12:07, 12/09/2011 | ||||||
Ngày 12/9, tại thành phố Cảng Hải Phòng, Đại lễ kỷ niệm 1970 năm Ngày nữ tướng Lê Chân thắng trận (15/8 âm lịch) sẽ được tổ chức theo nghi thức Nhà nước. Đây là một sự kiện lớn, thể hiện lòng tôn kính, tri ân của thế hệ con cháu hôm nay đối với một trong những nữ anh hùng kiệt xuất làm rạng danh non sông đất Việt buổi đầu giữ nước. Từ dũng tướng đánh giặc, nữ tướng Lê Chân trở thành Thánh Mẫu trong cảm quan tín ngưỡng dân gian, là hiện tượng văn hóa đặc biệt. Khi Lê Chân qua đời, đền thờ Bà được lập ở nhiều nơi: đền Suối (An Biên - Đông Triều - Quảng Ninh); đền Lạt Sơn (Kim Bảng - Hà Nam); đền Nghè, đình Vẻn trong, đình Vẻn ngoài (quận Lê Chân - Hải Phòng); đình Hoàng Mai (Mai Động - Hà Nội)... Lễ hội kỷ niệm 1970 năm Ngày nữ tướng Lê Chân thắng trận chính là hướng tới mục đích nhân văn cao cả đó. Hội lễ sẽ tô điểm cho sắc thu Hải Phòng thêm linh diệu, rực rỡ. Theo đó, không gian thiêng của lễ trải rộng từ đền Nghè, đình An Biên đến khu tượng đài nữ tướng Lê Chân được đặt tại trung tâm thành phố. Trong những ngày hội mở, các hoạt động diễn xướng chầu văn, tế nữ quan, cúng tiến lễ vật dâng lên Thánh Mẫu đền Nghè; các nghi thức rước sách, tế lễ thành hoàng, thi đấu vật, hát chèo, biểu diễn ca trù, các trò chơi dân gian, giao hiếu, giao lân chủ yếu diễn ra ở đình An Biên (đình Đông An) và khu tượng đài nữ tướng Lê Chân là nơi diễn ra Đại lễ kỷ niệm | ||||||
D.H |
Lê Chân
Lê Chân (? - 43), là nữ tướng của Hai Bà Trưng. Bà được coi là người có công khai khẩn lập nên vùng đất đời sau phát triển thành thành phố Hải Phòng ngày nay.
Tiểu sử và sự nghiệp
Tương truyền bà quê làng An Biên (tên cổ là làng Vẻn), huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay thuộc thôn An Biên, xã Thủy An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Theo thần tích đền Nghè, cha Lê Chân là Lê Đạo và mẹ là Trần Thị Châu[1]. Bà là người có nhan sắc, giỏi võ nghệ lại có tài thơ phú nên tiếng đồn đến tai thái thú nhà Hán là Tô Định. Tô Định toan lấy bà làm thiếp nhưng bị cha mẹ bà cự tuyệt, theo truyền thuyết, chính vì thế họ đã bị sát hại. Lê Chân phải bỏ quê theo đường sông xuôi xuống phía Nam, đến vùng An Dương, cửa sông Cấm, thấy địa hình, đất đai thuận lợi bà dừng lại lập trại khai phá. Cùng với thân quyến và người làng mà bà cho đón ra, Lê Chân phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm và đánh bắt thủy hải sản tạo nên một vùng đất trù phú. Nhớ cội nguồn, bà đặt tên vùng này là An Biên trang. Cùng với phát triển sản xuất, bà chiêu mộ trai tráng để luyện binh và được sự ủng hộ của nhân dân quanh vùng. Binh sỹ của Lê Chân được huấn luyện chu đáo và có sở trường về thủy trận. Năm 40, khi Hai Bà Trưng dấy binh, bà đem theo binh lính gia nhập quân khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Trong các trận đánh, bà thường được cử làm nữ tướng quân tiên phong, lập nhiều chiến công. Sau khi thu phục 65 thành, Tô Định phải lui về nước, bà được Trưng Vương phong là Thánh Chân công chúa, giữ chức chưởng quản binh quyền nội bộ, đứng ra tổ chức, luyện tập quân sĩ, tăng gia sản xuất. Năm 43, Mã Viện lại đưa quân sang xâm lược, quân Hai Bà Trưng chống cự không nổi, hai Bà trầm mình xuống Hát Giang tự vẫn. Lê Chân cũng mất năm đó nhưng về cái chết của bà, theo truyền thuyết, có một số giả thiết sau:
- Bà trầm mình theo Hai Bà Trưng tự vẫn.
- Bà hy sinh khi chiến đấu tại vùng núi thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam hoặc trầm mình tự vẫn sau những cuộc chiến đấu ở vùng này.
- Sau khi chống quân Mã Viện ở vùng sông Bạch Đằng không thành công, bà phải lui về hồ Tây rồi Mai Động, Hà Nội và hy sinh ở đây.
Theo truyền thuyết dân gian, trong các lễ hội, ngày 8 tháng 2 âm lịch là ngày sinh và 25 tháng 12 âm lịch là ngày mất của Lê Chân. Các vua đời sau cũng có chiếu phong bà là Thượng đẳng phúc thần công chúa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét