Hủy bỏ hai dự luật "giết Internet" SOPA, PIPA

Cập nhật 21/01/2012 03:08:32 PM (GMT+7)

vietnamnet.vn

Trong nhiều ngày qua, hai dự luật SOPA và PIPA liên tục là đề tài nóng hổi bởi những bất lợi mà nó mang lại cho người dùng internet trên toàn thế giới nếu cả hai được thông qua.


Lammar Smith đã chính thức đệ đơn xin rút lại việc xem xét dự luật này tại Hạ Viện Mỹ.

Vào ngày hôm qua, tác giả của dự luật SOPA, ông Lammar Smith đã chính thức đệ đơn xin rút lại việc xem xét dự luật này tại Hạ Viện. Dân biểu đến từ Texas này thừa nhận rằng ông đã nhận được rất nhiều ý kiến về việc bác bỏ đạo luật này. Và thừa nhận rằng SOPA không thật sự ngăn chặn nạn vi phạm bản quyền.

Bên cạnh việc rút lui của Lammar Smith, Thượng Viện Mỹ mới đây cũng công bố việc tạm hoãn cả dự luật PIPA. Đây là một thông tin khá bất ngờ vì mọi người đều biết đến tận 24/01 Thượng Viện mới nhóm họp để biểu quyết cho PIPA.

Thượng Nghị Sĩ Harry Reid công bố việc Thượng Viện chính thức không đưa ra xem xét dự luật PIPA tại Thượng Viện.

Người đứng đầu Thượng Viện Mỹ, Thượng Nghị Sĩ Harry Reid đã lên tiếng công bố việc Thượng Viện chính thức không đưa ra xem xét dự luật PIPA tại Thượng Viện. Ông cũng cho biết thêm rằng việc vi phạm bản quyền là một vấn đề rất nghiêm trọng và nó ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Mỹ. Mặc dù vậy, dự luật PIPA vẫn còn nhiều bất cập và nó khó có thể ngăn chặn vấn nạn trên một cách hiệu quả. Như vậy sau nhiều ngày đấu tranh chiến thắng đã thuộc về cộng đồng người dùng intenet trên thế giới.

Mọi việc vẫn chưa thật sự kết thúc. Cả hai dự luật SOPA và PIPA chắc chắn sẽ không còn được nhắc đến trong năm 2012, nhưng những đạo luật tương tự hoàn toàn có thể xuất hiện trong những năm tới.


Thế nhưng có thể thấy được những điểm sáng rất tích cực thông qua cuộc đấu tranh chống lại SOPA và PIPA. Tiếng nói của hàng trăm triệu người dùng trên thế giới đã mang lại được một kết quả như mong đợi.

Theo MaskOnline/Marshable

vietnamnet.vn - Cập nhật 20/01/2012 03:31:14 PM (GMT+7)

Người Việt Nam thiệt đơn thiệt kép vì dự luật Internet

Không thể tải video clip quay cảnh con cái nhảy múa hoặc biểu diễn văn nghệ trên nền nhạc ngoại quốc sôi động, mất hẳn một nguồn tư liệu tham khảo khổng lồ từ Wikipedia, không được phép chia sẻ các ca khúc và link chương trình truyền hình yêu thích trên Facebook, đó sẽ là những hệ lụy nhìn thấy được nếu dự luật SOPA và PIPA đi vào đời sống.
Sở dĩ SOPA và PIPA vấp phải sự phản đối quyết liệt từ cả thế giới là vì, hai dự luật này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân Mỹ mà còn đe dọa tương lai sử dụng Internet của hơn 2 tỷ người. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc người dùng Việt không thể miễn nhiễm với SOPA.
Trên thực tế, dù dự luật còn chưa được thông qua nhưng nhà chức trách Mỹ đã bắt đầu hành động. Tuần trước, một sinh viên Anh đã bị Tòa án Anh dẫn độ sang Mỹ vì tội lập ra website TVShack, chuyên cung cấp đường link download phim và TV Shows sao chép lậu. Bản án mà người này phải đối mặt lên tới 10 năm ngồi tù tại Mỹ.
Cộng đồng blog

Những trang web như YouTube sẽ không chấp nhận các clip "vi phạm" hoặc có thể bị đóng cửa.

Theo các chuyên gia, SOPA và PIPA mở ra một viễn cảnh hết sức u ám và tăm tối cho cộng đồng mạng. Bạn tình cờ nghe được một bản nhạc hay – chẳng hạn như Someone Like you của nữ ca sĩ Adele – và muốn chia sẻ trên blog để bạn bè của mình cùng nghe? Bạn sẽ phạm luật, theo quy định của SOPA.
Nếu bạn là dân thiết kế, bạn muốn viết một bài phân tích về xu hướng thiết kế mới nhất trên thế giới và cần đăng ảnh các công ty Mỹ để minh họa cho bài viết của mình? Nếu những công ty đó cảm thấy không hài lòng với việc bị bạn sử dụng hình ảnh, họ có thể kiện bạn ra tòa án Mỹ.  Nếu Tòa án kết luận rằng bạn đã xâm phạm thương hiệu, chiếu theo SOPA, trang blog của bạn sẽ bị chặn truy cập tại Mỹ, hoặc có nguy cơ phải đóng cửa.
Giới học sinh, sinh viên và nghiên cứu
Sự xuất hiện của Internet, nhất là những trang web như Wikipedia, Encyclopedia.com đã giúp cho việc học tập, nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bất cứ khi nào một học sinh, sinh viên cần tra cứu thông tin, họ có thể hỏi Google hay tìm kiếm trên Wikipedia. Bạn có thể đọc sách điện tử trên những thư viện sách của cả Việt Nam lẫn quốc tế khi cần làm bài luận, khóa luận.
Tuy nhiên, sau khi SOPA và PIPA thực thi, rất nhiều trang tài liệu của Wikipedia sẽ bị quy vào tội sao chép trái phép tài liệu có bản quyền. Một là Wikipedia phải xóa bỏ tất cả những trang này để tiếp tục hoạt động, nhưng khi ấy thì chức năng Bách khoa toàn thư của nó đã bị thui chột nặng nề. Hai là nếu kiên quyết giữ lại các nội dung nhạy cảm, Wikipedia phải đối mặt với nguy cơ bị kiện, phong tỏa tài khoản, đóng cửa và thậm chí nhà sáng lập, eekip quản lý cũng có thể phải lĩnh án tù. Bài học nhỡn tiền mà Wikipedia có thể học được chính là vụ website chia sẻ file Megaupload vừa bị đóng cửa sáng nay (20/1), còn nhà sáng lập cũng bị cảnh sát New Zealand bắt giữ theo yêu cầu từ phía Mỹ.
Người dùng cá nhân

Facebook, Twitter cũng sẽ phải đoạn tuyệt với khả năng chia sẻ clip, ca khúc, đường link, nội dung hiện nay

Không chỉ Wikipedia và các blogger điêu đứng mà người dùng cá nhân cũng sẽ nếm đòn từ SOPA. Hiện tại, việc các ông bố bà mẹ Việt Nam quay clip con cái nhảy hip-hop trên nền những ca khúc như Low, Just Dance... rồi tải lên YouTube và Facebook để chia sẻ với bạn bè là rất phổ biến. Tương tự, những clip thể hiện tài năng nhảy, hát nhép của một bộ phận giới trẻ dựa theo các giai điệu nổi tiếng của bảng xếp hạng Billboard cũng xuất hiện rất nhiều trên những cộng đồng như YouTube, Zing... Hiển nhiên, theo SOPA, những clip này đều đã vi phạm bản quyền và sẽ bị yêu cầu gỡ bỏ trong vòng 5 ngày. Nếu YouTube không muốn rắc rối, họ sẽ phải gỡ bỏ toàn bộ các clip kiểu này. Nhưng trong trường hợp không kiểm duyệt xuể, trang web này có thể bị phạt và đóng cửa. Ngay cả Google (chủ sở hữu YouTube) cũng không khỏi bị liên đới. Người dùng sẽ mất hẳn những kênh phổ biến, đơn giản để upload và chia sẻ video clip. Tệ hơn, các gia đình, các bạn trẻ  có thể cũng phải đối mặt với đơn kiện nếu như hãng đĩa của Mỹ đâm đơn vì tội vi phạm bản quyền.
 Điều tương tự cũng có thể xảy ra với Facebook hayTwitter nếu một thành viên nào đó của mạng xã hội vô tình hay cố ý để lại một đường link, một đoạn nhạc hay một clip có nội dung vi phạm bản quyền. Các hãng công nghệ gọi đây là kiểu “tiền trảm, hậu tấu” và vì thế, SOPA đang bị phản đối quyết liệt từ phía Google, Mozilla, Wikipedia, Facebook, Twitter....
Y Lam


Dự luật “giết Internet” ảnh hưởng gì đến người dùng?
Không thể ngờ sự phản đối từ phía người dùng và các doanh nghiệp công nghệ nhằm vào SOPA lại rộng khắp và dữ dội đến vậy. <br />
 
Hàng triệu người cùng Google phản đối SOPA
Trang chủ của Google ngày hôm nay đã quẳng một hộp đen “theo dõi” đè lên logo nhiều mầu quen thuộc của hãng.
 
vietnamnet.vn - Cập nhật 20/01/2012 12:33:53 PM (GMT+7)

Megaupload bị đóng cửa

Trong khi dự luật về chống sao chép SOPA còn đang gây tranh cãi gay gắn, nhà chức trách Mỹ đã có những hành động đầu tiên. Một trong những website chia sẻ video lớn nhất thế giới là MegaUpload.com đã bị đóng cửa ngày hôm qua. Nhà sáng lập cùng một số quan chức lãnh đạo cấp cao khác thì bị bắt giữ và buộc tội vi phạm luật chống sao chép.
Các công tố viên liên bang cáo buộc Megaupload.com đã khiến cho các hãng nội dung tổn thất hơn 500 triệu USD doanh thu từ phim, nhạc, sách...Đáng chú ý là bản án dành cho Megaupload được công bố chỉ một ngày sau khi hàng loạt website lớn như Wikipedia và Craiglist đã “tắt đèn” và tạm ngừng hoạt động để phản đối hai dự luật SOPA và PIPA của Mỹ.

Thông báo từ Bộ Tư pháp Mỹ cũng cho hay, Kim Dotcom, tên trước đây là Kim Schmitz và ba người khác đã bị bắt tại New Zealand theo yêu cầu từ phía ngoại giao Mỹ. Hai bị đơn khác đang được tại ngoại.
Megaupload là một website độc đáo không chỉ vì quy mô và số lượng nội dung download khổng lồ của nó, mà còn vì trang này từng ủng hộ tích cực cho các nhân vật nổi tiếng, nhạc sĩ, minh tinh và những nhà sản xuất nội dung – vốn hay là nạn nhân của nạn vi phạm bản quyền. Trước khi bị đóng cửa, Megaupload đang quảng bá nội dung cho Kim Kardashian, Alicia Keys và Kaney West cùng nhiều nghệ sĩ khác.
Megaupload có trụ sở tại Hồng Kông. CEO năm 2010 của hãng là nhạc sĩ Swizz Beatz, chồng của nữ ca sĩ Alicia Keys tuy nhiên Beatz không có tên trong bản cáo trạng và cũng từ chối bình luận về vụ việc thông qua người đại diện.
Trước khi bị đóng cửa, Megaupload đăng tải một tuyên bố với nội dung, những cáo buộc nhằm vào hãng đã bị thổi phồng quá đáng, và đại đa số nội dung trên Mega vẫn là hợp pháp.
Ước tính hiện site này đang có khoảng 150 triệu thành viên đăng ký. Người dùng có thể tải và truyền file dung lượng rất lớn qua đường email trên Megaupload, vì thế Hiệp hội Điện ảnh Mỹ cho rằng, Megaupload là công cụ lý tưởng để chia sẻ phim lậu.
Trọng Cầm (Theo Time)

Cập nhật 19/01/2012 03:54:25 PM (GMT+7)

Dự luật "giết Internet" bị kịch liệt phản đối

- Không chỉ cộng đồng mạng, hàng loạt các website lớn tẩy chay dự luật SOPA và PIPA được cho là sẽ "giết chết Internet" mà tại Mỹ làn sóng biểu tình của người dân cũng lan rộng trên các đường phố.


Hàng nghìn người đã xuống đường phản đối SOPA và PIPA.

SOPA và PIPA là gì?


SOPA (Stop Online Piracy Act), dự luật đang được bàn thảo tại Hạ viện Mỹ và PIPA (Protect IP Act) dự luật đang bàn thảo tại Thượng viện Mỹ, được ra đời để ngăn chặn tình trạng vi phạm bản quyền một cách triệt để.

Nếu những dự luật này được thông qua, Bộ tư pháp Mỹ có quyền yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet ngăn chặn không cho phép người dùng truy cập vào các website có chứa nội dung vi phạm bản quyền. Đồng thời các trang web vi phạm bản quyền cũng sẽ bị ngắt kết nối hoặc bị xóa nếu các trang web đó chứa trên máy chủ tại Mỹ.

Ngay cả với những website có những đường link của website vi phạm cũng sẽ bị coi là đồng phạm và chịu những hình phạt tương ứng theo luật. Các dịch vụ tìm kiếm trực tuyến lớn như Google, Yahoo hay Bing cũng đều phải loại bỏ hoàn toàn các website vi phạm ra khỏi công cụ tìm kiếm của mình.

Làn sóng phản đối lan rộng

Đương nhiên, dự luật này được sự đồng tình ủng hộ của các công ty truyền thông, các hãng thu âm, mạng lưới truyền hình, các hãng phim và nhà xuất bản sách. Một số thương hiệu nổi tiếng cũng lên tiếng ủng hộ với lí do để ngăn chặn hàng giả.

Tuy nhiên, số đông những người quan tâm đến dự luật này đều cho rằng, nếu được thông qua, SOPA và PIPA sẽ khiến Internet bị bóp nghẹt.


Wikipedia phản đối bằng màu nền đen.


SOPA và PIPA nếu được thông qua thực sự sẽ ảnh hưởng đến người dùng Internet toàn thế giới khi mà Mỹ đang là nơi đặt máy chủ của hầu hết các website lớn nhất thế giới. Có thể hàng loạt dịch vụ sẽ bị đóng cửa hoặc ngừng hoạt động vì các nội dung vi phạm bản quyền được kiểm duyệt triệt để.

Tất nhiên, các ông lớn công nghệ cũng sẽ đứng ngồi không yên vì vấn đề loại bỏ toàn bộ những nội dung vi phạm khỏi trang web của mình gần như là điều không tưởng nhất là đối với các môi trường "thoải mái" như mạng xã hội hay từ điển Wikipedia.

Làn sóng phản đối không chỉ tập trung trên các diễn đàn, cộng đồng mạng mà ngay cả các đại gia Internet như Google, Mozilla, Twitter, Wikipedia, eBay, Craglist… đều lên tiếng phản đối quyết liệt dự luật này.

Khi truy cập để tra cứu trên Wikipedia, người dùng sẽ bị chuyển sang trang mới với màu đen u ám và thông điệp về một thế giới không có sự chia sẻ tri thức miễn phí. Google thì treo dải băng đen và gửi thông điệp, "Hãy nói với Quốc hội: Xin đừng kiểm duyệt web". Ông chủ mạng xã hội lớn nhất toàn cầu Facebook, Mark Zuckerberg cũng gửi đi một thông điệp phản đối và ngay lập tức nhận được sự chia sẻ của hàng chục triệu người.

Một bức thư ngỏ với chữ kí của đại diện nhiều hãng điện tử và truyền thông hàng đầu như Google, Mozilla, Twitter, Wikipedia, eBay,... phản đối dự luật này cũng đã được gửi tới Nhà Trắng. Hai "ông lớn" Apple và Microsoft ban đầu "bỏ phiếu trắng" về dự luật này giờ cũng đã lên tiếng phản đối SOPA và PIPA vì những bất hợp lí và nguy cơ đưa Internet đến bờ vực.

Tại Mỹ, hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình để phản đối SOPA và PIPA.

Trong khi phe ủng hộ vẫn đang cố gắng để dự luật được thông qua thì chắc chắn cuộc chiến phản đối vẫn sẽ còn rất nóng và dự luật nhiều khả năng sẽ khó thông qua vào ngày 19/1 như dự định của Thượng viện Mỹ.

Những hình ảnh phản đối SOPA và PIPA:




Hãy nói với Quốc hội: Đừng kiểm duyệt web.







Và hàng nghìn người đã xuống đường:







Thanh Phong (tổng hợp)

vietnamnet.vn - Cập nhật 19/01/2012 04:25:39 PM (GMT+7)

Hàng triệu người cùng Google phản đối SOPA

Trang chủ của Google ngày hôm nay đã quẳng một hộp đen “theo dõi” đè lên logo nhiều mầu quen thuộc của hãng.
Và nếu bạn click vào, hộp đen sẽ dẫn bạn đến một cuộc vận động “Chấm dứt nạn sao chép, không phải sự tự do”. Tại đó, người dùng được yêu cầu ký tên vào một cuộc biểu tình phản đối hai dự luật chống sao chép sắp được Thượng viện và Quốc Hội Mỹ bỏ phiếu.



Hàng triệu người đã ký tên vào cuộc vận động "Chấm dứt nạn sao chép, không giết sự tự do" của Google
“Hàng triệu người Mỹ phản đối SOPA và PIPA vì hai dự luật này sẽ giám sát mạng Internet và khiến Mỹ tăng trưởng kinh tế chậm lại”, chiến dịch này tuyên bố. “Hãy ký vào đây để hối thúc Hạ viện bỏ phiếu chống, trước khi quá muộn”.
Theo lời người phát ngôn Google, chỉ trong một ngày, hàng triệu người dùng đã ký vào sáng kiến này. “Tính đến 4h30 chiều 18/1 (giờ Mỹ), đã có 4,5 triệu chữ ký”.
Gã khổng lồ tìm kiếm cho thấy hãng bắt đầu đồng hành cùng hàng trăm cá nhân, tổ chức và website khác trong việc hoặc là phát động những chiến dịch tương tự, hoặc viết thư gửi lên Chính phủ Mỹ, hoặc “tắt đèn” và ngừng hoạt động trong một ngày để phản đối SOPA và PIPA. Các đồng minh của Google có Facebook, AOL, Wikipeida, Amazon, Twitter và Firefox.
“Chống lại nạn sao chép trái phép là rất quan trọng. Nhưng cách hiệu quả nhất để đóng cửa các website sao chép là thông qua những bộ luật chặn đứng nguồn tiền nuôi chúng. Không việc gì phải bắt ép các mạng xã hội, blog và công cụ tìm kiếm theo dõi mạng Internet, chèn ép các bộ luật hiện hành”, Google tuyên bố.
Có những dấu hiệu cho thấy các chiến dịch phản đối SOPA và PIPA đang bắt đầu có tác dụng. Một loạt các Thượng nghị sĩ và thành viên Quốc hội của cả hai đảng đã thông báo rằng họ sẽ bỏ phiếu chống hoặc bỏ phiếu trì hoãn dự luật. Đầu giờ sáng nay, ba thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa cho biết họ sẽ rút lại việc đồng tài trợ cho dự luật PIPA.
Trọng Cầm

vietnamnet.vn - Cập nhật 19/01/2012 03:57:33 PM (GMT+7)

Dự luật “giết Internet” ảnh hưởng gì đến người dùng?

Khi Thượng Nghị sĩ Lamar Smith công bố dự luật SAPA (Stop Online Piracy Act) hồi cuối tháng 10/2011, ông biết rằng dự luật này chắc chắn sẽ gây tranh cãi.

Biểu tình phản đối SOPA và PIPA lan rộng cả online lẫn ngoài đời.
Chỉ có điều, vị đại biểu Đảng Cộng Hòa không thể ngờ rằng sự phản đối từ phía người dùng và các doanh nghiệp công nghệ nhằm vào SOPA lại rộng khắp và dữ dội đến vậy.
Lấy thí dụ, ngày 18/1 vừa qua, một loạt những website nổi tiếng, đông người truy cập nhất Internet đã quyết định hành động để phản đối SOPA. Trang web tiếng Anh của Wikipedia “đen kịt”, trong khi Google quẳng một hộp đen to tướng đè lên logo của mình trên trang chủ, với một đường link dẫn tới trang web nơi người dùng có thể ký tên vào cuộc vận động “Yêu cầu Quốc hội không giám sát mạng Web”. Trang chủ của Amazon cũng có nguyên một góc dành riêng cho việc phản đối SOPA.
Không chỉ nóng hừng hực trên mạng, làn sóng chống đối còn diễn ra cả ở thế giới thực. Ước tính có tới hàng nghìn người đã tuần hành ở New York, San Francisco và Seattle để biểu tình chống lại dự luật mà họ cho rằng sẽ “Bóp chết mạng Internet”.
Vậy thực chất, SOPA và dự luật họ hàng của nó là Protect IP Act (PIPA) có ảnh hưởng thế nào đến bạn, người dùng cuối? Dưới đây là tổng hợp những hỏi đáp thường gặp nhất liên quan đến vấn đề này :
Đâu là căn nguyên của hai dự luật SOPA và PIPA?
Chỉ có hai từ: web “đểu”. Đó là thuật ngữ mượn từ Hollywood để chỉ những website có máy chủ đặt ở các quốc gia “thân thiện” hơn với tình trạng vi phạm bản quyền so với Mỹ.
Trong lá thư gửi cho The New York Times, Phòng Thương mại Mỹ cho rằng, “Web đểu đã đánh cắp những sản phẩm sáng tạo của người Mỹ và thu hút tới hơn 53 tỷ lượt truy cập mỗi năm, đe dọa hơn 19 triệu lao động Mỹ”. Mỹ đã lập riêng một danh sách những website bị cho là “web đểu”.
Ai phản đối SOPA?
Đại bộ phận ngành công nghiệp Internet và đa số người dùng Internet đều không tìm thấy tiếng nói chung với dự luật này.
Ngày 15/11 vừa qua, Google, Facebook, Twitter, Zynga, eBay, Mozilla, Yahoo, LinkedIn đã viết một lá thư gửi lên các thành viên chủ chốt của Thượng viện và Hạ viện Mỹ, tuyên bố SOPA là “một mối đe dọa nghiêm trọng đến khả năng sáng tạo cũng như tạo ra việc làm của ngành công nghiệp, cũng như tới an ninh mạng quốc gia”. Theo một số tờ báo, Yahoo thậm chí đã rút khỏi Phòng Thương Mại Mỹ sau khi tổ chức này ủng hộ SOPA quá nhiệt tình.Tuần trước, châu Âu cũng nhấn mạnh cần phải bảo vệ “tính nguyên vẹn của mạng lưới Internet toàn cầu và quyền tự do kết nối”. Thượng Nghị sĩ Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện, viết trên Twitter rằng nước Mỹ cần “tìm ra một giải pháp hợp lý hơn SOPA”. Nhiều Thượng nghị sĩ khác, của cả hai đảng, đều tin rằng SOPA sẽ kích động “một làn sóng bùng nổ các vụ kiện và tranh chấp bóp chết sự sáng tạo”. Các chuyên gia luật cũng tỏ ra quan ngại. Thậm chí dư luận đã sáng tác cả một ca khúc để phản đối SOPA.
Nội dung của SOPA cụ thể ra sao?
Nó cho phép các Tổng chưởng lý Mỹ ra phán quyết chống lại những website bên ngoài nước Mỹ, theo đó, các ISP sẽ phải phục tùng và làm cho mục tiêu “gần như biến mất” về mặt kỹ thuật. Nói cách khác, đó chính là án tử hình trên mạng Internet.
Cụ thể hơn, mục 102 của SOPA viết rằng, sau khi nhận được lệnh gỡ bỏ, một ISP cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật để ngăn không cho các thuê bao bên trong nước Mỹ truy cập được vào những website ngoại quốc phạm  Lệnh phải được thi chậm nhất trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận được trát của tòa.
SOPA khác gì so với dự luật PIPA?

Wiki "tắt đèn" để phản đối SOPA
PIPA chỉ nhắm đến các nhà cung cấp DNS, các công ty tài chính và các mạng quảng cáo chứ không phải những công ty cung cấp kết nối Internet.
Yếu tố bảo mật liên quan gì đến SOPA?
Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia, trực thuộc Bộ Năng lượng Mỹ, lo ngại rằng SOPA sẽ không có hiệu quả mà còn tác động tiêu cực đển an ninh mạng Mỹ nói riêng và an ninh mạng toàn cầu nói chung, cũng như tới chức năng hoạt động của Internet.
Giới nghiên cứu thì cho rằng, SOPA có thể xung đột với Quy định Bảo mật cập nhật DNSSEC dành cho DNS của Mỹ, nhiều website vô tội sẽ bị kéo vào vòng lao lý và tổn thất nặng nề trong khi sổ đen web đểu vẫn có thể bị qua mặt khi người dùng gõ địa chỉ website bằng IP số.
Ngoài chặn truy cập, SOPA còn yêu cầu các ISP làm gì?

Google quăng hộp đen đè lên logo và đặt đường link để người dùng ký tên phản đối SOPA
Một phần ít được chú ý trong dự luật đã vượt ra khỏi phạm vi của PIPA và yêu cầu các ISP phải theo dõi truy cập của người dùng, chặn những website bị tình nghi là vi phạm bản quyền.
Vậy tự do ngôn luận liên đới gì với SOPA?
New York Times gọi dự luật này là “Vạn lý trường thành của nước Mỹ”. Một website sẽ bị chặn truy cập nếu như nó “quảng bá cho những hành vi có thể vi phạm bản quyền”, và nhắm trực diện đến nước Mỹ.
Theo định nghĩa, một website bị lọt vào sổ đen khi:
A: Cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ “sao chép” cho khách hàng sống tại Mỹ.
B: Có bằng chứng cho thấy Site đó có ý định cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ sao chép, hay vận chuyển hàng hóa/dịch vụ sao chép tới khách hàng Mỹ.
C: Không có biện pháp hợp lý để ngăn chặn hàng hóa/dịch vụ sao chép lọt vào Mỹ.
D: Giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ được niêm yết bằng USD.
Một số ý kiến cho rằng, định nghĩa này có thể đưa cả YouTube, Wikipedia hay WikiLeaks vào sổ đen hết. Nhất là WikiLeaks, một website đã đăng tải nhiều tài liệu nội bộ của Chính phủ Mỹ cũng như của doanh nghiệp Mỹ.
Ai ủng hộ SOPA?

Hàng nghìn người đổ xuống đường để phản đối dự luật "bóp chết Internet".
Ba tổ chức ủng hộ SOPA tích cực nhất là MPAA (Hiệp hội Điện ảnh Mỹ), Hiệp hội Công nghiệp Thu âm Mỹ (RIAA) và Phòng Thương Mại Mỹ. CNET cho biết Hollywood đã chi số tiền nhiều gấp 10 lần Thung lũng Silicone để vận động hành lang cho dự luật này trong 2 năm qua.
Ngoài ra, hơn 400 doanh nghiệp và tổ chức cũng gửi đi một lá thư ủng hộ SOPA.

Còn tại Quốc hội Mỹ?
Sự ủng hộ mà PIPA nhận được là rộng rãi một cách khó tin, còn SOPA ít hơn một chút. Một phân tích của RIAA cho hay trong số 1900 dự luật được giới thiệu với Thượng viện, chỉ có khoảng 18% dự luật nhận được tỉ lệ tán thành cao như PIPA.
Liệu SOPA có chặn TOR?
Có thể. SOPA nhắm đến bất cứ ai “biết, sẵn lòng cung cấp hoặc ngỏ ý cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ được thiết kế hay bán ra bởi những thể chế “xâm phạm”.
Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Đối với PIPA, Ủy ban Tòa án của Thượng viện đã phê chuẩn dự luật này và PIPA đang chờ bỏ phiếu rộng rãi tại Thượng viện vào ngày 24/1 tới đây. Trong cuộc tranh luận kéo dài hai ngày ở Ủy ban này hồi giữa tháng 12, người ta thấy rõ rằng phe ủng hộ SOPA chiếm đa số trong Ủy ban. Theo dự đoán, những người này sẽ tiếp tục ủng hộ SOPA khi Quốc hội được bầu lại trong năm 2012.
Trọng Cầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét