Cập nhật lúc 07:42, Thứ Tư, 12/05/2010 (GMT+7)
- Các chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực đã có những phản biện đáng chú ý, có lúc là tranh luận “nẩy lửa” tại hội thảo về dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam do Bộ GTVT và Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 11/5.
>>Mỗi km đường sắt cao tốc Bắc-Nam ’ngốn’ 680 tỷ đồng
Sức ta đến đâu?
Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch và phát triển GTVT- Đại học GTVT Khuất Việt Hùng cho rằng, dự án là cần thiết để phục vụ vận chuyển hành khách trên trục Bắc Nam và kéo theo sự phát triển đô thị toàn tuyến.
Sức ta đến đâu?
Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch và phát triển GTVT- Đại học GTVT Khuất Việt Hùng cho rằng, dự án là cần thiết để phục vụ vận chuyển hành khách trên trục Bắc Nam và kéo theo sự phát triển đô thị toàn tuyến.
Tuy nhiên, ông Hùng ái ngại, "một dự án sẽ chiếm 23,5-32,9% số vốn cần cho ngành GTVT đến năm 2020 mà chưa tính đến những rủi ro về kinh tế là thiếu sót".Ông Hùng dẫn bài học dự án xây dựng đường sắt kết hợp đường bộ cao tốc của Thái Lan từ năm 1990 nhưng nay vẫn phải dừng lại do khủng hoảng kinh tế.
Ngoài ra, ông lưu ý phải có phương án làm chủ công nghệ này khi bỏ số tiền đầu tư rất lớn.
GS Nguyễn Xuân Trục (Hội Khoa học cầu đường) thì nhận định các số liệu đánh giá dự báo số lượng hành khách có vẻ "chủ quan, thiếu tính thực tế". Do đó, ông Trục cho rằng cần phải thử nghiệm ở những đoạn đường sắt cao tốc trước đã để làm căn cứ đánh giá rồi làm ra toàn tuyến, như thí điểm cung đoạn Sài Gòn - Nha Trang.
“Đường Hồ Chí Minh trước đây, khi tính toán thì hiệu quả kinh tế, tài chính, lưu lượng xe chạy rất lớn. Nhưng thực tế kém hơn hàng chục lần. Đây là bài học để chúng ta phải hết sức khách quan khi thực hiện”, ông Trục cảnh báo.
Mô hình tàu cao tốc ở nước ngoài. Ảnh :VNN |
Dưới góc độ kinh tế, TS Nguyễn Quang A cho rằng cần sắp xếp thứ tự ưu tiên của “siêu dự án” này.
“Sức ta đến đâu, cái quan trọng là tổng nguồn lực quốc gia, sắp xếp thứ tự ưu tiên sao? Có rất nhiều thứ cần xây: sân bay Long Thành, tàu điện ngầm TP.Hồ Chí Minh… chỉ mới cộng thôi đã ra con số khổng lồ, ta lấy tiền đâu ra?”, ông A phân tích.
Chưa có báo cáo tác động môi trường
TS Nguyễn Đình Hòe (Hội Bảo vệ thiên nhiên) cảnh báo: một dự án phá mất 1.383ha đất rừng, tái định cư cho 16.500 hộ (gấp đôi số hộ tái định cư trong dự án hồ thủy điện Sơn La) mà chưa thấy nhắc tới tác động môi trường.
"Toàn tuyến có 214km đắp đường trên nền đất thấp sẽ tạo ra địa hình cao như một con đê chắn nước tạo ra lụt cục bộ, vậy thoát lũ sao đây? Năm 2020, dự án tiêu thụ nguồn điện 770 triệu kwh, nguồn này sẽ lấy từ đâu? Báo cáo nói chi phí 55,8 triệu USD nhưng chi phí bảo vệ môi trường là bao nhiêu, chưa thấy?", hàng loạt câu hỏi được vị này đặt ra.
Tuy nhiên, TGĐ Tổng Cty Đường sắt Việt Nam (chủ đầu tư), ông Nguyễn Hữu Bằng lại khẳng định: lúc này chỉ bàn cần thiết xây dựng hay không. Các vấn đề vốn, trả nợ, đầu tư... sẽ nói ở giai đoạn sau, vấn đề môi trường… cũng phải đợi đến giai đoạn báo cáo khả thi mới làm được.
“Đây mới là lập báo cáo đầu tư, là giai đoạn đầu tiên của dự án, chỉ nói sự cần thiết đầu tư là quan trọng nhất”, ông Bằng nói.
Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Lã Ngọc Khuê cùng ý kiến: Chưa cần bàn làm như thế nào mà bàn có nên làm hay không. Ông Khuê cho rằng, không có nước nào mà sự mất cân bằng giữa đường bộ - đường sắt như nước ta. Và cần thiết thì lùi đường bộ cao tốc để nhường cho đường sắt cao tốc.
Ông Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng phân tích: Năm 2015 nước ta sẽ có 9 đô thị loại 1: thêm Nam Định, Thanh Hóa, Biên Hòa, Phan Thiết. Năm 2020 có 45 - 50% đô thị hóa, với 50 triệu dân trong vùng đô thị.
TS Nguyễn Đình Hòe (Hội Bảo vệ thiên nhiên) cảnh báo: một dự án phá mất 1.383ha đất rừng, tái định cư cho 16.500 hộ (gấp đôi số hộ tái định cư trong dự án hồ thủy điện Sơn La) mà chưa thấy nhắc tới tác động môi trường.
"Toàn tuyến có 214km đắp đường trên nền đất thấp sẽ tạo ra địa hình cao như một con đê chắn nước tạo ra lụt cục bộ, vậy thoát lũ sao đây? Năm 2020, dự án tiêu thụ nguồn điện 770 triệu kwh, nguồn này sẽ lấy từ đâu? Báo cáo nói chi phí 55,8 triệu USD nhưng chi phí bảo vệ môi trường là bao nhiêu, chưa thấy?", hàng loạt câu hỏi được vị này đặt ra.
Tuy nhiên, TGĐ Tổng Cty Đường sắt Việt Nam (chủ đầu tư), ông Nguyễn Hữu Bằng lại khẳng định: lúc này chỉ bàn cần thiết xây dựng hay không. Các vấn đề vốn, trả nợ, đầu tư... sẽ nói ở giai đoạn sau, vấn đề môi trường… cũng phải đợi đến giai đoạn báo cáo khả thi mới làm được.
“Đây mới là lập báo cáo đầu tư, là giai đoạn đầu tiên của dự án, chỉ nói sự cần thiết đầu tư là quan trọng nhất”, ông Bằng nói.
Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Lã Ngọc Khuê cùng ý kiến: Chưa cần bàn làm như thế nào mà bàn có nên làm hay không. Ông Khuê cho rằng, không có nước nào mà sự mất cân bằng giữa đường bộ - đường sắt như nước ta. Và cần thiết thì lùi đường bộ cao tốc để nhường cho đường sắt cao tốc.
Ông Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng phân tích: Năm 2015 nước ta sẽ có 9 đô thị loại 1: thêm Nam Định, Thanh Hóa, Biên Hòa, Phan Thiết. Năm 2020 có 45 - 50% đô thị hóa, với 50 triệu dân trong vùng đô thị.
Chiến lược phát triển đô thị mà Thủ tướng đã phê duyệt năm 2009 có đường sắt cao tốc quốc gia. "Khi đó, đường sắt cao tốc kết nối với các đô thị loại 1, nhất là kết nối với giao thông công cộng các đô thị này là điều rất cần thiết", ông Chính nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức cho biết, các yếu tố đó sẽ được tiếp thu và giao cho tư vấn thực hiện khi lập báo cáo chính thức
Trong các bước lập dự án chính thức sau khi được Quốc hội chấp nhận chủ trương đầu tư sẽ có phương án phân bổ lưu lượng hành khách đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc, thứ tự ưu tiên...
Bộ GTVT cũng cho hay, trước khi trình Quốc hội tại phiên họp tới đây, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam đã được Bộ này xin ý kiến của 11 bộ, 28 tỉnh thành, 11 hội khoa học thành viên của Liên hiệp các Hội khoa học Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức cho biết, các yếu tố đó sẽ được tiếp thu và giao cho tư vấn thực hiện khi lập báo cáo chính thức
Trong các bước lập dự án chính thức sau khi được Quốc hội chấp nhận chủ trương đầu tư sẽ có phương án phân bổ lưu lượng hành khách đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc, thứ tự ưu tiên...
Bộ GTVT cũng cho hay, trước khi trình Quốc hội tại phiên họp tới đây, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam đã được Bộ này xin ý kiến của 11 bộ, 28 tỉnh thành, 11 hội khoa học thành viên của Liên hiệp các Hội khoa học Việt Nam.
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam dự kiến dài 1.570 km, sẽ có 27 ga (25 ga dọc tuyến và 2 ga đầu cuối), đi qua 20 tỉnh, thành phố, với tổng mức đầu tư là 55.853 triệu USD. Dự kiến khởi công năm 2014, và đưa vào vận hành năm 2020. Tốc độ 300 km/h, tàu sẽ chạy trong 5h38’ từ Hà Nội đến TP.HCM (đối với tàu nhanh, chỉ đỗ các ga Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang) và 6h51’ với tàu thường đỗ ở tất cả các ga. Thời gian chạy từ Hà Nội - Vinh dự kiến là 1h24’, TP.HCM - Nha Trang 1h30’. |
- Chí Hiếu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét