Chủ Nhật, 14.8.2011 | 06:51 (GMT + 7)
Công ty đánh giá tín nhiệm tín dụng S&P hạ một bậc mức tín nhiệm tín dụng của Chính phủ Mỹ từ hạng cao nhất AAA xuống mức AA+ tối thứ sáu (5.8.2011). Ngày giao dịch đầu tuần, thứ hai 8.8.2011, thị trường tài chính Mỹ chao đảo.
Giá vàng lại lập kỷ lục mới: Dân vẫn ồ ạt mua vàng
Ông Vũ Minh Châu: Cần có chế tài quản lý biên độ mua bán vàng
Giá vàng đã qua cơn "giông bão"
Vàng thế giới tăng cao - vàng trong nước tiến sát 46 triệu đồng/lượng
Kinh doanh vàng - Việt Nam bao giờ cũng thua
"Cuộc chơi" với vàng: Lợi đơn, thiệt kép
Giá vàng "bốc hơi" gần 1 triệu đồng/lượng
Ông Vũ Minh Châu: Cần có chế tài quản lý biên độ mua bán vàng
Giá vàng đã qua cơn "giông bão"
Vàng thế giới tăng cao - vàng trong nước tiến sát 46 triệu đồng/lượng
Kinh doanh vàng - Việt Nam bao giờ cũng thua
"Cuộc chơi" với vàng: Lợi đơn, thiệt kép
Giá vàng "bốc hơi" gần 1 triệu đồng/lượng
Chỉ số Dow Jones mất 635 điểm (giảm 5,55%), chỉ số Nasdaq giảm 6,90%, chỉ số S&P500 giảm 6,66%. Đó là ngày tồi tệ nhất kể từ 2008. Sự sụt giảm của thị trường Mỹ kéo theo sự sụt giảm của các thị trường khác. Và trong bối cảnh ấy giá vàng thế giới tăng lên là điều dễ hiểu.
Biến động thị trường thế giới ảnh hưởng ngay đến Việt Nam. Vàng tăng giá từ 41,7 - 41,8 triệu đồng/lượng (cuối tuần trước) lên trên 44 triệu đồng/lượng trong vòng một giờ giao dịch ngày thứ hai 8.8.2011, rồi lên 46,3 triệu/lượng - cao hơn giá thế giới 2 triệu đồng/lượng. Người dân đội mưa xô nhau đi mua vàng làm tắc nghẽn giao thông. Cơn hoảng loạn vàng từ Hà Nội lan sang TP.Hồ Chí Minh vào ngày hôm sau, 9.8. Giá càng lên người ta càng đổ xô đi mua và càng đẩy giá vàng lên nữa. Cái vòng luẩn quẩn rất quen thuộc được khởi động.
Rồi Ngân hàng Nhà nước trấn an bằng tuyên bố cho nhập khẩu 5 tấn vàng (có tin nói 10 tấn), và cái vòng luẩn quẩn dường như bị cắt và giá bắt đầu dịu dần xuống gần với giá thế giới.
Vàng được dùng làm tiền và phương tiện lưu trữ giá trị từ cổ xưa. Hầu như tất cả các nước đều có quy định chặt chẽ về kinh doanh vàng.
Thí dụ, tại Mỹ người dân được sở hữu vàng một cách hợp pháp cho đến 1933, sau đó vàng bị tịch thu; việc sở hữu và mua bán vàng của các cá nhân bị cấm cho đến tháng 8.1974. Quyền tịch thu vẫn tồn tại trong các trường hợp đặc biệt dưới Luật Khẩn cấp cứu viện Ngân hàng (Emergency Banking Relief Act). Hiện nay việc mua bán vàng miếng là hợp pháp trong các giao dịch tư, nhưng chủ yếu thông qua các ngân hàng và thị trường chứng khoán. Vàng được coi như một ngoại hối và được mua bán với tư cách ấy trên các thị trường chứng khoán và tài chính. Việc mua bán vàng được điều chỉnh bởi các quy định của thị trường chứng khoán; hoặc các quy định về thuế đối với mua bán tư nhân (với thuế suất lên đến 28% trên lợi nhuận) và mọi giao dịch trên 10 ngàn USD đều phải khai báo. Nói cách khác việc mua bán vàng được quản lý chặt chẽ.
Từ năm 1980 với sự phát triển của tin học, việc mua bán chứng khoán dễ tiếp cận hơn với đông đảo nhà đầu tư và đầu cơ. Các sản phẩm tài chính mới, các sản phẩm phái sinh (derivative), đối với các loại chứng khoán, ngoại hối (kể cả vàng) càng ngày càng phát triển. Sự lơi lỏng quản lý các sản phẩm mới này và việc kinh doanh chúng đã là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Người ta siết lại việc quản lý thị trường chứng khoán (trong đó có vàng) với việc thông qua luật Dodd-Frank có hiệu lực từ 21.7.2010.
Các nước phát triển khác cũng có các quy định chặt chẽ tương tự.
Tại Việt Nam, chúng ta chưa có các quy định phù hợp đối với kinh doanh vàng.
Mấy năm trước một số ngân hàng thương mại đua nhau mở “sàn vàng” và kiếm bộn tiền mà không có quy định pháp lý nào. Rồi Chính phủ phải ra lệnh dẹp bỏ các “sàn vàng”.
Việc mua bán vàng thỏi cũng được tranh cãi nhiều, song chưa có quy định nào dứt khoát. Đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị nghị định quản lý kinh doanh vàng nhưng cũng chưa đâu vào đâu.
Người ta xuất khẩu vàng để làm đẹp cán cân thương mại. Chuyện ấy cũng đã được nói nhiều và từ lâu. Nếu coi vàng như ngoại hối thì việc mua (nhập) hay bán (xuất) vàng ra khỏi Việt Nam không được coi là nhập hay xuất khẩu hàng hóa. Nói cách khác phần lớn trong số 2004 triệu USD xuất khẩu “đá quý, kim loại quý và sản phẩm” (chiếm đến 3,9% của tổng kim ngạch xuất khẩu) của bảy tháng đầu năm 2011 phải bị loại trừ khỏi tổng kim ngạch xuất khẩu, khiến cho cán cân thâm hụt thương mại thật xấu đi đáng kể.
Có thể thấy sự náo loạn của thị trường vàng trong nước vài ngày qua có ảnh hưởng của thị trường thế giới, nhưng các nhân tố nội địa vẫn là chính như vừa nêu ở trên.
Tình trạng vàng hóa của nền kinh tế là căn bệnh trầm kha. Tăng trưởng chủ yếu dựa vào yếu tố vốn. Lạm phát tăng cao. Thâm hụt thương mại ngày càng lớn. Lòng tin của người dân vào đồng Việt Nam bị xói mòn. Việc quản lý giao dịch vàng lỏng lẻo và các chính sách liên quan không tránh khỏi sự ảnh hưởng của các nhóm lợi ích. Không loại trừ việc “làm giá” các thủ thuật “đầu cơ” để đục nước béo cò, nhân cơ hội “biến động quốc tế”.
Có rất nhiều việc phải làm để cho những sự náo loạn thị trường như vậy không lặp lại. Quả là những thách thức lớn đối với ông Thống đốc mới của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ mới. Không thể né tránh việc cải cách triệt để nền kinh tế, trong đó có hệ thống tài chính ngân hàng.
Rồi Ngân hàng Nhà nước trấn an bằng tuyên bố cho nhập khẩu 5 tấn vàng (có tin nói 10 tấn), và cái vòng luẩn quẩn dường như bị cắt và giá bắt đầu dịu dần xuống gần với giá thế giới.
Vàng được dùng làm tiền và phương tiện lưu trữ giá trị từ cổ xưa. Hầu như tất cả các nước đều có quy định chặt chẽ về kinh doanh vàng.
Thí dụ, tại Mỹ người dân được sở hữu vàng một cách hợp pháp cho đến 1933, sau đó vàng bị tịch thu; việc sở hữu và mua bán vàng của các cá nhân bị cấm cho đến tháng 8.1974. Quyền tịch thu vẫn tồn tại trong các trường hợp đặc biệt dưới Luật Khẩn cấp cứu viện Ngân hàng (Emergency Banking Relief Act). Hiện nay việc mua bán vàng miếng là hợp pháp trong các giao dịch tư, nhưng chủ yếu thông qua các ngân hàng và thị trường chứng khoán. Vàng được coi như một ngoại hối và được mua bán với tư cách ấy trên các thị trường chứng khoán và tài chính. Việc mua bán vàng được điều chỉnh bởi các quy định của thị trường chứng khoán; hoặc các quy định về thuế đối với mua bán tư nhân (với thuế suất lên đến 28% trên lợi nhuận) và mọi giao dịch trên 10 ngàn USD đều phải khai báo. Nói cách khác việc mua bán vàng được quản lý chặt chẽ.
Từ năm 1980 với sự phát triển của tin học, việc mua bán chứng khoán dễ tiếp cận hơn với đông đảo nhà đầu tư và đầu cơ. Các sản phẩm tài chính mới, các sản phẩm phái sinh (derivative), đối với các loại chứng khoán, ngoại hối (kể cả vàng) càng ngày càng phát triển. Sự lơi lỏng quản lý các sản phẩm mới này và việc kinh doanh chúng đã là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Người ta siết lại việc quản lý thị trường chứng khoán (trong đó có vàng) với việc thông qua luật Dodd-Frank có hiệu lực từ 21.7.2010.
Các nước phát triển khác cũng có các quy định chặt chẽ tương tự.
Tại Việt Nam, chúng ta chưa có các quy định phù hợp đối với kinh doanh vàng.
Mấy năm trước một số ngân hàng thương mại đua nhau mở “sàn vàng” và kiếm bộn tiền mà không có quy định pháp lý nào. Rồi Chính phủ phải ra lệnh dẹp bỏ các “sàn vàng”.
Việc mua bán vàng thỏi cũng được tranh cãi nhiều, song chưa có quy định nào dứt khoát. Đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị nghị định quản lý kinh doanh vàng nhưng cũng chưa đâu vào đâu.
Người ta xuất khẩu vàng để làm đẹp cán cân thương mại. Chuyện ấy cũng đã được nói nhiều và từ lâu. Nếu coi vàng như ngoại hối thì việc mua (nhập) hay bán (xuất) vàng ra khỏi Việt Nam không được coi là nhập hay xuất khẩu hàng hóa. Nói cách khác phần lớn trong số 2004 triệu USD xuất khẩu “đá quý, kim loại quý và sản phẩm” (chiếm đến 3,9% của tổng kim ngạch xuất khẩu) của bảy tháng đầu năm 2011 phải bị loại trừ khỏi tổng kim ngạch xuất khẩu, khiến cho cán cân thâm hụt thương mại thật xấu đi đáng kể.
Có thể thấy sự náo loạn của thị trường vàng trong nước vài ngày qua có ảnh hưởng của thị trường thế giới, nhưng các nhân tố nội địa vẫn là chính như vừa nêu ở trên.
Tình trạng vàng hóa của nền kinh tế là căn bệnh trầm kha. Tăng trưởng chủ yếu dựa vào yếu tố vốn. Lạm phát tăng cao. Thâm hụt thương mại ngày càng lớn. Lòng tin của người dân vào đồng Việt Nam bị xói mòn. Việc quản lý giao dịch vàng lỏng lẻo và các chính sách liên quan không tránh khỏi sự ảnh hưởng của các nhóm lợi ích. Không loại trừ việc “làm giá” các thủ thuật “đầu cơ” để đục nước béo cò, nhân cơ hội “biến động quốc tế”.
Có rất nhiều việc phải làm để cho những sự náo loạn thị trường như vậy không lặp lại. Quả là những thách thức lớn đối với ông Thống đốc mới của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ mới. Không thể né tránh việc cải cách triệt để nền kinh tế, trong đó có hệ thống tài chính ngân hàng.
Nguyễn Quang A
Chủ Nhật, 14/08/2011 - 09:02
Ngân hàng Nhà nước đánh giá, lượng vàng trong dân hiện nay khoảng 300 - 500 tấn. Trong đó, số vàng mà các ngân hàng hiện đang giữ của người dân dưới hình thức tiết kiệm là hơn 2,4 triệu lượng (khoảng 100 tấn vàng).
>> Nhập 5 tấn vàng để "ứng cứu" thị trường trong nước
>> Nhập 5 tấn vàng để "ứng cứu" thị trường trong nước
Tuy nhiên, lượng vàng lưu thông trên thị trường ít bởi quy định hiện nay không cho phép các ngân hàng thương mại bán ra lượng vàng huy động, ngay cả khi thị trường khan hiếm.
Thị trường Việt Nam có thật khan hiếm vàng?
Ngày 11/8 vừa qua, 1 tấn vàng đã được nhập về tới Việt Nam. Để các doanh nghiệp nhập 5 tấn vàng, cần hơn 250 triệu USD.
Để giá trong nước liên thông thị trường vàng quốc tế nhưng không mất nhiều ngoại tệ, ông Trần Thanh Hải - tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh vàng Việt Nam (VGB), cho rằng trước mắt cần cho phép ngân hàng được phép bán vàng.
Đồng thời cho phép các đơn vị có kinh nghiệm thực hiện công cụ đối ứng vàng ra nước ngoài. Cụ thể, thay vì nhập 1 tấn vàng mất hơn 50 triệu USD, việc cho phép đối ứng ra nước ngoài với tỷ lệ ký quỹ chỉ vài trăm ngàn USD, và khi tất toán lệnh thì số USD này cũng không mất đi.
Khi thị trường vàng trong nước khan hiếm hàng đẩy giá cao hơn giá thế giới, các ngân hàng huy động vàng sẽ bán vàng ra can thiệp thị trường, thực hiện đối ứng ra nước ngoài với tỷ lệ ký quỹ rất thấp. Lúc này giá vàng sẽ giảm xuống một mức giá hợp lý, các ngân hàng sẽ thực hiện mua lại vàng trong nước và đóng lệnh đã mua ở nước ngoài.
Theo SGTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét