Choáng với thu nhập giảng viên Đại học

Bài 4:

,

– Ngoài lương theo ngạch bậc từ nguồn ngân sách Nhà nước, các giảng viên giảng dạy trong các trường ĐH, CĐ đều có thêm nguồn thu từ việc nhà trường được phép thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 43 của Chính phủ. Chỉ tính riêng thu nhập chính thức được công khai tại trường thì đã có nhiều trường, mức thu của giảng viên ngót nghét 10 triệu/tháng. Đó là chưa tính tới việc giảng viên ĐH còn “rộng cửa” để tăng thu nhập của mình, mỗi tháng cũng có thể lên tới vài chục triệu đồng.

- Giáo viên vùng xa: Muốn làm thêm thì... đi buôn
- Hé lộ việc ’dạy thêm’ của giáo viên thể dục
-
Giáo viên om kiến thức mang đến lớp học thêm: Oan quá!
- Thu nhập “siêu khủng” của giáo viên thành thị

Thu nhập chính thức từ trường: Gần 10 triệu/tháng

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
Theo báo cáo mới nhất mà lãnh đạo trường ĐH Ngoại thương Hà Nội gửi đến Bộ Giáo dục – Đào tạo theo tinh thần chỉ đạo “3 công khai” của Bộ thì mức thu nhập bình quân của một giảng viên trường ĐH Ngoại thương năm 2009 là 9 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, thu nhập bình quân năm 2009 của cán bộ quản lý trường này là 7,2 triệu/tháng.

D kiến mức thu nhập bình quân này trong năm 2010 sẽ tiếp tục được tăng lên, cụ thể là: Đối với giảng viên: trung bình thu nhập là 10 triệu/tháng; đối với cán bộ quản lý: trung bình thu nhập là 8 triệu/tháng.

Một trong những trường có thu nhập “ấn tượng” phải kể đến ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội). Theo báo cáo cuối năm 2009 của lãnh đạo nhà trường thì thu nhập bình quân/1tháng của giảng viên trường này trong năm 2008 là gần 9,3 triệu đồng/tháng. Còn với cán bộ quản lý và của nhân viên phục vụ thì thu nhập bình quân năm 2008 là hơn 6 triệu đồng/tháng.

Nhờ thực hiện nhiều hình thức đào tạo và được tự chủ tài chính, các trường ĐH đã nâng cao đáng kể mức thu nhập chính thức từ trường cho các giảng viên cũng như những người làm quản lý (Ảnh minh họa: VNN)
Nhờ đa dạng hóa các hình thức đào tạo và được tự chủ tài chính, các trường ĐH, CĐ đã nâng cao đáng kể mức thu nhập chính thức từ trường cho các giảng viên cũng như những người làm quản lý (Ảnh minh họa: VNN)

Năm 2009, nhà trường dự kiến sẽ tăng mức thu nhập bình quân cho giảng viên lên mức gần 10,6 triệu đồng/tháng (nhà trường có 645 giảng viên). Còn đối với cán bộ quản lý và nhân viên (tổng cộng 517 người), ước đạt mức thu nhập gần 7 triệu đồng/tháng.

Ngoài nguồn ngân sách Nhà nước (chi thường xuyên, chi kế hoạc không thường xuyên, chi đầu tư), trường ĐH Kinh tế Quốc dân còn các khoản thu như: Học phí (các hệ chính quy, tại chức, sau ĐH, liên thông, liên kết, …), lệ phí (thu từ tiền nội trú, phí nhập học, làm thẻ sinh viên, sao y học bạ, ..).

Năm 2008, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN đã trình Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề án thí điểm: "Hiệu trưởng định mức thu nhập cho giáo viên".

Theo đó, nhà trường sẽ tiến hành trả lương bằng USD. Giảng viên giỏi có thể thu nhập 4.000-5.000 USD mỗi tháng, còn mức phổ thông cũng chừng trên 1.000 USD. Ngay như những người làm công tác phục vụ trong trường cũng phải được chừng 300 USD.

Ngoài học phí, lệ phí và các khoản thu khác của người học, trường ĐH Kinh tế Quốc dân còn có các nguồn thu khác từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn, chuyển giao công nghệ, các hoạt động dịch vụ, …

Chỉ tiếng riêng các nguồn thu ngoài học phí và lệ phí thu từ người học thì theo dự toán năm 2009 đã thu được 3.300.000.000 đồng từ nguồn là các khoản thu khác. Chính nguồn này đã làm thu nhập cán bộ, giảng viên tăng lên.

Thấp hơn 2 trường Kinh tế này là các trường khối Kỹ thuật. Tại ĐH Xây dựng Hà Nội, thu nhập bình quân 1 tháng của cán bộ viên chức trường năm 2008 là gần 4,5 triệu đồng/người, ước thực hiện năm 2009 là 5,3 triệu đồng/người.

Trong đó, thu nhập bình quân 1 tháng của giảng viên năm 2008 là gần 4,8 triệu đồng/người, ước thực hiện năm 2009 là xấp xỉ 5,7 triệu đồng/người. Thu nhập bình quân 1 tháng của cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ năm 2008 là gần 3,5 triệu đồng/người, ước thực hiện năm 2009 là gần 4 triệu đồng/người.

Mức thu nhập tại trường ĐH Bách Khoa Hà Nội còn thấp hơn ĐH Xây dựng. Cụ thể: Thu nhập bình quân/tháng của quản lý và hành chính ĐH Bách Khoa năm 2008 là 2,1 triệu đồng/ tháng. Ước thực hiện năm 2009 sẽ ở mức: Thu nhập giảng viên: 3,15 triệu đồng/ tháng; thu nhập của quản lý và hành chính: 2,8 triệu đồng/ tháng.

Trong khi ở các trường công lập thu nhập giảng viên cao hơn thì ở các trường dân lập thu nhập khối quản lý cao hơn rất nhiều. Cụ thể: Thu nhập bình quân của giảng viên (gồm cả tiền vượt giờ) tại ĐH Thăng Long là 6,2 triệu đồng; thu nhập của cán bộ lãnh đạo (05 người) là 11,9 đồng; nhân viên nhà trường có mức thu 4,0 triệu đồng.

Giảng viên tăng thu kiểu “thủ công”

Việc làm thêm của các giảng viên ĐH không bó hẹp như ở cấp THPT. Ngoài việc dạy thêm tiết, mỗi giảng viên còn có thể đi dạy ở các trường theo các lời mời. Tuy nhiên, đối tượng thường làm thêm kiểu này là các giảng viên trẻ mới vào trường, cuộc sống chưa ổn định do lương còn thấp.

Theo chia sẻ của anh C.V, một số giảng viên trẻ của trường ĐH Xây dựng Hà Nội, anh thường dạy thêm ở các trường ĐH khác. Mỗi tiết dạy ở các trường ĐH này giảng viên được trả công bằng hoặc cao hơn một chút so với ở trường (khoảng 35.000 đến 40.000 đồng/tiết). Nếu người được mời dạy là các GS thì tiền công được tính theo cách khác (có thể là gấp đôi).

“Tình trạng thiếu giảng viên rất phổ biến ở các trường ĐH. Dù nhiều khi việc đứng lớp ở trường chính đã tương đối chiếm nhiều thời gian xong nếu nhận được lời mời dạy thì chúng tôi cũng thường không từ chối”, anh nói.

Đi dạy thêm ở các trung tâm dạy thêm - học thêm là một trong những cách tăng thu khá phổ biến hiện nay của đội ngũ giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ (Ảnh: VNN)

Cách làm này tuy thường nhắm đến giảng viên trẻ xong anh V. cho biết họ cũng không có ý định gắn bó lâu dài. Bởi dạy theo hình thức này trách nhiệm và ràng buộc với nhà trường và sinh viên sẽ lớn, thu nhập thấp (vì phải đảm bảo tất cả các khâu như giáo án, thi, chấm điểm, ….). Vì thế, đi đạy thêm ở các trung tâm thường chiếm được cảm tình của các giảng viên trẻ nhiều hơn (mỗi buổi dạy ở trung tâm học thêm dài 2 tiếng được trả giá khoảng 500 ngàn đồng).

“Đầu tư cho công việc đối với một giảng viên trẻ là phải tiếp tục nghiên cứu khoa học, tiếp tục học lên cao nhưng lương mỗi tháng được 2,5 triệu thì không thể đủ được, làm thêm là tất yếu”, anh cho biết.

Ai cũng biết hệ tại chức là “sân sau”, nguồn tăng thu chủ yếu của các trường ĐH. Sau khi có chỉ tiêu đào tạo, trường sẽ phân về các khoa kế hoạch giảng dạy và khoa sẽ phân đến từng người.

Đã có những giảng viên “chạy sô” dạy tại chức (ở nhiều trường khác nhau), mỗi tháng thu nhập cũng lên tới cả chục triệu đồng/tháng (chưa kể thu nhập chính thức từ trường hàng tháng). Ngoài ra họ có thể nhận dạy kèm học sinh phổ thông tại nhà riêng với mức thấp nhất hiện nay là 100.000 đồng/buổi 2 tiếng.

Ngay tại HVBCTT, nhiều sinh viên cũng đã truyền tai nhau chuyện các thầy cô “chạy sô” dạy thêm bên ngoài, thậm chí có thầy ngoài việc giảng dạy trên lớp (đã khá nặng nề do thiếu giảng viên) còn “chạy sô” thêm ở 4 đến 5 trường ĐH khác trên địa bàn Hà Nội.

“Nếu thực sự chăm chỉ đi dạy và có động lực kiếm tiền thì cũng phải nói thật là mỗi tháng mỗi giảng viên cũng có thể kiếm được hàng chục triệu”, anh V. khẳng định.

Song việc kiếm tiền kiểu “thủ công” như đi dạy thêm, làm thêm kiểu này này mang lại thu nhập tương đối lớn nhưng thường xảy ra với giảng viên dạy các môn cơ bản (Toán, vật lý, …) và các môn lý luận (lịch sử Đảng, chủ nghĩa xã hội khoa học, …). Tuy nhiên, anh V. cho biết vẫn có những trường hợp các giảng viên dạy các môn cơ bản nhưng năng động, chịu khó vẫn có thể làm thêm cho bộ phận kỹ thuật trong các ngành khác như ngân hàng, công nghệ thông tin, …

Tăng thu theo “công nghệ”


TP HCM là địa bàn đầu tiên trên cả nước đưa giảng viên ĐH vào danh sách những đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Qua đợt kiểm tra sơ bộ tại hai trường đại học ngoài công lập vào cuối năm 2005 trên địa bàn TP HCM, cơ quan thuế đã phát hiện nhiều giảng viên (cơ hữu và thỉnh giảng) có thu nhập lên tới hàng chục triệu đồng/tháng, vượt xa mức chịu thuế thu nhập cá nhân nhưng vẫn không kê khai và nộp thuế.

Các trường ĐH, CĐ hiện nay đều tạo điều kiện cho giảng viên trẻ, giảng viên dạy các môn cơ bản, lý luận đứng lớp nhiều hơn để tăng thu nhập. Còn đối với các giảng viên lâu năm, có tiếng, hoặc các giảng viên làm việc ở các bộ môn ứng dụng, chuyên ngành thì cách kiếm tiền sẽ khác hơn.

Có chuyên môn giảng dạy về ngành cầu đường, ngoài việc đứng lớp (khá khiêm tốn về thời lượng) và tiếp tục học cao lên, anh N., giảng viên ĐH Xây dựng Hà Nội còn tham gia làm tư vấn thiết kế cho các dự án xây dựng cầu đường. Công việc này tuy không ổn định nhưng nếu tư vấn xong cho một dự án thành công thì tiền công theo giảng viên này cũng không phải là thấp.

“Nếu làm giảng viên các chuyên ngành ứng dụng thì rõ ràng là có thuận lợi hơn, bởi tư vấn cho họ vừa có tiền nhiều hơn, lại vừa sử dụng và mài nhọn chính chuyên môn của mình. Đi dạy cũng là một cách tăng thu không tồi song tốn hơi nhiều thời gian và công sức”, anh N. nói.

Theo tìm hiểu của VietNamNet, với các giảng viên có tiếng (là GS) thì việc mời được họ đến dạy/nói chuyện một buổi cũng có thể phải trả tiền triệu. Ngoài ra, những người này có thể viết các bài tham luận cho các hội thảo, hội nghị, thậm chí sự xuất hiện của họ ở một hội nghị cũng đã mang lại cho họ những khoản thu nhập không nhỏ (có thể lên tới cả ngàn đô). Chưa hết, việc "chạy sô" đi giảng dạy, tập huấn ở các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng mang lại những khoản thu kếch xù cho giảng viên ĐH!

  • Cẩm Quyên

,

– Mọi người nói giáo viên dạy qua loa trên lớp để kéo học sinh về lớp học thêm thì oan cho giáo viên quá. Tôi cũng là một giáo viên THPT, tôi biết chỉ có những người không phải trong ngành mới nói như vậy (Bạn đọc dep136@yahoo....)

Sau khi đăng bài viết “Thu nhập “siêu khủng” của giáo viên thành thị”, VietNamNet đã nhận được rất nhiều phản hồi, trong đó có nhiều người là phụ huynh, là học sinh – những đối tượng đã hiểu quá rõ về thực chất của việc dạy thêm, học thêm và thu nhập của giáo viên.

Có hay không chuyện dạy cầm chừng trên lớp?

Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng việc dạy thêm không có gì là xấu. Đây là nhu cầu chính đáng của học sinh và phụ huynh trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt này. Việc ép buộc học sinh học thêm cũng có thể có nhưng vô cùng hiếm. Phần lớn những giáo viên có đông học sinh theo học là những người có chuyên môn vững vàng, do đó họ chỉ có gạt bỏ bớt học sinh cho đỡ đông chứ không cần ép buộc.

Nhưng tôi cũng phản đối ý kiến cho rằng giáo viên day trên lớp hời hợt để dành cho dạy thêm. Bởi vì thực tế mỗi tiết học trên lớp chỉ 45 phút trong khi phải làm bao nhiêu việc khác như: ổn định tổ chức (1->3 phút), kiểm tra bài cũ ( 10->15 phút) , rồi giảng bài mới theo quy định chương trình, củng cố, dặn dò, hướng dẫn về nhà...nên cùng lắm là hoàn thành quy trình 1 tiết học, đâu có thể nâng cao, mở rộng thêm kiến thức cho học sinh được?

Ngoài ra, theo tôi học sinh phải đi học thêm nhiều chính là xuất phát từ lý do thi cử. Vì kiến thức học trong SGK rất đơn giản nhưng khi thi lại đòi hỏi phải có kiến thức rất sâu và rộng , mà điều này hoàn toàn không có trong chương trình! (Tôi cũng không biết các nước khác có như chúng ta không). (Bạn đọc Minh Xuân).

Mô tả ảnh.
"Mọi người nói giáo viên dạy qua loa trên lớp để kéo học sinh về lớp học thêm thì oan cho giáo viên quá"

Bạn thử nghĩ xem, nếu một người giáo viên lơ là nhiệm vụ hoặc làm qua quýt công việc tại trường học thì có học sinh nào dám tin để đến học thêm không? Nếu họ không dạy tốt và có cố gắng trong việc trau dồi chuyên môn thì có ai dám học không? (Bạn đọc Minh Anh).

Đây là những ý kiến ít ỏi trong số hàng trăm ý kiến phản hồi, cho rằng việc giáo viên dạy cầm chừng trên lớp để dạy thật ở lớp học thêm là rất hiếm. Đại đa số các ý kiến phản hồi mà VietNamNet nhận được đều đồng tình cho rằng có quá nhiều bất cập trong dạy thêm, học thêm hiện nay, nổi cộm nhất là chuyện dạy chính với dạy thêm khác nhau một trời một vực.

Con tôi đi học thêm thường xin tiền 320 đồng cho một thấy/ tháng. Lớp có 20 cháu thì thầy đã có 6 triệu 400 ngàn tiêu vặt. Thầy lại có hai đến 4 lớp như vậy, đó là chưa kể tăng ca, ngày 2 lần thì thầy có khả năng dạy đến 8 lớp/ tháng. Vị chi thầy thu 48 triệu đồng/tháng.

Tôi có thể khẳng định ngay là có không ít thầy cô dạy trên lớp cho học sinh rất qua quýt (hỏi han vbà kiểm tra bài vở của con hàng ngày là tôi biết ngay). Và như vậy các phụ huynh muốn con mình học tốt thì không có đường nào khác là phải đi học thêm, đấy là cách tạo nhu cầu của giáo viên! (Bạn đọc thuan_vd@yahoo....)

Giáo viên kém chuyên môn cũng đua nhau dạy thêm!

Bài viết đánh giá mặt trái của dạy thêm là đúng với thực tế hiện nay nhưng theo tôi thì chưa đủ.

Vì như hiện nay, tôi thấy hầu như không giáo viên nào là không dạy thêm. Nhưng được thầy giỏi, cô giỏi đã đành. Đằng này, kể cả những giáo viên có chuyên môn kém cũng "bắt" học sinh học lớp của mình phải đi học thêm ở nhà mình. Còn nếu không đi thì ai cũng biết rồi đấy. Cho nên, vẫn phải cho con đi học ở lớp học thêm của cô giáo dạy chính, nhưng ngày nghỉ hoặc thời gian rảnh lại vẫn cho con đi học ở những nơi mình thực sự mong muốn.

Chất lượng đào tạo học sinh hiện nay có rất nhiều vấn đề, học sinh lớp 9 không thuộc hằng đẳng thức, đa phần là học vẹt và không biết trình bày bài, .... (Bạn đọc Nguyen Truong Dung).

Quả đúng như vậy đấy. Bây giờ có con mà không cho con đi học thêm thì coi như chưa cho con đi học. Các giáo viên thường có biểu hiện "khác lạ" ngay với em nào không đi học thêm. Vì sợ, lo cho con nên phải theo thôi ! Thời phải theo thời đi ngược lại là thấy ngay hậu quả (Bạn đọc Nam Sơn)

Chết thôi, giáo viên giỏi thì dạy thêm đã đành, còn giáo viên kém (nói thằng ra là dốt) cũng bắt học sinh đến nhà học, không học thì bị điểm kém. Khổ thân mấy cháu học tiểu học quá, bố mẹ dở khóc, dở cười vì chuyện học thêm. (Bạn đọc Trần Lan Anh).

Cần rà soát lại danh sách các HS không đi học thêm với HS học thêm, nếu có sự chênh lệch quá cao, thì xử lý, vì đây là việc trù úm, kiếm tiền vô nhân đạo. (Bạn đọc Trần Hùng)

Những giả dối, khuất tất

Con tôi không đi học thêm, không may bị ốm nghỉ một bữa là hôm sau biết mặt ngay. Cô sẽ gọi lên bảng truy bài và cho điểm 0 để rằn mặt. Hơn nữa, cô giáo thường cho bài kiểm tra hoặc bài tương tự chuẩn bị kiểm tra cho học sinh làm trước trong những buổi học thêm nên số học sinh đi học thêm điểm thường cao hơn các học sinh khác không đi học thêm. chỉ tội cho bọn trẻ về khóc sụt sùi xin bố mẹ cho học thêm.


Tôi cho rằng học thêm nên cũng như các ngành khác, phải hành lập ra trung tâm hẳn hoi, phải có số phòng tối thiểu và phải có điều kiện hành nghề, phải quản lý nghiêm minhchứ thấy cấm mãi mà không thấy ăn thua gì cả! (Bạn đọc Nguyễn Vân Anh).

Mô tả ảnh.
Một xã hội mà ai cũng phải "chân ngoài dài hơn chân trong” thì không thể phát triển được, đặc biệt là đối với lĩnh vực giáo dục

Cô giáo của con tôi dạy cả tuần không nghỉ tối nào mỗi buổi cũng khoảng 500 ngàn đồng. Tình trạng này cần được xem xét. Khi học các cô bắt học sinh phải viết giấy xin học để khi nhà trường có hỏi thì bảo là học sinh tự nguyện xin được học thêm chứ không phải cô chủ động đứng ra tổ chức (Bạn đọc doiodoi_pro@yahoo....).

Nhu cầu "học" của HS, nhất là HS yếu kém là điều tất yếu. Thế thì các em phải học thêm khi mà tiết dạy trên lớp không đủ để phụ đạo cho các em này là điều tất nhiên! Nhưng thực tế trong buổi "học thêm" ấy bị biến tướng thành lớp "học trước" để nhồi nhét kiến thức cho các em vì như thế dễ dạy hơn do không thể kèm cặp từng em, từng môn rất khó! (Bạn đọc Nguyễn Văn Ngọc)

Liệu tất cả thầy cô có đóng Thuế Thu nhập? Chắc ít người tự giác đóng, vì không muốn để lộ mức Thu nhập. Vậy Bộ Giáo Dục và Đào tạo có biện pháp gì quản lý việc này để Thày Cô có thu nhập đàng hoàng và Đạo đức trong sáng ? Thầy Cô trốn thuế (vô tình hay cố ý?) thì khó mà dạy ra được 1 lớp người Việt Nam Giỏi và Trung thực được (Bạn đọc Việt Hùng)

Theo ý kiến của tôi, là lương của cán bộ công chức nói chung đều không ổn, hay nói rộng hơn trong xã hội ta nhiều thứ không ổn. Mọi người đều phải cật lực làm thêm, làm nghề tay trái mới (bỏ công sức ra làm) đủ sống, nếu không làm thêm thì cũng có những khoản thu nhập ngoài khác, còn bộ phận khác thì có những thu nhập khác mà không cần bỏ công sức. thì thử hỏi cái việc kiếm tiền nào lương thiện hơn.

Chương trình chính khóa rất nặng nề, giáo viên dạy cho kịp chương trình cũng đã mệt, học sinh cũng vậy, không học thêm thì thi đậu đại học mới là chuyện lạ (việc dạy thêm học thêm có từ thời GS Ngô Bảo Châu còn học cấp 3 tuy không rầm rộ như bây giờ).

Nói như vậy không phải tôi biện minh hay ủng hộ cho việc dạy thêm học thêm nhưng ý tôi muốn nói là trong xã hội mình hệ thống giáo dục của VN mình có cái gì đó không ổn, từ dạy thêm học thêm, từ chuyện chạy trường chạy lớp, chạy bằng cấp và việc tiêu cực có mặt khắp các ngành nghề .... (Bạn đọc Quang Trụ).

Không đi học thêm, bị cô “trù dập”

Tôi có người cháu học lớp 1 trường tiểu học V.X.T (quận Long Biên, Hà Nội). Hôm tôi sang nhà cháu chơi, lúc đó là 6h chiều, không gặp cháu ở nhà,được cha mẹ cháu cho biết, cháu đi học về rồi cô giáo đưa về nhà cô học thêm luôn.

Tôi thực sự bất ngờ và rất bất bình.

Cháu tôi đi học ở trường từ 7 giờ sáng đến 16 giờ 30 chiều là vào nhà cô học luôn đến 19 giờ tối. Cháu thậm chí là không được nghỉ ngơi, ăn uống sau một ngày học tập căng thẳng và vất vả ở trường

Tôi có hỏi bố mẹ cháu thì được biết, cô xếp lịch như thế thì phải chịu, cô day như thế để cô dạy được tăng 2 từ 19 giờ đến 21 giờ. Mẹ cháu bảo cháu đi học về nói rằng ở lớp cô không dạy gì, về nhà cô mới dạy, mà nếu không cho cháu đi học ở nhà cô thì đến lớp cô trù.

Quá bức xúc nên tôi đi tìm hiểu,đúng như chị tôi nói,ở gần cổng trường tiểu học V.X.T có nhà hai cô giáo D. và N. Các cô đi dạy ở trường từ 7h sáng đến 16h30, hết giờ ở trường là các cô đưa học sinh về nhà dạy tiếp từ 17h đến 21h.

Thật sự tôi không biết các cô giáo này dạy thế nào nhưng sau khi đưa các cháu vào nhà, lên tầng là cô khoá cửa. Ở đây tôi chưa dám nói đến chất lượng dạy và học nhưng các cô làm từ 7h sáng đến 21h đêm và các cô dạy cả tuần như vậy thì không hiểu các cô lấy sức đâu mà soạn giáo án, lấy sức đâu mà lên lớp?

Điều đáng nói nữa là chất lượng phòng học, như nhà cô D. theo tôi quan sát thì phòng cô dạy học sinh rộng khoảng 10m vuông vậy mà mỗi ca học,cô dạy từ 30 đến 35 cháu. Cháu tôi đi học về bảo nóng và chật kinh khủng. Nhà cô N. thì cũng không khá hơn.

Nhà nước ta đang tìm cách giảm tải cho học sinh cấp 1 thì các cô giáo ở đây đang đi ngược lại chính sách của nhà nước và tìm cách bóc lột học sinh. Khi đến khu vực nhà hai cô để tìm hiểu tôi con nghe được câu chuyện như sau: năm 2009,cô D. thu của các cháu là 15.000đồng/1 buổi, đến năm 2010,cô tăng giá lên 25.000đồng/1 buổi kèm theo lời giải thích la năm ngoái em thu 15.000đồng bị các cô khác mắng là phá giá nên năm nay em tăng giá cho các cô đỡ nói (?!)

Thật sự khi nghe đến đây, tôi rất buồn. Thế hệ trẻ của chung ta đang được giao vào tay ai thế này? Các cô giáo trẻ bây giờ có đầu óc kinh doanh quá, lương tâm nghề giaó các cô đánh rơi hết rồi. Không biết thầy hiệu trưởng có biết việc làm của các cô này không? Được biết ngành giáo dục nước ta không cho phép dạy thêm, nhưng dường như các cô giáo này vẫn cố tình không biết và đang tìm mọi cách để kiếm tiền.

Trẻ em là đối tượng cần được quan tâm,chăm sóc và bảo vệ.Những người dạy các em phải là những người có tư cách đạo đức và tình người. Kiếm tiền là việc không ai cấm nhưng kiếm tiền như các cô giáo trường tiểu học V.X.T là điều không thể chấp nhận và cần phải lên án.

  • Bạn đọc Thiện Nhân

  • Cẩm Quyên (Tổng hợp)
Bài 1:
,

– Lương thấp, nhưng tại các thành phố lớn, không ít những giáo viên sống sung túc hoàn toàn bằng nghề!

“Chân ngoài” dài hơn “chân trong” mấy chục lần?

Tiểu học K.D là một trường luôn nằm trong tầm ngắm của nhiều phụ huynh khi có con bắt đầu vào lớp 1. Trên các diễn đàn, rất nhiều thông tin liên quan đến trường này được các phụ huynh truyền tai nhau, trong đó đáng chú ý nhất là muốn con vào được trường điểm này (xin học trái tuyến), ngoài “quan hệ” quen biết sẵn có, mỗi người phải mạnh tay móc hầu bao chi thêm 1.000 USD/suất.

Còn với các giáo viên dạy các bộ môn, cách tăng thu phổ biến là dạy thêm (dưới mọi hình thức: dạy thêm ở nhà riêng, dạy thêm tại trường, dạy thêm ở các trung tâm, vv…). Tuy nhiên, không chỉ có giáo viên trực tiếp giảng dạy mới có thể tăng thu nhờ dạy thêm mà ngay cả những người làm quản lý giáo dục trong các trường học cũng hưởng lợi lớn từ việc này.

Trong đề tài “Nghiên cứu những hiện tượng tiêu cực trong dạy thêm - học thêm và đánh giá hiệu quả các giải pháp quản lý đối với các hiện tượng tiêu cực đó trong giáo dục phổ thông ở TP.HCM” tiến hành năm 2004 của TS Nguyễn Thị Quỵ (Viện Nghiên cứu Giáo dục, ĐHSP TP HCM), một số liệu cho thấy có 45,3% học sinh ở TP HCM học thêm ở trường.

Với hình thức dạy thêm ở trường, trong số tiền học thêm mà học sinh phải đóng có một khoản tiền gọi là “Quản trị phí”. Ban lãnh đạo trường có thể thu đến 15%-20% (và có nơi đến 40%) số tiền học phí học thêm, và khoản thu này gọi là "quản trị phí". Ban giám hiệu hưởng quản trị phí này, tính ra có thể đến mấy chục triệu đồng một tháng cho mỗi người!

Sau giờ học chính trên trường là giờ học thêm bên ngoài (Ảnh minh họa: C.Q)

Còn đối với thu nhập của giáo viên từ việc dạy thêm hiện nay, theo khảo sát của VietNamNet, mức này phụ thuộc các yếu tố như: Môn học, cấp học, độ “nổi tiếng” của các thầy cô, …

Đối với việc dạy thêm ở trường, thông thường các thầy cô có thu nhập thêm từ 3-5 triệu đồng/tháng. Nghiên cứu năm 2004 của TS Quy cũng cho thấy: Ở các thành phố lớn, mức thu trung bình qua dạy thêm của một giáo viên có thể đến 4-6 triệu/tháng, ở những chỗ khác có thể là 1-3 triệu/tháng.

Nhưng với những thầy cô đã có tiếng một chút thì hình thức dạy thêm phổ biến là dạy thêm ngay tại nhà hoặc lập nhóm để dạy thêm một cách quy mô.

Tại một trong những trường THPT “danh giá” của Hà Nội là HN-Ams, không học sinh nào không biết tiếng cô V.A, thầy V. dạy toán, cô N. dạy văn. Không chỉ tự tổ chức lớp học tại nhà riêng, hiện nay, nắm được nhu cầu học theo khối của học sinh, đã có những nhóm thầy cô mà mỗi người là người dạy khá/giỏi nhất một môn ở trường đã tự lập thành một nhóm rồi tổ chức dạy các môn như Toán, Văn, Anh cho học sinh có nhu cầu.

Các lớp học này trên phố Núi Trúc luôn đông đúc nhưng không ai không muốn vào. Bởi đây đều là những thầy cô dạy tốt nhất trường đứng ra mở lớp.

Theo tìm hiểu của VietNamNet, thù lao cho một ca dạy thêm một lớp từ 50-60 học sinh tại đây không có giá dưới 1 triệu. Thậm chí, có một số giáo viên trong trường này còn “rỉ tai” nhau về mức thu nhập 60-70 triệu/tháng (gồm cả dạy thêm tập trung lẫn dạy tại nhà) của những giáo viên có chuyên môn rất tốt này.

Với một thầy giáo dạy Toán có tiếng ở trường THPT K.L, nơi khá nhiều học sinh THPT đang theo học thì chỉ cần chậm chân là thầy đã không nhận bởi lớp học luôn trong tình trạng quá tải. Thầy thường duy trì lớp với sĩ số khoảng 12-15 học sinh, mỗi buổi học kéo dài 2 tiếng, giá mỗi buổi học là 600 ngàn đồng. Dạy kín cả tuần vào các buổi chiều tối (6h-8h), tính sơ sơ mỗi ngày 1 buổi thì thu nhập 1 tuần của thầy là trên 4 triệu đồng. Tính cả lương tháng, phụ cấp đứng lớp và thu nhập từ việc dạy thêm ở nhà của thầy giáo này cũng rơi vào khoảng 20 triệu đồng.

Mô tả ảnh.

Chạy sô dạy thêm ở các lò luyện là cách tăng thu được nhiều giáo viên, giảng viên lựa chọn (Ảnh minh họa: VNN)

Ngoài ra, các thầy cô có tiếng cũng có thể đi dạy ở các trung tâm dạy thêm. Học sinh học thêm ở các trung tâm ở HN thường rỉ tai nhau về thầy T.V.B, dạy chuyên toán một trường ở quận Hà Đông, nổi tiếng về việc “chạy sô” dạy thêm và theo mô tả của học sinh thì thầy chuyên nghiệp đến độ “từ lúc bước vào lớp đến lúc ra về thầy chỉ nói và viết, sau đó ra về, cả buổi thậm chí không nhìn xuống lớp”.

Có những ngày thầy B. dạy thêm đến 3 ca ở trung tâm mà giá mỗi ca như thế cũng không dưới ít nhất là 500 ngàn đồng. Nếu duy trì được nhịp độ này, mỗi ngày thầy B. thu về 1,5 triệu. Tính ra, một tháng thu nhập của thầy B. đã gấp mấy lần cả năm lương Nhà nước trả thầy ở trường thầy đang công tác.

Theo những người công tác lâu năm trong ngành giáo dục, những trường hợp có thu nhập cao như thầy B. ở trên “không hiếm tí nào”, bởi nhu cầu học tập của xã hội ngày càng lớn với nhiều mức độ và hình thức khác nhau!

Ngay từ năm 2004, nghiên cứu về thực trạng dạy thêm học thêm ở TP HCM đã cho thấy một thông tin đáng chú ý: có thầy nổi tiếng có tháng kiếm được đến 200 triệu đồng qua dạy thêm nhờ mật độ dạy thêm dày đặc!

Ngao ngán nhìn lương

Tổng thu nhập thực tế của một số thầy/cô dạy Toán, Văn tại trường HN-Ams có khả năng “gây sốc” cho giới giáo viên nhưng lương Nhà nước trả họ cũng rất “thường thường”: Thầy V. đã gần 50 tuổi, lương cũng chỉ được 3,6 triệu/tháng. Còn cô V.A năm nay đã gần về hưu nhưng lương cũng chỉ vỏn vẹn 3,9 triệu/tháng.

Tại một trong những trường điểm của Hà Nội là Tiểu học K.D, có những giáo viên sinh năm 1971 vẫn đang nhận mức lương 1,3 triệu/tháng. Ngay cả Hiệu trưởng của trường Tiểu học này năm nay đã 48 tuổi, công tác trong ngành được trên 20 năm mức lương (đã bao gồm cả phụ cấp chức vụ) cũng chỉ vỏn vẹn 3,4 triệu đồng/tháng. Còn lại đại đa số đều dừng ở mức trên 2 triệu đồng/tháng.

Thâm niên hơn Hiệu trưởng trường Tiểu học K.D 10 năm nhưng Hiệu phó trường Tiểu học K.L, một trong những trường tiểu học top đầu của TP Hà Nội, cũng dừng ở mức gần 3,7 triệu/tháng (đã bao gồm phụ cấp chức vụ), tức chênh nhau 300 ngàn/tháng. Số giáo viên có mức lương trên 3 triệu/tháng ở trường này chỉ đếm trên đầu ngón tay và đó đều là những người đã sắp nghỉ hưu.

Các trường THPT, do được thực hiện nghị định 43 về tự chủ tài chính, thu nhập của giáo viên có tăng thêm một chút (khoảng 300 đồng/tháng).

Với trường mầm non, tiểu học, THCS thì ngoài lương và phụ cấp đứng lớp (30%) do ngân sách Nhà nước chi trả không có thêm các khoản thu nào vì không thực hiện tự chủ tài chính.

Tại trường Tiểu học Cát Linh (quận Đống Đa, Hà Nội), bằng các cách tiết kiệm chi phí, kết hợp với việc mở dịch vụ dạy tiếng Anh Phonics – LBUK và thu tiền học phí, ông Đỗ Quang Hợp, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Khoản dư thừa do tiết kiệm, không sử dụng hết ngân sách nhà nước và khoản thu học phí học tiếng Anh này không phải được dùng để tăng thu cho giáo viên mà cho vào quỹ bình ổn lương dịp nghỉ hè hoặc tạo điều kiện để cho cán bộ công nhân viên nhà trường được đi nghỉ mỗi năm một lần vào dịp hè”.

Cũng theo ông Hợp, ngoài dịch vụ học tiếng Anh như trên, trường tiểu học cát Linh không có thêm bất kỳ một dịch vụ xã hội hóa giáo dục nào để tăng thu cho giáo viên.

“Có cái gì đó không ổn”

“Phải nói những thầy cô kiếm tiền giỏi là những người có chuyên môn giỏi, họ xứng đáng được đãi ngộ cao. Xã hội lại có nhu cầu thì dạy thêm – học thêm là tất yếu và bản chất của nó cũng không có gì xấu. Nhưng nhìn ở khía cạnh khác, tôi thấy cái tâm của giáo viên hiện nay đã bị tiền làm cho thay đổi nhiều rồi.

Ngày nay chúng ta khó mà tìm được những thầy cô nghèo mà vẫn hết lòng hết sức như cái thời học phổ thông của GS Ngô Bảo Châu nữa. Ngay tại ngôi trường nổi tiếng, danh giá mà tôi đã từng dạy, phải nói các thầy cô có nhiều học sinh kéo đến học thêm đúng là dạy giỏi thật, nhưng trên lớp họ dạy qua loa thôi, dạy cầm chừng để kéo học sinh đến lớp học thêm. Ai không đi thì điểm sẽ kém”, một giáo viên đã nghỉ hưu (đề nghị giấu tên) đã thẳng thắn bộc bạch.

Mô tả ảnh.
Từ thực tế trên, vị giáo viên đã nghỉ hưu nhìn nhận: “Những khoản thu khổng lồ như thế, chúng ta không kiểm soát được. Có quá nhiều thứ không ổn, không minh bạch trong chuyện dạy thêm học thêm hiện nay”.

Cũng theo vị giáo viên này, để chứng minh được giáo viên dạy cầm chừng trên lớp để kéo học sinh đến lớp học thêm là vô cùng khó. Thế nào là dạy cầm chừng? Thế nào là dạy qua loa? .. Chỉ có học sinh là đối tượng duy nhất đánh giá được thầy cô đó đã dạy mình trên lớp khác với dạy mình ở chỗ học thêm như thế nào.

Nhận định này cũng khá trùng hợp với kết quả khảo sát năm 2004 tại TP HCM cho thấy có tới gần một nửa (chiếm 44,2%) số học sinh được hỏi cho rằng học thêm thực chất là học kỹ hơn các nội dung đã học trên lớp, để hiểu rõ hơn những kiến thức và kỹ năng chưa được giảng dạy và luyện tập kỹ trong giờ học chính khóa.

Trong khi đó, có 1/4 giáo viên được hỏi trong đợt khảo sát này (chiếm 25,9%) cũng đã thừa nhận rằng việc dạy thêm tràn làn như hiện này đã “dẫn đến những tiêu cực ở một số giáo viên”.

Những tiêu cực đó là: phân biệt đối xử giữa học sinh có đi học thêm và không đi học thêm; không dạy hết chương trình quy định mà đem một phần chương trình vào dạy trong giờ học thêm.

Đặc biệt, khi lương chính thức thì quá thấp nhưng thu nhập do dạy thêm quá cao (bằng nhiều lần lương chính thức) thì dạy thêm lúc này không chỉ là một biện pháp tăng thu nhập mà đã trở thành một công việc hấp dẫn, hấp dẫn hơn cả việc dạy chính trên lớp khiến giáo viên lơ là nhiệm vụ của mình hoặc làm qua quýt cho hoàn thành nghĩa vụ.

  • Cẩm Quyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét