảnh: Reuters)
Hiện trường một vụ đánh bom xe ở Basra. (Ảnh: Reuters)

Sự bạo tàn của chiến tranh

Đối với nhà sản xuất phim tài liệu chiến tranh Michael Burke, cuộc thảm sát tại Fort Hood hồi tháng 11 năm ngoái – một sĩ quan Mỹ xả súng điên cuồng khiến 13 người thiệt mạng và 30 người khác bị thương không có gì ngạc nhiên. Bởi lẽ, theo ông "Mọi người lính ở Iraq đều sợ hãi – đó là bản chất của chiến tranh. Nhiều binh sĩ phải dùng ma túy và rượu để có thể tiếp tục. Chẳng ai can đảm cả”.

Burke biết rõ điều đó. Kể từ năm 1991, ông đã có nhiều năm làm phim, quay phim nhiều trận chiến nguy hiểm trên thế giới. Ông không theo chân các binh sĩ Anh, Mỹ mà hoạt động theo cách riêng của mình.

"Chỉ sau 3 ngày, người quay phim của tôi là Richard Wild đã bị giết và tôi bị một mảnh đạn găm vào mắt. Tôi là người sợ hãi nhất trên thế giới này. Nhưng tôi không muốn đầu hàng, tôi muốn hoàn thành câu chuyện”.

Hiện, ông đang làm bộ phim tài liệu về Nina Wang. Đó là một khoảng xả hơi sau 8 năm căng thẳng và nguy hiểm khi làm phim ở Iraq, Afghanistan và Trung Đông.

Những gì đã trải qua gieo trong ông một mối hoài nghi sâu đậm về chính sách của Mỹ, nên ra binh sĩ Mỹ không nên xuất hiện ở Iraq, Afghanistan hay Pakistan và rằng, tình hình ở 3 nước kể trên chỉ trầm trọng thêm nếu quân Mỹ còn ở đó.

"Đáng ra không bao giờ nên xâm lược Iraq. Ở đó không có vũ khí hủy diệt hàng loạt, không có bất kỳ mối liên hệ nào với Al-Qaeda. Dưới thời Saddam, Iraq là một nhà nước thế tục vận hành đúng chức năng của nó. Giờ đây, ở Iraq, chẳng có gì vận hành, không nước, không lương thực, không hệ thống chăm sóc y tế, mất an ninh. Binh sĩ Mỹ không được hoan nghênh. Chiến tranh chẳng giải quyết được cái gì. Chỉ có mất mát, giết choc mà thôi”.

Theo thống kê chính thức, tính đến tháng 4 năm nay, hơn 110.600 người Iraq bị giết kể từ khi cuộc chiến mở màn. Nhưng những con số không chính thức có thể cao gấp nhiều lần.

Khi Anh, Mỹ kiểm duyệt truyền thông

Burke coi đó là sứ mạng của mình phải thu vào ống kính những hình ảnh về thảm cảnh của thường dân Iraq và phải nói ra bất cứ khi nào có thể. Chính phủ Iraq và quân đội Mỹ quản lý chặt truyền thông đến nỗi chỉ lác đác một vài bức ảnh không được phép xuất hiện. Ngay cả khi một nhà quay phim độc lập ghi hình thì cũng khó để phát những thước phim đó trên các kênh truyền thông chính thống ở phương Tây; họ muốn những hình ảnh binh sĩ của họ dưới ánh sáng tươi đẹp.

Burke và một phóng viên BBC đã làm một phim tài liệu có thời lượng 90 phút mang tiêu đề “Theo lệnh ai?” buộc tội binh sĩ Anh ở Basra tra tấn, giết hại tù nhân Iraq năm 2004.

Bộ phim đặt câu hỏi liệu có phải binh lính đã dùng những biện pháp tra tấn vốn bị nước Anh cấm từ năm 1972 và nếu vậy thì ai cho phép. Phải mất hơn 4 năm thì bộ phim mới được phát trên chương trình Toàn cảnh của BBC vào ngày 24/2/2008 và bị cắt mất 28 phút.

Nhóm sản xuất đã bị tòa ra phán quyết không được nói gì về chương trình vì lý do “Lợi ích an ninh quốc gia. Nhưng, đội ngũ biên tập không hài lòng trước lệnh đó của tòa, họ đã cử đội làm phim trở lại Basra để phỏng vấn thêm.

Vào tháng 7 năm ngoái, 3 thẩm phán tòa án tối cao đã bào chữa cho bộ phim và ra phán quyết Bộ Quốc phòng Anh đã cung cấp thông tin sai lệch. Trong số những người được phỏng vấn có Tướng Michael Jackson, Tham mưu trưởng trong giai đoạn từ 2003 -2006, người đã bày tỏ nhu cầu điều tra sâu rộng mọi cáo buộc.

"Sau đó ông ấy cảm ơn riêng chúng tôi”, Burke kể "Ông nói không muốn những người như vậy trong quân đội Anh”.

Jackson đã chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Iraq thời hậu chiến do Mỹ hậu thuẫn. Ông mô tả các biện pháp tiếp cận của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld là “sự đổ vỡ về tri thức” và tập trung quá nhiều vào sức mạnh quân sự thay vì tái thiết đất nước và các biện pháp ngoại giao.

Burke bi quan về tương lại của Iraq: “Ngoài quân đội nước ngoài, ở Iraq còn có 100.000 nhà thầu, phần lớn đều tham gia vào các chiến dịch an ninh, tiêu diệt quân nổi dậy. Họ nằm ngoài hệ thống mệnh lệnh, quân đội hay luật dân sự…”

"Trước đây, người Sunni, nười Shi’ite và các cộng đồng khác sống chan hòa với nhau. Sau này, có hàng loạt các cuộc đánh bom thánh đường bí hiểm không ai giải thích nổi. Họ quay sang nghi kỵ nhau. Giờ đây, họ bị thanh lọc sắc tộc và sống co cụm trong những góc tối của mình. Không hề an toàn khi đi bộ trên phố”.

"Binh sĩ Mỹ sống trong những doanh trại được canh phòng cẩn mật, giống như một nước Mỹ thu nhỏ, có Pizza Hut và MacDonalds. Họ được ăn ngon, tôm hùm và kem từ Mỹ mang sang, ngay cả những bữa ăn được chuẩn bị sẵn mà họ ăn trên xe tăng cũng rất ngon”.

Một trong số ít những thứ vận hành được ở Iraq bây giờ là ngành công nghiệp dầu mỏ, hầu hết doanh thu từ ngành này đều trả chiến phí cho Mỹ.

Thế giới bên ngoài được rỉ thông tin về Iraq một cách nghèo nàn vì theo Burke là do sự nguy hiểm khi tác nghiệp ở Iraq, hầu hết phóng viên nước ngoài làm việc trong vùng xanh, nơi được bảo vệ nghiêm ngặt ngay trung tâm Baghdad, ở đó còn có chính phủ, đại sứ quán Mỹ và chỉ được phép ra ngoài khi có quân đội tháp tùng.

"Quân đội Mỹ đánh bom văn phòng của hãng truyền hình Al-Jazeera và Al-Arabiya và cấm Al-Jazeera hoạt động ở Iraq vì họ không thích cái kiểu tin mà hãng này đưa. Một phóng viên cần phải trung lập và khách quan. Nhưng nếu anh được tháp tùng, anh không thể nói chuyện với thường dân Iraq. Do đó, anh buộc phải chọn bên này hay bên kia. Và là phóng viên độc lập, anh có thể bị giết”.

Theo con số thống kê của Chính phủ Iraq công bố tháng 10 năm ngoái, kể từ 2003 đã có 269 phóng viên bị giết. Nhiều phóng viên khác bị ảnh hưởng tâm lý, giống như phóng viên tự do từng làm cùng với Burke.

Nỗi buồn chiến tranh

Burke cũng bi quan về Pakistan và Afghanistan, nơi ông từng tác nghiệp. "Ở Pakistan, Sự ủng hộ cho Taliban rất lớn, từ mọi tầng lớp trong xã hội Hồi giáo và luôn mong muốn đuổi Mỹ ra khỏi đất nước. Ai là quân nổi dậy và kẻ khủng bố? Anh sẽ làm gì nếu ai đó xâm lược đất nước của anh. Người Afghanistan đã đánh bại mọi kẻ thù …và sẽ đánh bại quân đồng minh”.

Khi đang làm phim ở Iraq, vợ Burke nói muốn ly dị. “Điều đó cũng xảy ra đối với những binh sĩ tại Iraq và Afghanistan. Họ gọi đó là lá thư “John thân mến”. Những người vợ ở nhà nói họ không thể chịu nổi những áp lực phải đợi chờ thêm nữa”.

Burke tới Hongkong để “đổi gió”. "Tôi xả hơi. Nhưng tôi gặp ác mộng khi chứng kiến cái chết của người quay phim”.

  • Hồng Hà (Theo Asia Sentinel)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét