09/10/2011 | 07:02:00
Ảnh minh họa (Nguồn: Holymoly)
Năm 1996, trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình, khi được người dẫn chương trình ngợi ca là “người sáng lập ra Apple và biến nó trở thành một công ty trị giá hàng tỷ USD,” Steve Jobs đã nói: “Tôi không nghĩ mình như vậy, những gì mà tôi làm trong cuộc đời mình, những gì tôi làm hiện giờ ở Pixar, đó cũng giống như là một đội thể thao, không phải do một người làm tất cả.”
Dĩ nhiên, chiếc iPod, iPhone hay iPad là sản phẩm của cả một tập thể các kỹ sư ở Apple, mình Jobs không thể làm nổi. Thế nhưng, người ta vẫn cứ mặc định ông là cha đẻ của những siêu phẩm công nghệ ấy, bởi đơn giản là ảnh hưởng của Jobs đối với chúng quá lớn. Và cũng bởi Jobs không chỉ góp phần tạo ra những thứ “đồ chơi” mang tính cách mạng, mà còn tạo ra một tầm nhìn, một triết lý kinh doanh, triết lý sống có sức lan tỏa cho cả những thế hệ sau này.
Cách suy nghĩ về Jobs như thế có lẽ cũng giống như trong bóng đá, khi nhiều người vẫn mặc định rằng một mình Diego Maradona đã đưa đội tuyển Argentina tới chức vô địch thế giới năm 1986 dù bóng đá bao giờ cũng được coi là một môn thể thao đề cao tính tập thể.
Trong bóng đá, mà cụ thể là trong làng bóng đá Argentina, có thể Maradona cũng là một Steve Jobs, bởi ông đã biến chiếc áo số 10 trở thành một huyền thoại, bởi những màn trình diễn đậm chất cá nhân ấy của Maradona đã thắp lên ngọn lửa say mê cho biết bao thế hệ sau này.
Nhưng cùng chính vì thế mà Maradona (vô tình) đã đặt lên vai những đám đàn em, con cháu của mình những gánh nặng ghê gớm, mà cụ thể là người kế thừa chiếc áo số 10 của Argentina bây giờ, Lionel Messi.
Gánh nặng ấy thể hiện rõ qua chuỗi 16 trận liên tiếp không ghi bàn cho đội tuyển (không tính giao hữu, chấm dứt bằng bàn thắng vào lưới Chile hôm 8/10) của Messi, cùng những thất bại liên tiếp từ World Cup 2010 cho tới Copa America 2011.
Tương tự, người kế nhiệm Steve Jobs ở Apple – Tim Cook, cũng đang phải mang trên mình cả một núi sức ép, nhất là khi chiếc iPhone 4S, dù mang nhiều tính năng vượt trội, nhưng vẫn cứ bị chê tơi tả (mà có lẽ cũng một phần nó không được giới thiệu bởi Jobs như các sản phẩm trước đó).
Câu hỏi đặt ra ở đây là Tim Cook và Messi sẽ làm những gì để gỡ bỏ những gánh nặng đó?
[Chuyện cuối tuần: Đại sứ, đại diện và phát ngôn]
Hôm qua, lần đầu tiên kể từ khi Jobs qua đời, Cook đã lên tiếng nói về người tiền nhiệm, và tuyên bố Apple vẫn sẽ đi theo tinh thần và triết lý mà Jobs đã tạo dựng.
Còn Messi, khi vừa đặt chân về tới Argentina chuẩn bị cho lượt mở màn vòng loại World Cup 2014, thì đã nói rằng “Không một cầu thủ nào một mình có thể giành được chiến thắng, dù là với đội tuyển quốc gia, Barcelona hay bất cứ đội bóng nào khác.”
Bởi trên đời này sẽ chỉ có một Steve Jobs, chỉ có một Maradona. Còn thể thao, cũng như trong kinh doanh, bao giờ cũng cần đề cao tính tập thể, cho dù người ta không thể phủ nhận vai trò của các cá nhân trong tập thể đó./.
Dĩ nhiên, chiếc iPod, iPhone hay iPad là sản phẩm của cả một tập thể các kỹ sư ở Apple, mình Jobs không thể làm nổi. Thế nhưng, người ta vẫn cứ mặc định ông là cha đẻ của những siêu phẩm công nghệ ấy, bởi đơn giản là ảnh hưởng của Jobs đối với chúng quá lớn. Và cũng bởi Jobs không chỉ góp phần tạo ra những thứ “đồ chơi” mang tính cách mạng, mà còn tạo ra một tầm nhìn, một triết lý kinh doanh, triết lý sống có sức lan tỏa cho cả những thế hệ sau này.
Cách suy nghĩ về Jobs như thế có lẽ cũng giống như trong bóng đá, khi nhiều người vẫn mặc định rằng một mình Diego Maradona đã đưa đội tuyển Argentina tới chức vô địch thế giới năm 1986 dù bóng đá bao giờ cũng được coi là một môn thể thao đề cao tính tập thể.
Trong bóng đá, mà cụ thể là trong làng bóng đá Argentina, có thể Maradona cũng là một Steve Jobs, bởi ông đã biến chiếc áo số 10 trở thành một huyền thoại, bởi những màn trình diễn đậm chất cá nhân ấy của Maradona đã thắp lên ngọn lửa say mê cho biết bao thế hệ sau này.
Nhưng cùng chính vì thế mà Maradona (vô tình) đã đặt lên vai những đám đàn em, con cháu của mình những gánh nặng ghê gớm, mà cụ thể là người kế thừa chiếc áo số 10 của Argentina bây giờ, Lionel Messi.
Gánh nặng ấy thể hiện rõ qua chuỗi 16 trận liên tiếp không ghi bàn cho đội tuyển (không tính giao hữu, chấm dứt bằng bàn thắng vào lưới Chile hôm 8/10) của Messi, cùng những thất bại liên tiếp từ World Cup 2010 cho tới Copa America 2011.
Tương tự, người kế nhiệm Steve Jobs ở Apple – Tim Cook, cũng đang phải mang trên mình cả một núi sức ép, nhất là khi chiếc iPhone 4S, dù mang nhiều tính năng vượt trội, nhưng vẫn cứ bị chê tơi tả (mà có lẽ cũng một phần nó không được giới thiệu bởi Jobs như các sản phẩm trước đó).
Câu hỏi đặt ra ở đây là Tim Cook và Messi sẽ làm những gì để gỡ bỏ những gánh nặng đó?
[Chuyện cuối tuần: Đại sứ, đại diện và phát ngôn]
Hôm qua, lần đầu tiên kể từ khi Jobs qua đời, Cook đã lên tiếng nói về người tiền nhiệm, và tuyên bố Apple vẫn sẽ đi theo tinh thần và triết lý mà Jobs đã tạo dựng.
Còn Messi, khi vừa đặt chân về tới Argentina chuẩn bị cho lượt mở màn vòng loại World Cup 2014, thì đã nói rằng “Không một cầu thủ nào một mình có thể giành được chiến thắng, dù là với đội tuyển quốc gia, Barcelona hay bất cứ đội bóng nào khác.”
Bởi trên đời này sẽ chỉ có một Steve Jobs, chỉ có một Maradona. Còn thể thao, cũng như trong kinh doanh, bao giờ cũng cần đề cao tính tập thể, cho dù người ta không thể phủ nhận vai trò của các cá nhân trong tập thể đó./.
Hoài Sa (Vietnam+)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét