Hành động và quan điểm khác nhau của các nước ở Libya là do mục đích của họ rất khác nhau. Đất Việt xin giới thiệu bài viết này nhằm giúp bạn đọc hình dung rõ hơn nền của các sự kiện:
Sau phiên họp của Hội đồng Nga – NATO ở Sochi, phóng viên tờ Izvestia đã hỏi trưởng đoàn Nga - Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov: “Làm sao có thể nói đến đảm bảo an ninh cho dân thường ở Libya, khi mà một thành viên của liên minh đã cung cấp vũ khí cho phe đối lập?”.
Khi đó, ông Lavrov đã trả lời: “Nga cho rằng việc cấm vận vũ khí được áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ Libya – điều này được ghi rõ ràng trong nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc. Và bất kỳ sự cung cấp vũ khí nào cũng vi phạm nghị quyết. Điều này cũng áp dụng cho cả việc cử các cố vấn quân sự để truyền đạt kiến thức và kỹ năng chiến đấu – tất cả những điều này bị cấm… Các nước NATO lại nghĩ khác, họ cho rằng nghị quyết 1973 cho phép bất cứ ai làm cái gì cũng được. Về vấn đề này chúng tôi chưa thống nhất được với NATO”.
Tổng thư ký NATO Anders Forg Rasmussen đã nói cứng: “NATO tuân thủ nghiêm chỉnh các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc”. Theo ông này, việc Pháp tiếp tế vũ khí cho những người nổi dậy là nỗ lực cứu bộ tộc chống lại Gaddafi thoát khỏi thảm hoạ nhân đạo (nghĩa là chống lại việc bị tiêu diệt hết).
Nước Pháp cố bấu víu vào nghị quyết 1973 để "cãi chày cãi cối" cho hành động sai trái của mình. |
Báo Izvestia đã tìm hiểu thực tế chuyện gì đã xảy ra ở vùng núi Libya, nơi máy bay Pháp đã thả dù “hàng nhân đạo”.
Việc này đã xảy ra ở phía Tây–Nam thủ đô Tripoli, ở khu vực các thành phố Az Zintan và Al-Ragub, đây là vùng bộ tộc Amazigh thuộc dân tộc Berber sinh sống.
Ngày 16/3, nghĩa là 1 tháng sau khi nổ ra xung đột vũ trang thì người Amazigh đã tuyên bố ủng hộ phe đối lập Libya. Họ bắt đầu tấn công binh sĩ và các đồn cảnh sát. Các thủ lĩnh bộ tộc này từ xưa đã có thù hằn với Tổng thống Gaddafi.
Người Amazigh tự coi mình là “những người hàng đầu trong những bộ tộc bình đẳng”. Họ cho rằng, tên nước cũng bắt nguồn từ một nhánh của bộ tộc của họ - “libi”. Vì vậy mà họ đòi tự trị, chủ yếu là đòi nhà nước chi nhiều tiền hơn. Và đương nhiên là chính quyền trung ương không đáp ứng.
Thực tế, đã từ lâu Pháp đã ủng hộ và cố gắng nuôi dưỡng tư tưởng dân tộc hẹp hòi của người Amazigh. Thậm chí ở Paris đã thành lập “Đại hội người Amazigh toàn cầu”.
Hàng năm các trường đại học Pháp nhận đào tạo 15-20 đại diện của bộ tộc này, người Pháp mong muốn nhanh chóng ràng buộc chặt hơn tầng lớp chóp bu của bộ tộc. Nước Pháp cũng tích cực sử dụng đại hội người Amazigh toàn cầu để đưa điệp viên của mình vào vùng này.
Việc này không qua khỏi "con mắt" của cơ quan an ninh ngoài nước của Libya. Do có mạng lưới điệp báo tin cậy trong khu vực của người Berber nên họ đã theo dõi sát sao các hoạt động này và thỉnh thoảng ra đòn đau đối với các cơ quan tình báo Pháp. Cụ thể, ngày 11/3/2011 Libya đã bắt một nhóm lớn các điệp viên Pháp và những người Amazigh tòng phạm.
Thực chất người Amazigh cũng không làm được gì mấy chống lại lực lượng của Gaddafi. Gần đây toàn bộ hoạt động của họ là những chuyến hành quân từ trên núi tấn công các đội tuần tiễu bằng ôtô đơn lẻ của quân đội và các đồn cảnh sát tại các điểm dân cư nhỏ.
Để tăng hiệu quả hoạt động của những người Berber, bộ chỉ huy Pháp đã cử các cố vấn quân sự và gửi vũ khí tới giúp. Việc vận chuyển vũ khí cho người Amazigh được thực hiện bằng cách thả dù.
Tuy nhiên cơ quan an ninh ngoài nước của Libya đã không mất cảnh giác. Họ đã nắm được lịch thả dù tiếp theo, cũng như cách các phi công Pháp bắt liên lạc với “những người Berber khởi nghĩa”.
Hơn thế, người Libya đã bắt được những người dẫn đường cho máy bay đến vị trí thả dù. Lực lượng phản gián Libya đã vào cuộc chơi trò liên lạc vô tuyến với bộ chỉ huy Pháp, họ cam đoan với bộ chỉ huy Pháp là đã sẵn sàng tiếp nhận lô hàng tiếp theo.
Sau đó, mọi việc diễn ra hết sức đơn giản. Người Pháp đã cẩn thận thả dù chuyến hàng thẳng vào doanh trại quân đội Libya. Chỉ chờ có thế, các phóng viên truyền hình đã trực sẵn và ghi lại toàn bộ hoạt động.
Sau đó, truyền hình Libya và mạng Internet công bố các hình ảnh về việc người Pháp tiếp tế cho bộ tộc Berber các tổ hợp tên lửa chống tăng, súng phóng lựu, mìn chống bộ binh (bị cấm sử dụng), súng máy cỡ lớn và đạn dược.
Nước Pháp không còn cách gì khác ngoài việc thừa nhận sự việc cung cấp vũ khí “cho phe đối lập Libya chỉ nhằm mục đích bảo vệ dân thường”. Bộ Tổng tham mưu Pháp cũng thừa nhận họ đã hành động mà không trao đổi trước với các đồng minh NATO.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp Bernard Valero đã đưa ra các giải thích của mình cho báo Izvestia: “Nghị quyết 1970 của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc cấm hoàn toàn và tổng thể việc cung cấp vũ khí cho Libya Jamahiriya (*). Nghị quyết 1973 cho phép tiến hành mọi hành động cần thiết để bảo vệ dân thường. Khi thông qua nghị quyết đầu tiên, chưa có những người khởi nghĩa, do đó chỉ đề cập đến chế độ Gaddafi. Do có nguy cơ chết người đối với dân chúng các khu vực núi non ở Jebel Nefussa, cần phải có các phương tiện tự bảo vệ để cứu họ. Chính trong hoàn cảnh như vậy, chúng tôi đã tổ chức thả dù vũ khí bộ binh. Điều này Hoàn toàn phù hợp với các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc”. Tag: Tình báo quân sự quốc phòng
(*) Jamahiriya là một từ bằng tiếng Arab thường được dịch là "nhà nước của quần chúng". Từ này có thể tương đương với cụm từ "cộng hòa nhân dân". |
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Áp dụng "tiêu chuẩn kép" luôn là hành động của các nước lớn, trong đó có chủ nghĩa đế quốc. Cháy nhà ra mặt chuột và nguỵ biện là hành động tất yếu của họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét