Thứ tư 29/06/2011 08:27
Trát của ICC phát đi từ The Hague (Hà Lan) ngày 27-6 yêu cầu bắt giữ ông Gadhafi cùng con trai Seif al-Islam và trùm tình báo Libya Abdullah al-Senussi để điều tra về “những tội ác chống lại con người”. Theo ICC, ông Gadhafi cùng hai nhân vật này bị cáo buộc đã “sử dụng vũ lực không giới hạn để trấn áp người chống đối” khi các cuộc biểu tình bùng phát từ đầu năm nay tại Libya.
Như vậy, ông Gadhafi đã trở thành nguyên thủ quốc gia thứ hai trên thế giới bị ICC ra lệnh truy nã khi còn đương nhiệm. Trước đó, ICC đã phát lệnh bắt giữ Tổng thống Sudan Omar al-Bashir với những cáo buộc “phạm tội ác chiến tranh và chống lại nhân loại” vào tháng 3-2009.
Ông Gadhafi đang phải đối mặt với lệnh bắt giữ của ICC |
Tuy nhiên, cũng giống như trường hợp ông al-Bashir, lệnh truy nã với ông Gadhafi có thể chỉ là trên giấy bởi để thực hiện việc bắt giữ nhà lãnh đạo Libya là rất khó. ICC không có lực lượng cảnh sát quốc tế riêng mà chỉ dựa vào các quốc gia thành viên để thực thi lệnh bắt giữ nên hơn 2 năm qua ông al-Bashir vẫn thoải mái đi lại tại nhiều quốc gia.
Song chính quyền Libya đã ngay lập tức lên án mạnh mẽ lệnh bắt giữ của ICC. Bộ trưởng Tư pháp Libya Mohammed al-Gamudi cáo buộc lệnh truy nã của ICC thực chất chính là “vỏ bọc cho chiến dịch đánh bom của NATO nhằm ám sát ông Gadhafi”.
Rất đáng chú ý là lệnh bắt giữ ông Gadhafi được ICC đưa ra đúng vào ngày thứ 100 kể từ khi NATO tiếp nhận vai trò chỉ huy chiến dịch tấn công quân sự vào Libya từ Mỹ. Đã hơn 3 tháng thay Mỹ đứng mũi chịu sào song NATO vẫn bất lực trước thế bế tắc kéo dài của cuộc chiến.
Dù đã tung hết các quân bài có trong tay, từ những cuộc không kích ồ ạt để tiêu diệt binh lực quân chính phủ cho đến các cuộc không kích chính xác nhằm ám sát nhà lãnh đạo Gadhafi nhưng NATO vẫn chưa thể giải quyết cuộc chiến. Quân chống đối được NATO yểm trợ hết mình cũng không thể làm gì hơn để thay đổi cục diện trên chiến trường.
Trong bối cảnh đó, đối thoại được xem là một trong những lối thoát khả thi nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh đang khiến ngày càng nhiều thường dân Libya thiệt mạng vì bom đạn của cả hai phía. Là một tổ chức khu vực, Liên minh châu Phi (AU) đang tích cực đi đầu trong vai trò trung gian hoà giải dân tộc giữa hai bên đối đầu nhau tại Libya.
Sau những nỗ lực không mệt mỏi giữa hai bên tham chiến, một ủy ban đặc biệt của AU ngày 26-6 đã nhận được cam kết mang tính tích cực đầu tiên khi cả chính quyền Libya và Hội đồng Chuyển tiếp Dân tộc (NTC) của lực lượng đối lập ở nước này. Chính vì thế, Tổng thống Nam Phi Jacop Duma đã bày tỏ thất vọng về phán quyết của ICC chỉ một ngày sau đó. Thay mặt liên minh, ông Duma cho rằng lệnh bắt giữ của ICC đang hủy hoại nỗ lực của AU nhằm mở ra kênh đối thoại để giải quyết hoà bình cuộc xung đột tại Libya.
NATO "chắc mẩm"
Sau khi nghiên cứu hơn 1.200 tài liệu và 50 cuộc phỏng vấn, Tòa án hình sự quốc tế tuyên bố có đầy đủ bằng chứng về việc đại tá Gaddafi “ra lệnh thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào thường dân không có vũ khí tại Libya”.
Vì vậy, ICC sáng nay chính thức phát lệnh bắt giữ lãnh đạo Libya cùng hai nhân vật thân cận là con trai Saif al-Islam của ông và giám đốc cơ quan tình báo Abdullah al-Sanussi với cáo buộc liên quan đến các tội ác chống lại loài người.
“Lãnh đạo Gaddafi có sự kiểm soát tuyệt đối và rõ ràng đối với bộ máy nhà nước cũng như các lực lượng an ninh. Vì vậy, ông ta thiết lập và bố trí kế hoạch ngăn chặn cũng như đàn áp bằng mọi cách đối với các cuộc biểu tình của dân chúng”, thẩm phán chủ tọa Sanji Mmasenono Monageng cho hay.
Hàng nghìn người thiệt mạng trong xung đột kéo dài gần bốn tháng qua ở Libya và hơn 650.000 người mất nhà cửa. |
Bà Sanji Mmasenono Monageng cho biết thêm, trong khi đó, Sanussi sử dụng quyền lực đối với các lực lượng quân sự, chỉ huy các lực lượng ở Benghazi và trực tiếp ra lệnh cho quân lính tấn công dân thường biểu tình.
Nhà Trắng ngay lập tức hoan nghênh lệnh bắt của ICC và mô tả rằng đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy chế độ Gaddafi mất hết tính hợp pháp. Anh cũng chào đón lệnh bắt này và cho rằng những người còn ở lại với Gaddafi lúc này rồi sẽ bỏ nhà lãnh đạo này để chạy sang phe đối lập.
Nhiều nước tỏ ra hớn hở với quyết định bắt giữ Gaddafi của ICC. |
Trong khi đó, Italy và Pháp cùng cho rằng nhà lãnh đạo 69 tuổi không còn tương lai tại Libya. Còn Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen ra tuyên bố cho rằng, việc ICC ban lệnh bắt giữ ông Gaddafi chứng tỏ thời gian cho nhà lãnh đạo Gaddafi không còn nhiều.
"Quyết định của ICC một lần nữa chứng tỏ chế độ của Gaddafi đang ngày càng bị cô lập. Ông Gaddafi và những người thân tín nên hiểu rằng thời gian của họ đang trôi đi rất nhanh”, ông Anders Fogh Rasmussen hứng khởi tuyên bố.
Cùng lúc, Chủ tịch Hội đồng chuyển tiếp dân tộc (NTC) Libya Mustafa Abdel Jalil hoan nghênh lệnh bắt giữ ông Moammar Gaddafi. “Với lệnh bắt giữ ông Gaddafi về các cáo buộc liên quan tới tội ác chống lại loài người, công lý đã được thực hiện. Chúng tôi sẽ làm tất cả để có thể đưa ông ta ra tòa. Nếu có kẻ nào chứa chấp ông Gaddafi, chúng sẽ bị truy bắt và bị đưa ra trước công lý. Nhân dân Libya có thể thực thi phán quyết này”.
Gaddafi ‘chẳng sầu lo’
Tuy nhiên, dường như NATO và phe đối lập đã quá vội vàng khi có những tuyên bố kiểu “ăn mừng” như vậy.
Theo AP, về lý thuyết, lệnh truy nã này đủ tính pháp lý để khiến ông Gaddafi ngồi tù suốt quãng đời còn lại. Tuy nhiên, thực tế lại không đơn giản như vậy.
Suốt 100 ngày qua, ông Gaddafi cùng một số nhân vật thân tín sống cảnh “chui lủi”. Bất chấp sự truy đuổi gắt gao với các chiến dịch không kích quy mô lớn, NATO vẫn không thể tìm thấy dấu vết của lãnh đạo Libya. Tất cả những gì NATO có được là những tuyên bố cứng rắn của ông Gaddafi và thậm chí là cả hình ảnh ông bình thản ngồi đánh cờ với Chủ tịch Liên đoàn cờ vua quốc tế (FIDE) Kirsan Ilyumzhinov.
Đến cả một lực lượng liên quân hùng hậu còn phải bất lực trong việc truy tìm ông Gaddafi thì đây quả thực là một nhiệm vụ bất khả thi đối với một ICC không có lực lượng cảnh sát độc lập trong tay và vẫn phải lệ thuộc vào các quốc gia thành viên trong việc thực thi các lệnh bắt giữ.
Ngoài ra, theo quy định của tòa án quốc tế, chính quyền Libya có trách nhiệm bắt giữ ba nhân vật bị truy nã này và đưa họ về trụ sở của ICC để xét xử.
Tuy nhiên, Richard Dicker, giám đốc chương trình liên quan đến luật pháp quốc tế của Tổ chức theo dõi nhân quyền nhận định: “Không cần phải là một chuyên gia về luật pháp, bạn cũng có thể hiểu bối cảnh hiện nay không cho phép chính quyền Libya làm vậy”.
Ông Gaddafi vẫn nằm ngoài "tầm với" của ICC. |
Quả thực, ngay sau khi ICC ra lệnh bắt giữ ông Gaddafi, Chính phủ Libya kịch liệt phản đối. Bộ trưởng Tư pháp Libya Mohammed al-Gamudi cho rằng, lệnh bắt này chỉ là sự dọn đường để NATO tiêu diệt chế độ Gadhafi.
“Cái gọi là Tòa án hình sự quốc tế chỉ là vỏ bọc cho các chiến dịch của NATO. ICC chẳng có tính hợp pháp gì. Tất cả hành động của họ chỉ nhắm vào các lãnh đạo châu Phi”, người phát ngôn Chính phủ Libya Moussa Ibrahim khẳng định. Ông này nhấn mạnh, những hành động của NATO mới là “tội ác chiến tranh” và phải bị kiện lên các tòa án hình sự quốc tế.
Hơn nữa, ngay cả khi NATO đưa bộ binh vào Libya và có thể lật đổ được chế độ Gaddafi thì nhà lãnh đạo này cũng khó có thể bị sa lưới. AP cho rằng, còn nhiều nước có thể chấp nhận chào đón ông như Arab Saudi, Zimbabwe hay Angola. Thậm chí chuyên gia Dicker còn cho rằng, ông Gaddafi có thể sống ở ngoại ô Washington D.C bởi Mỹ không có bổn phận với ICC bắt giữ lãnh đạo này.
Ngoài ra, dù có "ngân sách" đến cả tỷ USD nhưng tòa án này vẫn từng bắt giữ được một tội phạm nào trong suốt 8 năm hoạt động. Năm 2009, Tổng thống Sudan Omar al-Bashir cũng nhận một lệnh truy nã tương tự ông Gaddafi song đến nay việc bắt giữ vẫn chưa được thực hiện và ông này vẫn có thể ung dung đi lại giữa Qatar, Chad và Ai Cập.
Thêm vào đó, Libya không phải là một trong những nước ký quy chế Rome thành lập ICC, do đó tòa án này không có quyền hành gì ở Libya.
Với những khó khăn không thể phủ nhận này, khả năng ICC phải “treo giò” lệnh bắt giữ lãnh đạo Gaddafi là rất cao. Và như vậy, những tháng ngày cầm quyền của ông Gaddafi chưa thể đi đến hồi kết.
>> Gaddafi không ra lệnh cưỡng hiếp ai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét