Bin Laden - điệp viên CIA?

Chủ nhật, 12/09/2010 | 00:38GMT+7
NHÌN LẠI VỤ KHỦNG BỐ 11-9

Trùm khủng bố Osama Bin Laden không còn là một kẻ xa lạ với thế giới nhưng có lẽ chẳng mấy ai biết được vai trò quan trọng của y đối với nước Mỹ

Cho đến nay, trùm khủng bố Osama Bin Laden vẫn là kẻ bị truy nã số 1 của nước Mỹ. Thế nhưng, nhà cách mạng cao tuổi nhất thời đại chúng ta là Fidel Castro đã tuyên bố rằng thủ lĩnh tổ chức khủng bố Al-Qaeda này là điệp viên của CIA (nhật báo Granma của Đảng Cộng sản Cuba số ra ngày 27-8).
Cựu chủ tịch Fidel cho rằng cựu tổng thống Mỹ George Bush đã sử dụng thủ lĩnh Al-Qaeda bất cứ khi nào cần thiết để làm gia tăng sự sợ hãi. Cựu chủ tịch Cuba nói rằng ông biết điều đó vì ông đã đọc tài liệu WikiLeaks công bố trên mạng internet gần đây.
Kẻ khủng bố cần thiết
Nhà cách mạng Fidel Castro nhận xét: “Cứ mỗi lần ông George Bush khơi dậy nỗi sợ và có những bài phát biểu quan trọng, Osama Bin Laden lại xuất hiện với những lời lẽ đe dọa, trong đó y nói về những việc mà mình định làm. Ông Bush chưa bao giờ thiếu vắng sự ủng hộ của Bin Laden. Y là thuộc cấp, là điệp viên CIA”. Nhà Trắng chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về nhận định trên của nhà lãnh đạo Cuba.
Trang web News Info (Nga) khẳng định điều dễ hiểu là tên khủng bố số 1 trên thế giới này cần thiết cho nước Mỹ. Nếu không có y, thật khó có thể khơi mào các cuộc chiến.
Ở thời đại chúng ta, bóng ma chủ nghĩa khủng bố mang gương mặt Bin Laden ám ảnh khắp thế giới và không thể nào chế ngự được. Nó có mặt khắp nơi và cũng chẳng ở đâu cả. Osama và Al-Qaeda là hai anh em song sinh. Trong khi đó, điều đáng nói là tổ chức khủng bố Al-Qaeda không có tên trong các danh sách của Liên Hiệp Quốc.
Có khi nào một điệp viên lại rời khỏi tổ chức trong lúc đang được trọng dụng chăng? Dĩ nhiên là không. Chỉ đơn giản là anh ta được chuyển sang một hướng khác, hướng đối nghịch. Osama Bin Laden là một trường hợp như vậy.
Trong một cuộc phỏng vấn, Omar Bin Laden – con trai Osama Bin Laden – đã so sánh số phận cha mình với số phận của Manuel Noriega (cựu tướng lĩnh và nhà độc tài quân sự của Panama).
Trước đây, trong cuộc chiến chống Liên Xô, Osama Bin Laden đã từng được gọi là vị anh hùng. Sau đó, vào thập niên 1990, sau khi các sứ quán Mỹ bị tấn công, vai trò của y đã thay đổi. Người ta gọi y là kẻ khủng bố, nhưng là một kẻ khủng bố có thể mang lại nhiều lợi ích hơn thiệt hại.
Ngày nay, Osama Bin Laden được xem là một trong những người nổi tiếng nhất thế giới bởi vì y đã biết tổ chức các cuộc tấn công khủng bố phức tạp ngày 11-9-2001.
Một góc Lầu Năm Góc sau khi một máy bay lao vào ngày 11-9-2001. Ảnh: AP


Vì sao ư? Đơn giản là người ta đã buộc y phải nhận lãnh trách nhiệm về tội ác đó. Nhà phân tích người Nga Vladimir Anokhin cho biết ông đã nghiên cứu rất kỹ tình huống ngày 11-9. Ông nhận định: Thật là một điều hoàn toàn nực cười khi người ta nghĩ ra tình huống một kẻ lẩn trốn ở vùng núi non, với nỗi lo sợ bị bắt, đã vạch ra kế hoạch tấn công phức tạp nhất bằng các máy bay.
Dĩ nhiên, nếu là một điệp viên CIA, Osama có tầm ảnh hưởng cao độ đối với thế giới Hồi giáo. Nhờ y, chính quyền Mỹ đã làm thay đổi tiến trình lịch sử thế giới đầu thế kỷ XXI. Hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq cũng nằm trong những đổi thay như thế. Bây giờ, Mỹ lại cần Osama trong vấn đề Iran. Có thể trong thời gian sắp tới đây, y sẽ lại phát biểu với lời đe dọa rằng một quả bom nguyên tử của Iran sắp sửa được thả xuống Washington.
Kẻ bị truy nã không thể bắt

Nhà tài trợ khủng bố

Năm 1994, lần đầu tiên viết về Osama Bin Laden, báo The New York Times mô tả y là một nhà đầu tư tài chính Ả Rập Saudi giàu có cung cấp tiền cho các tổ chức nổi dậy từ Algeria đến Ả Rập Saudi. Hai năm sau, báo này đăng một bài lớn viết về vai trò của các doanh nhân Ả Rập Saudi trong việc tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố, trong đó phần lớn viết về Bin Laden. Bài báo này viết: “Các giới chức ở một số quốc gia, trong đó có Mỹ, nói rằng tiền của Bin Laden cũng như tiền do y huy động được dùng để chi cho các hoạt động khủng bố ở châu Âu, châu Phi và Trung Đông chống lại Mỹ và các nước phương Tây khác”.

Osama Bin Laden được sử dụng một cách rất tích cực. Thực tế là Mỹ đã gây áp lực chính trị lên nhiều quốc gia dưới chiêu bài đấu tranh với chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Đồng thời, đã xảy ra những thay đổi nghiêm trọng ở các cơ quan an ninh trên thế giới và trong các đạo luật về chống khủng bố.
Thế nhưng, cũng theo trang web News Info, số người tham gia tổ chức khủng bố Al-Qaeda đang tăng lên. Điều đó đặc biệt có thể nhận thấy qua các sự kiện xảy ra trong những năm qua ở Somalia. Hơn nữa, tất cả hậu quả kể trên có sự liên hệ với trách nhiệm chính trị về sự kiện ngày 11-9-2001 và với cá nhân Osama Bin Laden.
Tuy nhiên, vì sao Mỹ cần điều đó? Vấn đề thật đơn giản. Người ta cần có một hình ảnh kẻ thù để đoàn kết toàn dân lại. Và đó là Osama hoặc bất cứ cái tên nào khác – điều đó không quan trọng. Đối với phương Tây, thế giới Hồi giáo thật khó hiểu và cũng nguy hiểm. Vì thế, một điệp viên từ phía đối phương là cực kỳ quan trọng. Cũng chỉ vì lý do đó mà Osama vẫn không bị bắt.
Người ta còn nhớ trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2004-2008 diễn ra vào năm 2004, ứng cử viên John Kerry đã tố cáo tổng thống George W. Bush để cho Bin Laden thoát khỏi vùng núi Tora Bora ở Afghanistan, trong khi Mỹ hoàn toàn có thể mở một chiến dịch săn lùng và bắt sống hay tiêu diệt trùm khủng bố này.
Thêm vào đó, trong những năm sau khi xảy ra cuộc tấn công khủng bố ngày 11-9, Chính phủ Mỹ đã không chỉ có thể tiêu diệt được Osama Bin Laden mà thậm chí còn có thể xâm nhập tổ chức do y thành lập. Các chuyên gia ước tính kể từ năm 2001, Osama Bin Laden đã gửi đi hơn 60 thông điệp trên mạng. Trong tình hình đó, vì sao người ta không bắt Osama? Bất cứ cơ quan an ninh nào cũng có thể làm được việc đó.
Nhưng không, đối với Mỹ, Osama là “thân chủ” số 1. Nhà phân tích Vladimir Anokhin nhấn mạnh: Fidel cực kỳ đúng đắn khi gọi y là điệp viên CIA.
Ngô Sinh

Bằng chứng rúng động thế giới: Bin Laden làm việc cho Mỹ
,

Cựu phiên dịch viên của FBI, Sibel Edmonds vừa mới tiết lộ một tin động trời trên kênh phát thanh Brad Friedman: Bin Laden đã từng làm việc cho Mỹ đến tận ngày 11/9.
Trong buổi phỏng vấn trên, Sibel cho biết nước Mỹ đã duy trì “những mối quan hệ thân thiết” với Bin Laden và quân Taliban cho đến tận ngày 11/ 9.
Mô tả ảnh.
Cựu phiên dịch viên của FBI, Sibel Edmonds (Ảnh: Internet).

“ Những mối quan hệ thân thiết” này bao gồm cả việc dùng Bin Laden để “ hoạt động” ở Trung Á và cả khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Những “ hoạt động” này có liên quan đến việc sử dụng quân Al Qaeda và Taliban chính theo cách mà Mỹ “đã áp dụng trong trời kì xung đột Afghan và Xô-Viết”, đó là: Mỹ ủy quyền cho Al Qaeda và Taliban để chiến đấu với các “ kẻ thù”.

Theo Sibel, mối quan hệ giữa Mỹ và Bin Laden có liên quan tới Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ ủy quyền cho Thổ Nhĩ Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ lại ủy quyền cho Bin Laden và Taliban, cùng với các lực lượng khác tiến hành khủng bố quân sự. Điều này có thể được chỉ ra ở nhiều điểm.
Osama Bin Laden
Osama Bin Laden
Thứ nhất là tham vọng kiểm soát Trung Á của Mỹ
Mỹ kiểm soát Trung Á nhằm nắm được những nguồn cung cấp năng lượng rộng lớn và các thị trường mới về thiết bị quân sự tại đây.

Mỹ muốn tránh để lại dấu vết liên quan đến các hoạt động đó để không phải đối mặt với các cuộc nổi loạn ở Trung Á (U-dơ-bê-kix-tan, Ai-dắc-bai-zan…) hay những rắc rối với Trung Quốc và Nga, nên đã dùng con rối Thổ Nhĩ kỳ làm ủy quyền. Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh trong NATO, có uy tín rất lớn trong khu vực Trung Á. Đại đa số dân cư vùng này có văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo như người Thổ Nhĩ Kỳ. Đến lượt mình, Thổ Nhĩ Kỳ lại lôi kéo Taliban và al Qaeda tham gia với lý do hiện thực hóa giấc mơ về vương quốc thống nhất của người hồi giáo.

Các mối quan hệ này dẫn đến nhiều hoạt động vụng trộm bất hợp pháp kéo dài cả thập niên ở vùng Trung Á của một nhóm người Mỹ, hòng mở rộng ngành công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp quân sự.
Tiếp theo là vụ việc người Uighur ở Tân Cương, Trung Quốc.

Sibel đã từ chối viết về tình trạng hiện nay ở Tân Cương vì không muốn nói thẳng ra là dấu tay của người Mỹ có ở khắp mọi nơi trên vùng đất này.

Sibel không phải là người duy nhất nhận ra điều này. Eric Margolis, một trong những nhà báo xuất sắc nhất miền Tây, chuyên đưa tin về các vấn đề ở Trung Á, cũng đã cho biết: “Quân nổi dậy Uighur đã được huấn luyện tại các trại quân sự Afghanistan cho đến tận năm 2010, dưới sự giúp đỡ của CIA. Afghanistan không phải là điểm nóng của quân khủng bố, mà là Trung Á, với rất nhiều đội quân đặc công, quân du kích được huấn luyện cho những mục đích đặc biệt.”

Việc này minh họa điều mà Henry Kissinger từng nhắc tới: nguy hiểm hơn việc trở thành kẻ thù của Mỹ chính là làm đồng minh của Mỹ.

Thứ ba là triển lãm ảnh Rogues

Năm ngoái, Sibel đã nghĩ ra một cách rất thông minh để phơi bày các hoạt động tội phạm mà cô bị cấm tiết lộ với công chúng: xuất bản một bộ ảnh 18 bức về các những nhân vật có liên quan đến những hoạt động mà Sibel đang muốn vạch trần.

Xuất hiện trong bộ ảnh đó có Anwar Yusuf Turani, được gọi là “ Tổng thống lưu vong” của Tân Cương. Một nhân vật khác là Sibel là Graham Fuller- là người được dùng để lập nên “chính quyền lưu vong” đòi ly khai củaTurani.

Bên cạnh đó, vụ việc Susurluk có thể giải thích phần nào khả năng có mối liên hệ giữa Mỹ và Bin Laden.
Từ lâu chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã có lịch sử kết hợp các vấn đề của chính phủ với khủng bố, buôn thuốc phiện và các hoạt động tội phạm khác. Việc này được phơi bày rõ nhất sau vụ tai nạn xe hơi tại thị trấn Susurluk, Thổ Nhĩ Kỳ năm 1996.

Trong số các nạn nhân của vụ tai nạn, có một nghị sĩ quốc hội, một cảnh sát trưởng, một hoa hậu và cả một tên trùm khủng bố có tên là Abdullah Catli. Kiểm tra các giấy tờ tùy thân, cảnh sát phát hiện ra rằng Abdullah Catli đang bị Interpol truy nã, nhưng tên này lại đang có hộ chiếu ngoại giao được ký bởi chính bộ trưởng bộ nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này cho thấy có mối liên hệ khăng khít giữa chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và các tổ chức tội phạm.

Sibel cho biết: “ Một vài nhân vật chủ chốt có liên quan trong vụ Susurluk cuối cùng đã chạy sang Chicago và dựng các trung tâm đầu não ở đây”.

Một nhân vật quan trọng khác, Mehmet Eymur, cựu Giám đốc trung tâm chống tội phạm của Thổ Nhĩ Kỳ cũng xuất hiện trong bộ ảnh của Sibel. Eymur được sống lưu vong tại Mỹ. Ngoài ra còn có Marc Grossman - từng là đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng được Sibel đưa vào bộ ảnh.

Hoạt động tội phạm trong vụ Susurluk diễn ra khá giống với các hoạt động diễn ra tại Trung Á mà Sibel đã mô tả. Điểm khác biệt duy nhất là hoạt động này đã bị phơi bày ở Thổ Nhĩ Kỳ một thập niên trước, trong khi các cơ quan của chính phủ Mỹ, có cả truyền thông, thì lại che đậy được rất thành công những câu chuyện ở Trung Á.

Bằng chứng khác đó là các vụ việc tại Xec-bi-a, An- ba- ni và Cô-xô-vô.

Trung Á không phải là nơi duy nhất các nhà hoạch định chiến lược Mỹ có hứng thú làm việc cùng Bin Laden.

Xét về cuộc chiến tranh Xec-bi-a.

Richard Perle và Stephen Solarz (cả hai đều xuất hiện trong các bức ảnh của Sibel) đã cùng với các nhân vật có tên tuổi khác như Elliott Abrams, Kenneth Adelman, Frank Gaffney, Michael Ledeen, James Woolsey, và Morton Abramowitz thành lập nên một nhóm gọi là ‘ Ủy ban người Mỹ vì hòa bình ở Xec-bi-a” (ACPC). Về phần mình, Bin Laden đã đóng góp cho hội này 25 triệu USD, hàng ngàn lính đánh bộ, các chuyên gia quân sự và các các trại huấn luyện.

Người Mỹ cũng đã tỏ ra rất hứng thú với quân al Qaeda ở Cô –xô-vô và Albani.

Tất nhiên, cũng không có gì lạ thường khi diễn ra tình huống “ kẻ thù của kẻ thù là bạn ”. Nhưng mặt khác, trong một chế độ dân chủ minh bạch, người Mỹ luôn mong sẽ hiểu rõ mọi nguyên nhân dẫn đến sự kiện 11/9. Ủy ban 11/9 được coi là sẽ cung cấp các thông tin chính xác về sự kiện này.

Và việc chính phủ Mỹ cương quyết yêu cầu giữ kín một số thông tin càng làm sáng tỏ hơn mối quan hệ ngầm này.

Hiện Sibel được coi là người phụ nữ “ bị bịt miệng” nhiều nhất nước Mỹ. Cô đã bị các đặc viên chính phủ chú ý đến 2 lần: lần đầu là bản khai 3.5 tiếng của cô gửi tới ủy ban 11/9 đã bị chặn lại và rút ngắn xuống chỉ còn vài từ đơn lẻ.

Theo Sibel, điều này càng làm sáng tỏ việc Mỹ dùng Bin Laden và Taliban ở Trung Á và Tân Cương. Khi yêu cầu Sibel giữ bí mật các thông tin của cô, chính phủ Mỹ đã giải thích đó là vì các vấn đề ngoại giao nhạy cảm. Sibel cho rằng đó chỉ là cách chính phủ tự bảo vệ mình.

Như vậy, từ các bằng chứng trên, có thể thấy đã có thông tin rất rõ ràng rằng một vài người đặc biệt ở Mỹ đã hợp tác với Bin Laden cho đến tận khi diễn ra sự kiện 11/9.

Hiểu được nguyên nhân của điều này là rất quan trọng: người Mỹ đã hợp tác với các tổ chức tội phạm trong nhiều năm hòng kiếm lợi nhuận từ các vụ giao dịch quân sự cũng như chiếm mỏ dầu.
Sự im lặng của chính phủ Mỹ về vấn đề này càng làm tăng thêm nhiều nghi ngại.

  • Lê Huyên (Theo Lukery).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét