Tờ Sự thật (Pravda) của Nga vừa đăng bài bình luận về việc Ấn Độ và Mỹ sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với vấn đề biển Đông.
Dưới đây là nội dung bài viết:
Việt Nam không đơn độc trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Trong tương lai gần, hạm đội tàu khu trục của Ấn Độ sẽ tới biển Đông. Đây là một nhóm khu trục hạm có hệ thống điều khiển phòng thủ tên lửa.
Theo những báo cáo từ New Delhi cuối tháng 6/2011, Hải quân Ấn Độ có dự định đóng quân lâu dài ở biển Đông. Phía Ấn Độ đã có kế hoạch xây dựng sự hiện diện quân sự tại vùng biển này.
Theo thông báo chính thức của chính phủ Ấn Độ, sự hiện diện lâu dài ở biển Đông giúp Ấn Độ nâng cao vai trò của mình trong khu vực Đông Nam Á, nơi có đường vận chuyển hàng hải chiến lược từ Thái Bình Dương vào Ấn Độ Dương đi qua.
Cụ thể, phía Việt Nam sẽ cung cấp bến đỗ cho tàu chiến Ấn Độ cũng như căn cứ hải quân ở Nha Trang và vịnh Hạ Long. Ấn Độ cũng sẽ cung cấp viện trợ giúp Việt Nam phát triển lực lượng hải quân thông qua đóng tàu mới và huấn luyện thủy thủ Việt Nam.
Bằng động thái trên, Ấn Độ, một trong những đối thủ lớn của Trung Quốc trong khu vực đã cho thấy kế hoạch ngăn cản sự mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Tàu khu trục Ins-Mumbai của Ấn Độ từng cập Cảng Đình Vũ, Hải Phòng năm 2009 trong chuyến thăm Việt Nam. |
Trước đó, Trung Quốc không che giấu dã tâm thiết lập tầm kiểm soát trên toàn biển Đông cũng như những quần đảo nằm trong khu vực. Lý do dã tâm này ngoài đường vận chuyển hàng hải chiến lược còn có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên phong phú ở biển Đông.
Hiện tại, Trung Quốc đang kiểm soát quần đảo Hoàng Sa (chiếm từ Việt Nam năm 1974) và một số đảo chìm ở Trường Sa một các bất hợp pháp.
Trong 6 tháng đầu năm 2011, Trung Quốc đã có nhiều hành động khiêu khích với cả Việt Nam và Philippines. Mức độ căng thẳng tăng cao đến mức Manila phải kêu gọi sự hỗ trợ từ Washington cũng như gia nhập và phát triển mặt trận đoàn kết chống mối đe dọa từ Trung Quốc với các nước trong khu vực.
Nguyên nhân của việc Trung Quốc đẩy cao các căng thẳng là do áp lực từ việc giá xăng tăng cao cũng như cuộc thương lượng về giá gas giữa Trung Quốc và Nga không có nhiều tiến triển.
Mặc dù, hải quân Trung Quốc vượt trội so với Hải quân Việt Nam và Philippines nhưng căng thẳng tăng cao đã khiến nhiều quốc gia trong khu vực cảnh giác với Trung Quốc. Indonesia cũng bày tỏ lo ngại việc Trung Quốc dùng quần đảo Trường Sa làm bàn đạp để nhảy vào những quốc gia gần đó như Malaysia và Indonesia.
Với Ấn Độ, một lý do khác để nước này lo ngại sự mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc là Pakistan cung cấp cho Trung Quốc một căn cứ hải quân ở bờ biển nước này. (>> chi tiết) Trong trường hợp, sức mạnh của Trung Quốc ở biển Đông được tăng cường, Ấn Độ sẽ có nguy cơ "lưỡng đầu thọ địch".
Ca sĩ phía sau hậu trường
Tuy nhiên, thế giới cũng không nên quên về "ca sĩ phía sau hậu trường" khi nói về vấn đề biển Đông và Trung Quốc. Nước Mỹ đang đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng liên minh chống Trung Quốc với Ấn Độ.
Từ sau tháng 12/2007, nhiều quan chức Mỹ có ảnh hưởng, bao gồm cả giám đốc CIA đã thường xuyên đến thăm Việt Nam. Đối diện với sự đe dọa từ phía Trung Quốc, 2 bên đều thể hiện ý muốn quên đi bất bình trong quá khứ. Điều này càng làm rõ hơn khả năng hiện diện quân sự của Mỹ và Ấn Độ trong khu vực trong tương lai gần.
Cả Ấn Độ và Mỹ đều sẽ không giới hạn bản thân trong những cuộc gặp xã giao mà sẽ tiếp tục tiến hành đào tạo lực lượng hải quân Việt Nam. Điều này sẽ gây ra những phản ứng từ phía Trung Quốc như kêu gọi Mỹ không can thiệp vào những tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông.
Tuy nhiên, những lời kêu gọi này khó mà dọa nạt được người Mỹ. Nếu không tăng cường các hoạt động trong khu vực, người Mỹ sẽ mất nhiều lợi ích cũng như những điểm chiến lược quan trọng về mặt địa lý về tay Trung Quốc.
Tag: Hải quân các nước trên thế giới, Tranh chấp biển Đông
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Bằng cách khiêu khích ở Biển Đông, Trung Quốc muốn thăm dò sự phản ứng của Việt Nam và Philippines cũng như mức độ can thiệp của Mỹ và các cường quốc trong khu vực. Kết quả là phản ứng của Việt Nam và Philippines là khá mạnh mẽ và Mỹ dù dè dặt cũng đã bày tỏ thái độ của mình. Tuy không từ bỏ độc chiếm Biển Đông nhưng Trung Quốc sẽ tạm thời xuống thang khiêu khích.
Thiên Điệp
Trung Quốc đang tự làm khó mình. Những hành động đơn phương, ngạo ngược của chính quyền Trung Quốc đang làm xấu đi hình ảnh của đất nước đông dân nhất thế giới trong mắt bạn bè quốc tế. Tôi không biết những toan tính, thủ đoạn tiếp theo của họ là gì, nhưng rõ ràng với những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và Philippines vừa qua, họ đang bị cả thế giới lên án, cộng đồng quốc tế đang nhìn Trung Quốc với 1 ánh mắt bất bình. Như thế có gọi là thành công bước đầu với họ?
Liệu 1,2 tỉ người dân Trung Quốc có mấy người biết đến 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà chính quyền Trung Quốc nói 2 quần đảo này là của họ? Trong khi đó từ ngàn đời nay người dân Việt Nam lặn lộn mưu sinh trên biển cả và hải đảo của mình của mình thì họ nói là Việt Nam xâm phạm chủ quyền. Trung Quốc đang tự biến mình thành 1 con quái vật.
vtc.vn
Điều gì đang thực sự xảy ra trên Biển Đông?
18/07/2011 15:04(VTC News) - Tờ Japan Times số ra gần đây đăng bài viết “South China Sea: making sense of nonsense” của Mark Valencia, chuyên gia phân tích chính sách hàng hải và là cựu nghiên cứu sinh cao cấp tại Trung tâm Đông - Tây về tranh chấp Biển Đông. Bài viết tìm hiểu và phân tích những lý do vì sao nội bộ Trung Quốc hiện nay lại có những tín hiệu, hành động mâu thuẫn và thiếu nhất quán trong vấn đề Biển Đông.
Bài viết do Nghiên cứu Biển Đông giới thiệu
Sau một loạt các vụ gây hấn liên quan tới các tàu tuần tra của Trung Quốc và các tuyên bố chính thức sau đó, nhiều nhà phân tích đang cố gắng luận giải điều gì đang thực sự diễn ra ở Biển Đông.
Các câu hỏi cụ thể hơn là: Vì sao các phái khác nhau trong Chính phủ Trung Quốc lại phát đi các tín hiệu khác nhau và gây rắc rối cho các nhà lãnh đạo của họ, làm suy yếu nỗ lực “tấn công lôi kéo” được xây dựng một cách thận trọng và tương đối thành công của Trung Quốc đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đồng thời tạo thuận lợi cho chiến lược của Mỹ nhằm thuyết phục các nước ASEAN rằng họ cần sự bảo vệ của Mỹ trước một Trung Quốc đang bắt nạt các nước này. Ở Trung Quốc, liệu “con tàu chính trị” đã rời ga và vì vậy, có phải các quốc gia ASEAN chỉ đang thay đổi ghế hoặc toa tàu trên chuyến tàu này hay không?
Chúng ta không chỉ đề cập ở đây về hành vi vi phạm rõ ràng Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) đã được nhất trí một cách chính thức mà còn về hành vi mâu thuẫn với những lời nói của các nhà lãnh đạo thông qua các hành động được lập trình sai thời điểm. Khi Tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, phát biểu tại diễn đàn Đối thoại Shangri-la ở Xinhgapo ngày 3/6 rằng “Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông” và rằng “Trung Quốc tuân thủ DOC”, các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin vào ngày 26/5, một tàu thăm dò của Việt Nam hoạt động trên thềm lục địa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền đã bị một tàu tuần tra của Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn.
Ở Trung Quốc, liệu “con tàu chính trị” đã rời ga và vì vậy, có phải các quốc gia ASEAN chỉ đang thay đổi ghế hoặc toa tàu trên chuyến tàu này hay không? |
Ngay sau sự cố đó, Trung Quốc đã cử hai phó chủ tịch của Quân ủy Trung ương tới Đông Nam Á để cố gắng tái khẳng định với các nước tuyên bố chủ quyền khác của ASEAN. Tuy nhiên, sự cố tương tự thứ hai đã xảy ra vào ngày 9/6, chỉ 2 tuần sau đó.
Trước đó, ngày 4/3, Philíppin đã phản đối sự cố ở Reed Bank (Bãi Cỏ Rong), theo đó hai tàu tuần tra của Trung Quốc đã dọa đâm thủng một tàu thăm dò của Philíppin.
Sau chuyến thăm của Tướng Lương tới Manila, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã quấy rối các binh sĩ của Lực lượng Vũ trang Philíppin gần các hòn đảo tranh chấp trên Biển Đông.
Trung Quốc đã đáp lại sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và Philíppin rằng bất cứ hoạt động thăm dò nào ở khu vực Trường Sa mà không có sự đồng ý của nước này đều vi phạm quyền thực thi pháp lý và chủ quyền của nước này. Mối liên hệ thực sự giữa quan điểm cứng nhắc và có ảnh hưởng lớn của Trung Quốc với sự thi hành pháp lý của nước này đã gây lo lắng cho các nước ASEAN tuyên bố chủ quyền ở khu vực này và thu hút sự chú ý của Mỹ. Các tranh chấp này và các sự cố như vậy không có gì mới nhưng vì sao chúng lại đang xảy ra tại thời điểm hiện nay và vì sao Trung Quốc lại đang phát đi các tín hiệu rất mâu thuẫn?
Bất chấp những tuyên bố hoa mỹ của Trung Quốc, các quốc gia ASEAN thực sự đang cảnh giác và hướng tới Mỹ để tìm sự ủng hộ và hỗ trợ. Mỹ, nước đang đối đầu với Trung Quốc và can dự vào vấn đề này thông qua phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ở Hà Nội tháng 7/2010, rất vui lòng để giúp đỡ, ít nhất là bằng lời nói và các tín hiệu mà các lực lượng quân sự hiểu được.
Điều trớ trêu lớn nhất đó là những lời nói và tín hiệu này không cần cho Trung Quốc. Vấn đề của nước này với Mỹ và ngược lại liên quan tới các hoạt động thu thập tin tức tình báo của các tàu và máy bay quân sự Mỹ như EP-3, Impeccable, Victorious và Bowditch ở khu vực mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải của mình chứ không phải các tuyên bố chủ quyền đầy mâu thuẫn đối với các hòn đảo hay không gian trên biển.
Những điều này chỉ có thể được kết nối trong kịch bản xấu nhất đó là: Trung Quốc đã quyết định rằng nước này không nhất trí với nhiều nội dung trong Công ước của Liên Hợp Quốc (LHQ) về Luật biển mà nước này đã phê chuẩn, và với luật pháp quốc tế mà các cường quốc phương Tây xây dựng và áp đặt lên Trung Quốc khi nước này còn yếu, và rằng hiện nay, nước này sẽ chỉnh sửa lại hệ thống luật pháp quốc tế.
Nói cách khác, Trung Quốc thực sự nghiêm túc về tuyên bố chủ quyền đường 9 đoạn đối với tất cả vùng biển và tài nguyên của Biển Đông và nước này sẽ quyết định cơ chế quản lý việc đi lại sẽ được áp đặt tại đó.
Đây là một quan điểm cực đoan và có thể dẫn tới chiến tranh. Mặt khác, Trung Quốc có thể tuyên bố phần lớn những gì nước này muốn bằng cách sử dụng luật pháp quốc tế hiện hành và Công ước của LHQ về Luật biển. Nước này có thể đòi hỏi các đặc tính này và đối với các hòn đảo hợp pháp, thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý cho mỗi hòn đảo này. Tất nhiên, nước này sẽ phải thương lượng về biên giới với các nước tuyên bố chủ quyền khác.
Tuy nhiên, đó là tình hình hiện nay và vị thế pháp lý của Trung Quốc hiện rất yếu. Khu vực được tuyên bố chủ quyền sẽ gần giống với khu vực nằm trong đường 9 đoạn và luận cứ này sẽ là hợp pháp – được ủng hộ bởi công ước trên.
Liên quan tới các vấn đề hàng hải với Mỹ, Oasinhtơn vẫn chưa phê chuẩn công ước trên và có rất ít tính hợp pháp trong việc tranh luận hoặc diễn giải trên cơ sở công ước này. Mỹ sẽ bị nhiều người coi là “kẻ bắt nạt” nếu nước này cố gắng áp đặt cách hiểu của mình đối với thế giới.
Vấn đề hóc búa đó là Trung Quốc có các chuyên gia am hiểu Luật biển, những người hiểu rõ về cơ hội này, nhưng có vẻ như Trung Quốc vẫn tránh sử dụng phương án đó.
Có thể chiến lược và chiến thuật của Mỹ khiến một phần ban lãnh đạo quân đội Trung Quốc tức giận. Có thể họ đã kết luận trên cơ sở cái mà họ cho là chính sách “kiềm chế” của Mỹ và các hoạt động thu thập thông tin tích cực và không ngừng của các tàu và máy bay tình báo công nghệ cao của Mỹ rằng chiến tranh là không thể tránh khỏi. Trong kịch bản này, Trung Quốc cảm thấy nước này cần phải bảo vệ điểm yếu của mình và mở rộng “khu vực” phòng vệ của nước này càng xa về phía Nam và theo hướng biển càng tốt.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt và cựu đồng nhiệm Mỹ Robert Gates |
Tất nhiên, đây là hành động “rút phép thông công” đối với Mỹ, nhất là hải quân nước này. Trong trường hợp này, DOC hay thậm chí là một công ước có rất ít tác dụng. Chúng ta hãy cùng hy vọng rằng cách giải thích chính xác sẽ bớt nghiêm trọng hơn. Một khả năng đó là sự rối loạn và thiếu sự phối hợp giữa các quan chức cao cấp phụ trách chính sách đối ngoại và quân đội, nhất là Lực lượng Hải quân của PLA. Tuy nhiên, điều này cũng có thể đồng nghĩa với việc chính sách ngoại giao của Trung Quốc về vấn đề này đang bị xáo trộn hoặc bị thay đổi và Hải quân PLA đang nổi lên như một đối tượng xác định xu hướng và người phát ngôn chính thức.
Cần nhớ rằng khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates có chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc hồi tháng 1/2011, quân đội nước này đã thử nghiệm máy bay chiến đấu tàng hình và có vẻ như ban lãnh đạo dân sự của nước này đã bị bất ngờ trước hành động trên.
Nếu quân đội thỉnh thoảng hành động một cách độc lập với ban lãnh đạo dân sự, điều này có thể lý giải cho sự khác biệt trong lời nói của các quan chức Trung Quốc và các hành động của Hải quân PLA. Tuy nhiên, điều này sẽ thực sự gây lo ngại.
Trong bất cứ trường hợp nào, tình hình có thể sẽ xấu đi trước khi có thể cải thiện trở lại. Có thêm nhiều cuộc điều tra và khoan thăm dò được lên kế hoạch ở các khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Việt Nam tiến hành một cuộc diễn tập bắn đạn thật và kêu gọi cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ, giúp đỡ giải quyết các vấn đề này. Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc hiếm thấy đã nổ ra ở Hà Nội và Manila. Tại thời điểm này, tất cả những gì có thể nói đó là cần sẵn sàng cho một sự bất ngờ có thể xảy ra.
>> Xem bài trên Nghiên cứu Biển Đông
Manila xem nghị quyết Biển Đông được Hạ viện Mỹ thông qua hôm 15/07/2011 là bằng chứng được Hoa Kỳ hậu thuẫn trong bối cảnh bị Trung Quốc đe dọa. Nghị quyết do dân biểu Ed Royce của đảng Cộng hòa đệ trình tỏ lập trường bênh vực các nước Asean, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan và lên án Trung Quốc sử dụng hải quân và « tàu cá » vi phạm chủ quyền các láng giềng.
Hôm qua, 17/07/2011, ngoại trưởng Philippines hoang nghênh lập pháp Mỹ « đã ủng hộ lập trường của Philippines trên hồ sơ biển Đông ».
Ngoại trưởng Albert del Rosario nhận định “nghị quyết (của quốc hội Mỹ) hậu thuẫn cho lập trường hiếu hòa, đa phương và dựa vào luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp. Nghị quyết lên án các hành động sử dụng vũ lực và đe dọa ... ».
Trrong những tháng gần đây, Bắc Kinh bị tố cáo liên tục sử dụng sức mạnh một cách hung hăng xâm phạm vào những vùng biển đảo tự cho là của mình. Sự kiện này đã gây ra phản ứng bất bình trong giới dân biểu Hoa Kỳ.
Vào ngày 15/07/2011 vừa qua, tại Hạ viện Mỹ, dự thảo nghị quyết do dân biểu Ed Royce đệ trình đã được thông qua.
Nghị quyết này điểm lại một cách chi tiết thái độ của chính quyền Trung Quốc trên biển cũng như trên các cơ quan tuyên truyền đe dọa, bắt nạt các quốc gia láng giềng từ Đông Nam Á cho đến tận Nhật Bản và Hàn Quốc ở Bắc Á trong tổng cộng 41 vụ.
Cụ thể, nghị quyết của Hạ viện Mỹ nhấn mạnh đến :
- « đường lưỡi bò » của Trung Quốc và tham vọng kiểm soát 684.000 dặm vuông.
- vụ tàu Trung Quốc cắt dây cáp thăm dò địa chất của hai tầu Bình Minh 2 và Viking 2 của Việt Nam.
- vụ tàu Trung Quốc bắn ba tàu đánh cá của Philippines.
- « tướng Bành Quang Kiêm : dạy Việt Nam thêm một bài học »
Các dân biểu Mỹ không quên vụ thiếu tướng Trung Quốc Bành Quang Khiêm (Peng Guangqian), trên đài truyền hình nhà nước ngày 25/06/2011, cho rằng : « Trung Quốc đã từng dạy cho Việt nam một bài học » và « nếu Việt Nam không thành thật thì Trung Quốc sẽ dạy thêm một bài học lớn ».
Trong phần kết luận, nghị quyết Biển Đông của Hạ viện Mỹ « lên án các thái độ bạo lực, dùng tàu chiến, tàu ngư chính và tàu đánh cá từ biển Đông cho đến tận Hoàng Hải ».
Nghị quyết cam kết là Hoa Kỳ ủng hộ nỗ lực giải quyết tranh chấp bằng giải pháp ôn hòa của Asean và các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan cũng như hậu thuẩn quân đội Mỹ yễm trợ đồng minh duy trì quyền tự do giao thông trên biển và trên không.
Đài loan tổ chức du lịch khảo sát quần đảo Trường Sa
Theo AFP, mặc dù tình hình khu vực căng thẳng, nhưng quân đội Đài Loan thông báo tổ chức « khảo sát khoa học » đảo Thái Bình mà Việt Nam gọi là đảo Ba Bình, đảo lớn nhất ở Trường Sa.
Phái đoàn Đài Loan gồm 14 nhà khoa học thuộc Trường Hải Dương Học Quốc Gia.
Phát ngôn viên quân đội Đài Loan giải thích « chuyến đi này vừa giúp cho giới trẻ tìm hiểu sinh thái quần đảo Trường Sa vừa nằm trong nỗ lực bảo vệ lãnh thổ của hải quân Đài Loan ».
vtc.vn:
Bản chất của xung đột chủ quyền tại Biển Đông
06/07/2011 16:19Theo tôi, nguy cơ chạy đua vũ trang của các nước nhỏ trong vùng quanh Biển Đông sẽ không phải là xu thế chủ đạo. Xu thế chính sẽ là việc Trung Quốc sử dụng sự vượt trội về sức mạnh mềm và kinh tế để chèn ép (holdup) từng nước nhỏ trong quan hệ song phương, nhằm thiết lập dần chủ quyền trên thực tế (de facto control righs) của mình tại các vùng biển đảo thuộc chủ quyền của các quốc gia khác. Nhờ đó, tạo nên sự “trỗi dậy hoà bình” thực sự, mà không tốn một phát súng.
Tàu cá xa bờ huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) mang theo cờ tổ quốc trong lúc hành nghề trên biển Đông, góp phần khẳng định chủ quyền lãnh hải. Ảnh: M.Đ/SGTT |
Nếu vậy, sẽ khó có một cơ chế an ninh hay tuyên bố chung nào giữa Trung Quốc và các nước Asean, như Nguyên tắc ứng xử Biển Đông (COC), có thể làm đảo ngược được xu thế đã, đang và sẽ diễn ra này. Mặt khác, xu thế đó sẽ dễ làm bùng nổ một cuộc xung đột quân sự song phương, leo thang thành xung đột khu vực, mà không được tiên liệu trước bởi bất cứ bên nào. Một khi xung đột khu vực đã nổ ra thì sẽ không có lợi cho bất kỳ ai, kể cả Trung Quốc.
Một cơ chế an ninh quốc tế, có tính đa phương, lồng trong khuôn khổ quan hệ chủ quyền có tính song phương, là giải pháp duy nhất để ngăn chặn nguy cơ nói trên, vì sự ổn định, thịnh vượng của khu vực và trật tự quốc tế.
Nếu chúng ta nhìn vào bản đồ phân chia quyền về lãnh hải của từng quốc gia trên Biển Đông, thì chủ quyền biển của từng quốc gia và trật tự hàng hải quốc tế đã được phân định rõ theo công ước của Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS 1982). Vậy tại sao Trung Quốc lại ngang nhiên đưa ra đường lưỡi bò “liếm trọn” Biển Đông – điều mà chỉ có thể xảy ra, nếu bánh xe lịch sử bị quay ngược trở lại trước thế chiến thứ hai, khi Việt Nam, Philippines và các nước quanh Biển Đông chưa được công nhận là các quốc gia độc lập, khi dân tộc Việt Nam, Philipines và các dân tộc khác chưa có quyền được hưởng tự do và độc lập?
Hiểu chủ quyền quốc gia theo nghĩa nào?
Nói như vậy để thấy rằng, chủ quyền của một quốc gia (sovereignty) phải được hiểu theo cả hai nghĩa: (1) Theo sự công nhận của cộng đồng quốc tế, và đi kèm theo đó là các công ước quốc tế về chủ quyền. (2) Theo khả năng của nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền của quốc gia, mà cơ bản nhất là đảm bảo an ninh quốc phòng; bảo vệ quyền của người dân khai thác tài nguyên và sinh sống trên nơi mà cha ông họ đã sinh sống qua ngàn đời, dù là trên đất liền, hay trên biển đảo.
Khi áp dụng cách hiểu này về vai trò của nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia vào vấn đề bảo đảm trật tự hàng hải quốc tế, thì các cường quốc như Mỹ, Nhật, phải đóng vai trò “siêu nhà nước”. Họ đảm bảo quyền tự do lưu thông và an ninh trên vùng biển quốc tế. Nói khác đi, họ cung cấp các hàng hoá công có tính quốc tế này. Trong một số hoàn cảnh đặc biệt, như việc chống nạn cướp biển tại Somalia, sự hợp tác giữa nhiều quốc gia lớn nhằm đảm bảo an toàn hàng hải quốc tế cũng là một giải pháp.
Nếu tại một quốc gia, chi phí cho sự đảm bảo an ninh chủ quyền biển được tài trợ thông qua thuế thì vai trò đảm bảo an ninh và trật tự quốc tế về biển của các siêu cường được tài trợ bởi lợi ích có được từ tự do lưu thông hàng hải và mậu dịch quốc tế và hợp tác khai thác tài nguyên biển như dầu lửa, nguồn đánh bắt cá, với sự đồng thuận của quốc gia sở tại, có chủ quyền.
Như vậy, nhìn theo quan điểm quốc tế, chủ quyền về khai thác tài nguyên biển (dầu lửa, đánh bắt cá) trong vùng đặc quyền kinh tế của mỗi quốc gia là một dạng hàng hoá tư, thuộc quyền sở hữu quốc gia, được công ước quốc tế công nhận, và được làm cho có hiệu lực bởi vai trò bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của nhà nước của quốc gia đó.
An toàn và tự do lưu thông trên đường hàng hải quốc tế, mặt khác, lại là hàng hoá công, vì việc tàu bè của một nước được đi lại tự do và được bảo vệ an toàn trên đường biển quốc tế không loại trừ tàu bè của nước khác cũng được hưởng quyền và dịch vụ như vậy. Điều này rõ ràng là khác với quyền đánh bắt cá và khai thác dầu trên thềm lục địa của một quốc gia độc lập, theo nghĩa, một quốc gia khác, dù lớn mạnh đến đâu, cũng không được quyền xâm phạm nguồn tài nguyên thuộc đặc quyền kinh tế của quốc gia có chủ quyền, cho dù quốc gia đó có thể nhỏ và yếu hơn họ nhiều lần.
Tính loại trừ sự xâm lấn hay tính chủ quyền thiêng liêng này, như đã nói, là chuẩn mực được cả cộng đồng thế giới công nhận; nhưng nó cũng cần phải được bảo vệ bởi chính nhà nước có chủ quyền. Ngược lại, một quốc gia lớn, dùng sức mạnh, dù là quyền lực mềm hay cứng, để xâm phạm chủ quyền của một nước nhỏ, thì sự chiếm đoạt đó không bao giờ có thể làm nền tảng cho chủ quyền dưới tên gọi của quốc gia đi xâm chiếm đó, như lịch sử đã nhiều lần chứng minh.
Xung đột chủ quyền Biển Đông là vấn đề an ninh khu vực và quốc tế
Như vậy, chủ quyền quốc gia không phải là một khái niệm biệt lập. Với sự bất cân xứng vốn có về sức mạnh kinh tế và quân sự giữa các quốc gia có chủ quyền thì các quan hệ kinh tế, chính trị và quân sự giữa các quốc gia lớn và nhỏ, chia sẻ cùng một lợi ích chiến lược phù hợp với công ước và luật pháp quốc tế sẽ tạo ra khối liên minh chính thức hay phi chính thức.
Sức mạnh của liên minh tạo ra một sự răn đe hữu hiệu đối với sự xâm lấn dưới tên của bất kỳ quốc gia lớn hơn nào với một dân tộc có chủ quyền, nhưng yếu hơn về kinh tế và quân sự. Một khi liên minh bị suy yếu đi, thì sự cân bằng về trật tự quốc tế và khu vực bị thay đổi, do xuất hiện những vùng trống về quyền lực. Tuy nhiên, sự thay đổi về trật tự thế giới đó (và sự trỗi dậy của “người” bảo hộ cho trật tự mới đang hình thành) có trở thành một xu thế toàn cầu hay không, phụ thuộc rất nhiều vào tính chính nghĩa của tiến trình như vậy. Một khi tính phi nghĩa lấn át, mà cực điểm là chủ nghĩa phát xít, thì sớm hay muộn, tham vọng phi nghĩa đó sẽ bị diệt vong.
Những năm 2008 – 2010 chứng kiến cuộc khủng hoảng toàn cầu, bắt đầu từ Mỹ, lan dần sang các nước Tây Âu. Điều đó kéo theo hai hệ luỵ: thứ nhất, nước Mỹ, do áp lực nợ chồng chất sau hai cuộc chiến chống khủng bố ở Iraq và Afghanistan và khủng hoảng kinh tế, đã bị yếu đi rất nhiều về khả năng triển khai sức mạnh cứng để duy trì trật tự quốc tế tại các vùng biển có tính chiến lược, nhưng sẽ quá tốn kém, nếu xung đột thực sự xảy ra.
Vụ tàu Trung Quốc khiêu khích tàu USNS Impeccable trên vùng biển quốc tế gần quần đảo Hoàng Sa là một ví dụ. Thứ hai, sự suy yếu của kinh tế Mỹ sau khủng hoảng, cộng với sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm thay đổi các dòng thương mại, vốn đầu tư quốc tế theo hướng biến các nước thuộc vùng ngoại biên (periphery) xích lại gần hơn, phụ thuộc nhiều hơn vào sức mạnh đồng tiền và quyền lực mềm của Trung Quốc. Nói khác đi, các liên minh hiện hữu bị yếu đi. Cùng với nó là khả năng bảo vệ chủ quyền của các quốc gia thành viên thuộc liên minh hay khối hợp tác như Apec hay Asean bị suy giảm.
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đứng trước hai lựa chọn: thứ nhất, phối hợp với các cường quốc trên thế giới, đứng đầu là Mỹ, cung cấp hàng hoá công cho việc duy trì trật tự quốc tế, sự ổn định và phát triển phồn thịnh dựa trên hợp tác và thương mại toàn cầu. Thứ hai, thay thế Mỹ và các đồng minh chiến lược của Mỹ là Tây Âu và Nhật, thiết lập trật tự thế giới mới và lập liên minh quân sự mới do Trung Quốc đứng đầu nhằm cưỡng chế sự tuân thủ trật tự mới đó (theo Unirule).
Trên thực tế, Trung Quốc đã lựa chọn con đường thứ hai. Tiến trình này bắt đầu bằng việc chà đạp lên công ước về phân chia lãnh hải trên Biển Đông (theo UNCLOS 1982), nhằm biến nó thành vùng biển thuộc Trung Quốc. Tham vọng này của Trung Quốc hoàn toàn không dễ dàng thực hiện được,vì rằng: (i) Nó xóa bỏ trên thực tế chủ quyền của các quốc gia quanh Biển Đông, đi ngược lại xu thế tiến bộ của thời đại về phong trào giành quyền độc lập cho các dân tộc, sau khi chủ nghĩa phátxít bị đánh bại. (ii) Về dài hạn, nó tạo tiền lệ cho việc chiếm đoạt quyền tự do lưu thông và an toàn hàng hải trên các tuyến đường biển quốc tế. Thay vào đó, các quốc gia khác (ngoài Trung Quốc) sẽ phải nộp phí, chịu phạt, hoặc bị cấm không được sử dụng các tuyến đường biển và đường không quốc tế, nay do Trung Quốc kiểm soát.
Điểm cốt lõi ở đây là có sự khác biệt rất rõ ràng giữa tuyến hàng hải quốc tế với tuyến hàng hải thuộc địa phận Trung Quốc. Khi nảy sinh mâu thuẫn chính trị hay xung đột về lợi ích, Trung Quốc có thể dùng quyền kiểm soát để cấm quốc gia có liên quan thông thương trên vùng Biển Đông, mặc dù về nguyên tắc, Trung Quốc cam kết duy trì tự do lưu thông.
Sự chèn ép ở quy mô quốc tế này không thể xảy ra, nếu Trung Quốc không thể áp đặt được quyền kiểm soát trên thực tế về vùng biển bị bao quanh bởi đường lưỡi bò.
Như vậy, xung đột chủ quyền tại Biển Đông hiện nay không phải chỉ là vấn đề song phương mà là vấn đề về an ninh khu vực và quốc tế. Trung Quốc hiểu rất rõ điều đó và Trung Quốc hiểu rằng Mỹ, Nhật, Tây Âu và các cường quốc khác trên thế giới như Nga, Ấn Độ cũng hiểu là Trung Quốc đang toan tính gì. Cuộc chơi chèn ép trên bình diện quốc tế này thể hiện tính phiêu lưu trong chiến lược mà Trung Quốc đang theo đuổi. Việc phân tích kỹ ván bài đó sẽ tạo nên sự đồng thuận quốc tế nhằm giải quyết xung đột, được Trung Quốc tô điểm thành xung đột song phương về chủ quyền “không thể tranh cãi”, mà Trung Quốc là bên bị xâm hại.
Tiến sĩ Lê Hồng Nhật
Đại học Quốc gia TP.HCM
Nguồn: Sài Gòn Tiếp thị
Cảm ơn bài viết của thầy Nhật. - 06/07/2011
Bài viết của thầy Nhật quá hay và thật chí lí, em không nghĩ ra được như thầy; nhưng em chỉ nghĩ đơn giản rằng: phía Trung Quốc họ không nghĩ được một trong hai lựa chọn như thầy đâu? Mà họ chỉ mang trong mình tư tưởng bành trường từ thời tổ tiên của họ ngày xưa cho tới ngày nay và bản chất của con người Trung Hoa thì mãi mãi sau này vẫn vậy. Em chỉ cầu mong cho trình độ dân trí của dân tộc mình của mọi người dân càng ngày càng được nâng cao hơn nữa và phải thật nhanh thời mới vượt qua được các thách thức trở ngại trong mối quan hệ toàn cầu hoá hiện nay. Kính chúc thầy sức khoẻ, gia đình hạnh phúc.
(Lê Minh Sơn)
Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan, ông Ahmad Mukhtar. |
Cảng Gwader sẽ là một trong những "hạt ngọc" trong "chuỗi ngọc trai" mà Trung Quốc bao vây Ấn Độ. |
Bài phát biểu của ông Mukhtar có đoạn: “Tuy nhiên, chúng tôi sẽ còn biết ơn chính phủ Trung Quốc hơn nữa nếu họ xây một căn cứ hải quân tại Gwader cho Pakistan”.
Ông Mukhtar cũng không tiếc lời ca ngợi mối quan hệ Pakistan – Trung Quốc. Theo đó, “Trung Quốc là người bạn đáng tin cậy trong mọi hoàn cảnh và là đồng minh thân cận nhất của Pakistan. Điều này có thể được chứng minh qua thực tế là trong chuyến thăm mới nhất của Thủ tướng, mỗi lần có vấn đề gì phía Pakistan đề nghị được giúp đỡ thì Trung Quốc ngay lập tức đồng ý”, ông Mukhtar nói.
Phát biểu của ông Mukhtar đưa ra trong bối cảnh mối quan hệ Trung Quốc – Pakistan đang trở nên đặc biệt ấm áp, nhất là sau những rạn nứt gần đây giữa Pakistan và Mỹ.
Tuần trước Pakistan cũng đã khánh thành một nhà máy hạt nhân do Trung Quốc xây dựng tại tỉnh Punjab và cho biết Bắc Kinh đã trúng thầu xây dựng thêm 2 nhà máy nữa.
Hãng tin AFP bình luận: Washington sẽ không cảm thấy dễ chịu khi bị Pakistan ám chỉ là “người bạn xấu”.
Theo dõi mỗi quan hệ Pakistan và Trung Quốc, Ấn Độ cũng bày tỏ “mối lo ngại sâu sắc” về sự hợp tác quân sự giữa Bắc Kinh và Islamabad. New Delhi đã dọa sẽ tăng cường tiềm lực quân sự để đáp trả sau khi nhận được tin Trung Quốc đang có kế hoạch bán 50 máy bay chiến đấu đa chức năng JF-17 cho Pakistan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét