Quảng Nam: Lý giải con số “khủng” 411 tỷ đồng xây tượng đài Mẹ Việt Nam
Phác thảo tượng đài theo tỷ lệ 1:1
Đã có dư luận bất ngờ về mức “đội giá” khủng khiếp này và cho rằng kinh phí đầu tư công trình nhiều như vậy là lãng phí. Chiều 20/9, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Quảng Nam và Công ty TNHH Xây dựng, thương mại, mỹ thuật Đà Nẵng đã tổ chức họp báo về việc này.
Theo ông Đinh Hài, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Quảng Nam, công trình “đội giá” lên gấp 5 lần có nhiều nguyên nhân: trước hết, do việc điều chỉnh quy mô và thay đổi chất liệu của hạng mục xây lắp mỹ thuật. Cụ thể, điều chỉnh kích thước tượng chính và 8 trụ huyền thoại cho phù hợp với không gian công trình; đồng thời, thay nguyên liệu chế tác từ đá sa thạch sang granit (đá hoa cương). Ông Hài cho biết việc thay đổi nguyên liệu do việc khai thác đá sa thạch không đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho công trình; sa thạch cũng dễ bị tác động của thời tiết gây nứt, vỡ.
Việc thay đổi kết cấu móng (sử dụng móng băng trên nền cọc bê tông cốt thép) và khung tượng mẹ cũng làm “đội giá” công trình.
Thời gian thi công kéo dài, dẫn đến tăng kinh phí do biến động giá vật tư, nhân công; chi phí đền bù, giải tỏa mặt bằng cũng tăng. Ông Hài dẫn giải từ lúc dự án được phê duyệt (năm 2007) đến nay đã 4 năm, từ đó đến nay giá vật tư, nhân công đều biến động lớn: mức lương tối thiểu tăng từ 450 nghìn đồng lên hơn 1 triệu đồng, giá vật tư tăng 4-5 lần, giá xăng, dầu, điện tăng 2-3 lần…
Việc nâng cấp quy mô công trình là do ban đầu tỉnh Quảng Nam phê duyệt quy mô công trình cấp tỉnh. Khi đó dự toán kinh phí là 81 tỷ đồng. Toàn bộ kinh phí do Đài Tiếng nói Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, các cá nhân, tổ chức quyên góp theo vận động và một phần kinh phí của tỉnh.
Nhưng đến năm 2007, công trình được Chính phủ phê duyệt thành công trình văn hóa cấp quốc gia. Công trình với tầm vóc biểu tượng cho 50.000 bà Mẹ Việt Nam anh hùng trên cả nước phải đảm bảo giá trị nghệ thuật cao, bền vững và hoành tráng.
Năm 2008, Bộ Văn hóa - Thể thao- Du lịch đề nghị tỉnh tính toán lại tổng mức đầu tư cho công trình phù hợp với quy mô mới. Sau khi các Bộ thẩm định, Hội đồng nghệ thuật, các bên liên quan họp bàn, công trình đã được điều chỉnh, bổ sung dự toán kinh lên 411,2 tỷ đồng.
Với quy mô hiện nay, công trình tượng đài có kích thước khối tượng chính rộng hơn 86m; theo đường cong là 120m; ngoài ra có 8 trụ huyền thoại cao 9m. Tổng mặt bằng kiến trúc tổng quan là 15ha; trong đó có công trình bảo tàng nằm trong lòng tượng đài và nhiều hạng mục công trình khác. Với dự toán kinh phí mới (411,2 tỷ đồng), tăng gấp 5 lần so với dự toán ban đầu, phương án xây dựng công trình vẫn là vừa thi công, vừa vận động thêm kinh phí.
Nhấn mạnh ý nghĩa công trình tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc; đồng thời là công trình có giá trị lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật và giáo dục truyền thống yêu nước, tỉnh Quảng Nam thể hiện quyết tâm làm hết sức để xây dựng công trình.
Khánh Hiền
tuoitre.vn
Thứ Tư, 21/09/2011, 09:45 (GMT+7)
Quảng Nam: 410 tỉ đồng xây dựng tượng đài Bà mẹ VNAH
TT - Chiều 20-9, đại diện Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam đã có cuộc tiếp xúc với báo chí về việc chi 410 tỉ đồng để xây dựng tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng đặt tại núi Cấm (TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam), vượt dự toán ban đầu lên đến hơn 330 tỉ đồng.
Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng (tác giả của tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng, lấy nguyên mẫu mẹ Nguyễn Thị Thứ) bên phần tượng mẫu tỉ lệ 1/1 đặt tại số 7 Duy Tân, TP Đà Nẵng - Ảnh: Đ.NAM |
Xem video do phóng viên Tuổi Trẻ thực hiện |
Theo ông Đinh Hài - giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Nam, tượng đài là một dự án cấp quốc gia và đại diện cho hình ảnh của gần 50.000 bà mẹ Việt Nam anh hùng trong cả nước.
Dự án này phải điều chỉnh phác thảo đến ba lần và hội đồng nghệ thuật của dự án cũng như lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã quyết định nâng cấp tượng đài không chỉ mang tính nghệ thuật hoành tráng mà còn phải vĩnh cửu với thời gian.
Ngoài hệ thống một tượng đài cao 18m, dài 101m, bên trong tượng đài này là một bảo tàng để lưu giữ di ảnh của các bà mẹ Việt Nam anh hùng trong cả nước.
Trả lời báo chí, ông Đinh Hài cho rằng số tiền xây dựng tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng buộc phải điều chỉnh từ 81 tỉ đồng ban đầu lên 410 tỉ là do các yếu tố như trượt giá, thay đổi vật liệu thi công từ đá sa thạch sang đá hoa cương (granite) và điều chỉnh quy mô tượng đài cho tương xứng với tầm vóc của một dự án cấp quốc gia.
Đ.NAM
23/09/2011 4:16:37 CH
Đất nước còn nghèo, chủ trương cho 80 tỷ để tôn vinh. Thế mà làm dóc đẩy lên gấp 5 lần, có cần thiết như vậy không? Ý nghĩa chẳng đem lại cho người dân một lợi lộc về vật chất gì cả, còn ý nghĩa tinh thần, thì ông Quảng muốn nói thế nào không được! Hãy để số tiền đó xây dựng một nhà máy to tại miếng đất đó và nhà máy đó vừa đem lại công ăn việc làm cho người dân bản xứ, đồng thời lợi nhuận đó đem nuôi các mẹ còn lại, phải có ý nghĩa gấp triệu lần ý tưởng của ông xử Quảng không. Mà cũng không nên lấy tiền của thiên hạ, Nhà nước, của dân đem thực hiện ý tưởng rồ của các ông. Có giỏi thì các ông tự hy sinh phần vốn góp của gia đình các ông để thực hiện đi, chắc xã hội sẽ đồng tính và ghi danh các ông đó.
cai toi
22/09/2011 1:14:40 CH
Tôi hoàn toàn ủng hộ việc làm đầy ý nghĩa này. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, đất nước vẫn còn chưa thể nói là đã giàu có, nhiều gia đình mẹ Việt Nam anh hùng ở các địa phương trong cả nước vẫn còn khó khăn.
Thiết nghĩ, cần sử dụng số tiền này cho những việc có ý nghĩa thiết thực hơn. Tôi xin ví dụ: dành số tiền ấy để hỗ trợ chi phí thuốc men, khám chữa bệnh lúc tuổi già cho các mẹ, dành số tiền ấy để hỗ trợ thêm các gia đình thương binh liệt sĩ. Đó sẽ là những việc làm làm ấm lòng các mẹ Việt Nam anh hùng.
Tường Huy
22/09/2011 12:20:35 CH
Dĩ nhiên điều phải ghi nhận sâu sắc là công lao và sự hy sinh to lớn của các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Thiết nghĩ không có gì bù đắp hết được sự hy sinh lớn lao, sự chịu đựng đau thương của các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các gia đình thương binh, liệt sĩ.
Do đó ý nghĩa hơn là làm tượng đài Bà mẹ Việt Nam Anh hùng với mức độ vừa phải để tôn vinh một biểu tượng, hình tượng đẹp anh hùng luôn được bao thế hệ sau này ghi nhớ, trân trọng. Đây là vấn đề vừa ý nghĩa chính trị, văn hóa, tâm linh, trong đó phần tâm linh đối với các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh xương máu cho sự nghiệp giải phóng đất nước là rất quan trọng.
Vì thế vấn đề xây dựng tượng đài với hình tượng đẹp, ấn tượng, cao cả, gây xúc động mạnh cho mọi người đến đây để tưởng nhớ, ngưỡng mộ là rất cần thiết, chứ không nên bỏ ra số tiền quá lớn như vậy là rất tốn kém cho nhân dân.
Một đất nước giàu mạnh tất nhiên phải có nền kinh tế mạnh, trong đó việc đào tạo thế hệ trẻ là rất quan trọng, đó là nguồn lực mới xây dựng kinh tế, văn hóa nước nhà. Hiện nay đất nước ta, hệ thống trường học, bệnh viện còn nhiều thiếu thốn, chi bằng dành nhiều tiền của xây dựng thêm nhiều trường học phổ thông chất lượng cao và xây dựng thêm nhiều bệnh viện chất lượng cao để phục vụ chữa bệnh thật tốt cho nhân dân, như thế có ích và thiết thực.
Như Bác Hồ đã nói mục đích làm cách mạng là đem lại cuộc sống cho người dân, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
nguyễn Đức Sơn
22/09/2011 12:15:48 CH
Trung
22/09/2011 12:00:13 CH
Tôi tán thành ý kiến của các độc giả. Tôi nghĩ không nhất thiết phải dùng cách này để tưởng nhớ đến các mẹ Việt Nam anh hùng, còn biết bao nhiêu người mẹ anh hùng sống trong cảnh thiếu thốn khó khăn, sao không dùng số tiền để làm những công việc thiết thực hơn.
Chưa kể bây giờ đất nước còn rất nhiều khó khăn để khắc phục. Tôi nghĩ ban lãnh đạo địa phương hãy suy nghĩ, xem xét và có những việc làm có ý nghĩa và thiết thực hơn.
Võ Thiên Hương
22/09/2011 10:44:08 SA
Nguyễn Thị Hằng
22/09/2011 8:28:49 SA
Đặng Ngọc Bích
22/09/2011 12:48:15 SA
Tại sao xây? Xây cho ai? Kinh phí từ đâu mà có? Sau này người đời nghĩ gì khi nhìn bức tượng này, được xây trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, lạm phát cao. Rất nhiều bà mẹ Việt Nam anh hùng sống trong cảnh thiếu thốn? Đề nghị người có trách nhiệm trong dự án này trả lời những câu hỏi trên cho dân hiểu.
Sangchuot
22/09/2011 12:07:29 SA
Tôi tán thành! Nhưng không phải tán thành với lãnh đạo một trong những tỉnh nghèo nhất nước mà TÁN THÀNH với ý kiến của tất cả các ý kiến độc giả tôi đã đọc tới giờ phút này. Trên tất cả các website đưa tin này có thể nói ít nhất 95% độc giả phản đối kế hoạch phí phạm và không có ý nghĩa nhân văn trên. Cần nhớ hiện vẫn còn 44.000 bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống.
Hãy chăm lo cho các mẹ & phần còn lại hãy chăm lo cho trẻ em vùng sâu, vùng xa & đặc biệt là những đứa trẻ phải đu dây, cho quần áo lên đầu bơi qua sông học chữ ấy.
Nhật Trường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét