Sau phán quyết của Tòa án công lý quốc tế La Haye về việc Thái Lan và Campuchia rút quân ra khỏi khu vực tranh chấp quanh khu đền Praeh Virhaeh, hôm qua, quyền Thủ tướng Abhisit Vejjajiva đã triệu tập cuộc họp với các đơn vị an ninh và một số đơn vị liên quan, thảo luận về trường hợp Tòa án công lý quốc tế ra phán quyết các biện pháp tạm thời buộc Thái Lan và Campuchia rút quân ra khỏi khu vực xung quanh đền Praeh Virhaeh.
baovanhoa.vn - Trang chủ > Quốc tế > Vừa được, vừa mất | |
|
(20/07/2011)
|
Chỉ riêng việc Tòa án này chấp nhận đề nghị của Campuchia lý giải lại phán quyết của Tòa án LHQ năm 1962 về cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước đã là một thắng lợi của Campuchia. Thái Lan đã tìm cách cản Tòa án đưa chuyện này ra xem xét lại nhưng không thành công. Tuy nhiên, tòa này lại chỉ yêu cầu cả hai bên rút quân đội khỏi khu vực ngôi đền, thiết lập khu vực phi quân sự ở đó và kêu gọi ASEAN cử quan sát viên tới khu vực ngôi đền. Điều đó có nghĩa là Tòa án không phán xét về chủ quyền đối với khu vực ngôi đền thuộc về ai, cũng không luận giải cụ thể hơn phán quyết năm 1962. Mục đích của phán xử này xem ra nhằm giảm leo thang căng thẳng và đối đầu vũ trang ở khu vực, hay nói cách khác là xử lý vụ việc về chính trị nhiều hơn là về pháp lý.
Cuộc tranh chấp lãnh thổ này đã ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ giữa Campuchia và Thái Lan và đều là chuyện rất nhạy cảm về chính trị nội bộ ở hai nước. Phán quyết nói trên của Tòa án Công lý LHQ không dễ khả thi và khiến cả Thái Lan lẫn Campuchia khó xử. Hai bên đã không đạt được sự nhất trí về giải pháp thông qua đàm phán trực tiếp thì mới nhờ cậy đến Tòa án của LHQ. Phán xử như nói trên, Tòa án này để cho cả hai bên giữ được cái mà hai bên vẫn muốn giữ và chỉ chưa được cái mà cả hai đều muốn có được thêm.
Tuy nhiên, Thái Lan sẽ phần nào khó xử hơn Campuchia sau phán quyết này của Tòa án. Thái Lan sắp sửa đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN mà Tòa án Công lý của LHQ trong phán xử ấy lại muốn ASEAN đóng vai trò trung gian hòa giải và đảm bảo thực hiện thỏa thuận ngừng chiến. Hơn nữa, tình hình chính trị nội bộ ở Thái Lan chưa thật ổn định, chính quyền mới chưa được thành lập và giới quân sự không dễ chấp nhận triệt thoái khỏi khu vực tranh chấp. Cho nên chuyện tranh chấp này về cơ bản vẫn cũ, cho dù đã có phân xử mới.
Lam Sa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét