>> Lúng túng tìm cách “định đoạt” số phận chú hải cẩu
>> Hải cẩu “lưu lạc” vào vùng biển Thừa Thiên - Huế
Hải cẩu đã được ra vùng xa bờ gần 100m để đảm bảo sức khỏe
Trước đó, chiều cùng ngày, anh Hoàng Văn Lưỡng, chủ nhân bắt được chú hải cẩu, đã ký vào biên bản chấp nhận bàn giao hải cẩu cho Sở NN & PTNT. Tuy nhiên, đến khi đoàn xuống nước tháo lồng nuôi hải cẩu và chuẩn bị bắt hải cẩu vào bao thì chị Trần Thị Thảo (35 tuổi, vợ anh Lưỡng) đã chạy xuống không đồng ý cho đưa hải cẩu đi.
Sau đó, những kẻ quá khích đã ném đá vào đoàn xe khiến 2 chiếc xe của Sở Nông nghiệp bị vỡ kính và hư phần mui.
Theo thông tin chúng tôi có được, nhóm ngư dân đang tìm cách “bảo vệ” hải cẩu, một phần để đòi quyền lợi từ hải cầu; mặc khác họ đang chờ những thương lái đưa ra những mức giá cao hơn với giá họ đã đòi chính quyền (15 triệu đồng).
Theo ông Việt, nếu Viện Hải Dương học Nha Trang vào Huế (trong chiều 17/9) và có ý mua con hải cẩu từ ngư dân thì Sở sẽ cho phép vì điều kiện sống lẫn sự chăm sóc của Viện sẽ đảm bảo cho hải cẩu có một đời sống tốt nhất.
“Nếu sức khỏe hải cẩu xấu đi trong những ngày tiếp theo, chúng tôi phải tìm cách bàn bạc với người dân Hải Dương đưa nó về vùng biển Thuận An, huyện Phú Vang dưới sự canh giữ của đồn biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An vì ở đây có chất lượng nước tốt, phù hợp hơn cho hải cẩu”.
Trao đổi với ông Lê Trường Lưu, PCT UBND tỉnh TT-Huế vào sáng 17/9, được biết, tỉnh đang nghiên cứu về cơ chế hỗ trợ ngư dân nếu tình hình quá căng thẳng. “Trong luật về buôn bán động vật hoang dã quý hiếm không có khoản phải trả tiền cho những người có công phát hiện, bắt giữ. Nhưng chúng tôi cũng phải xem xét vì đây là trường hợp rất hy hữu xảy ra tại tỉnh nhà”, ông Lưu nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét