“Bao nhiêu năm Cụ Rùa sống ngoài vòng pháp luật”

tuanvietnam:

Từ trước tới nay Cụ Rùa "ngoài vòng pháp luật", không ai bảo vệ Cụ Rùa, luật pháp không bảo vệ Cụ. Giáo sư Đặng Huy Bình trước kia là Viện trưởng viện sinh thái vẫn hay phát biểu: cả 3 lần xuất bản sách đỏ đều không có tên rùa hồ Gươm. Bây giờ kẻ nào bê Cụ đi thì không thể xử được bằng cái gì, vì có trong danh sách đâu. Thật là bi kịch!

Những thông tin được cập nhật liên tiên về tình hình đáng lo ngại về sức khỏe Cụ Rùa. Hiện Cụ ra sao và những người có trách nhiệm đang làm gì? Chúng tôi cùng trao đổi với Phó giáo sư, Tiến sĩ Hà Đình Đức, người đã theo dõi Cụ Rùa sát sao trong gần 20 năm nay.

"Tôi chịu, không trả lời được..."

Sức khỏe của Cụ Rùa đang là vấn đề nóng nhất hiện nay, là người "trong cuộc", PGS có thể cho biết về tình trạng cũng những quyết định liên quan đến Cụ Rùa?

Thành phố đã quyết định đưa Cụ lên bờ chữa trị. Phải cố gắng hết sức thôi, không thể chần chừ nữa. Trước đây mỗi lần Cụ Rùa nổi lên đều liên quan đến những sự kiện trọng đại của đất nước. Cụ Vũ Khiêu nói rằng: mỗi lần có nguyên thủ các nước đến Cụ Rùa đều xuất hiện; có nước là bạn của ta, có nước không phải là bạn của ta, Cụ Rùa nổi lên là muốn nhắn nhủ chúng ta một điều gì đó. Tôi cũng thống kê, ngay cả Đại hội Đảng 10, khai mạc Cụ lên, bế mạc Cụ lên. Trước đại hội 10, Dạ Cách Lâm sang Cụ lên, Hồ Cẩm Đào sang Cụ lên, năm 2002 Giang Trạch Dân sang Cụ lên.

Nhưng giờ Cụ nổi lên liên tục đúng là chuyện không bình thường chút nào. Tổng cộng cả năm 2010 Cụ nổi 134 lần, riêng tháng 12/2010 là 23 lần; tháng 1/2011 Cụ nổi lên 14 lần. Mỗi lần Cụ nổi lên đều thấy xuất hiện nhiều vết thương.

Vừa qua có ngày Cụ nổi lên đến 5 lần, ví dụ như ngày 20/2 vừa qua.

Cụ rùa vẫn còn khỏe. Ảnh: Hà Đình Đức

Tình hình như vậy nhưng đến bây giờ công tác cứu Cụ Rùa mới được rục rịch làm, sao mọi việc lại chậm trễ như vậy?

Tôi chịu, không trả lời được câu này. Chính tôi được mời vào Ban chỉ đạo khẩn cấp cứu Rùa Hồ Gươm, nhưng hỏi rằng trong cái ban này, những ai nắm chủ chốt? Tôi cũng chịu. Chính cái Hội thảo cứu Cụ Rùa tháng 2 vừa rồi cũng đã quá bức xúc rồi. Hội thảo mà ai cũng nói 10 phút, 10 phút, 10 phút, có người 15 phút. Mà xem các báo cáo nào, ông nào đến cũng nói ngang thầy bói xem voi. Có ông còn nói: Có đúng bị thương không, nguyên nhân bị thương là gì ...

Tôi cũng chỉ được trình bày đúng 10 phút, thì tôi rút đồng hồ ra xem là 9h5, tôi trình bày đúng đến 9h15. Rồi đến lúc sau các vị thảo luận xong, tôi có ý kiến: "Xin lỗi các vị, tôi càng nghe càng choáng, cứ y như đau đẻ đợi trăng mọc với lại thầy bói xem voi". Vậy là bày ra cả một cuộc hội thảo mà không đưa ra được một giải pháp nào.

Có ông nuôi cá tầm đến trình bày giới thiệu về cá tầm, nuôi cá tầm, chữa bệnh cá tầm. Ông nuôi ba ba đến trình bày công nghệ nuôi ba ba, rồi bệnh ba ba. Rồi chúng ta nên thế này, chặn hết nước rồi thế này thế kia. Chẳng phải đã chặn từ năm 1996 rồi đấy à! Rồi thì phải đưa lưới xuống sâu khoảng 2m cho Cụ vào rồi nâng lên. Nước hồ Gươm sâu có khoảng 90cm đến 1m bao nhiêu mà đòi đưa lưới xuống sâu 2m, toàn phát biểu không có thực tế gì cả!

Giải pháp của PGS là gì?

Bây giờ không có ngồi mà bàn, không chần chừ được nữa, phải đưa Cụ lên mà chữa trị. Tôi nghĩ đáng ra các vị phải hỏi tôi vì tôi là người bám sát Cụ Rùa và Hồ Gươm nhiều năm, chứ có ông đưa những ý kiến như làm lưới sâu 2m rồi bơm hơi nọ kia, không thực tế!

Bây giờ có nhiều chỗ Cụ cứ nằm yên thôi, thì mình cứ quây lưới từ xa, coi như Cụ không ra khỏi vòng lưới. Đến lúc Cụ lên mình có thể rải một số các lưới để tìm cách nâng lên, hoặc dồn theo kiểu dồn cái đăng để thành khu vực hẹp là bắt chứ có gì đâu. Chứ cái kiểu mời cả mấy ông đánh cá xa bờ vào nữa thì hết hơi.

Có nhiều người hiến kế, nhiều ý kiến. Hiến kế là tốt cả, là người ta có cái tâm, nhưng mình cần phải xem thực tế có phù hợp hay không. Tôi cho rằng lần này chúng ta phải làm triệt để ba việc: diệt rùa tai đỏ, vừa chữa bệnh cho Cụ Rùa và làm sạch hồ.

Phải đưa Cụ Rùa lên thật sớm, chứ càng để lâu thì càng nguy hiểm, diễn biến các vết thương ngày một nặng, nhiễm trùng vì nước hồ ô nhiễm đậm đặc.

"Bao nhiêu năm Cụ Rùa sống ngoài vòng pháp luật"?!

Tôi cho nhà báo xem để thấy là từ trước tới nay Cụ Rùa "ngoài vòng pháp luật", không ai bảo vệ Cụ Rùa, luật pháp không bảo vệ Cụ.

Giáo sư Đặng Huy Bình trước kia là Viện trưởng viện sinh thái vẫn hay phát biểu: cả 3 lần xuất bản sách đỏ đều không có tên rùa hồ Gươm. Cũng phải lưu ý rằng, sách đỏ này, thì chữ đỏ phải viết hoa, chứ nếu không viết hoa, nó chỉ có ý nghĩa là quyển sách màu đỏ. Nó phải được viết hoa như sách Trắng và sách Đen của bộ Ngoại giao.

Sách đỏ được xuất bản lần đầu năm 1992, có hình con giải được ghi rõ: "Về mùa Đông, con giải ở hồ Gươm Hà Nội đôi khi mò lên Tháp Rùa để phơi nắng. Tuy con giải có lớn song không dữ như ba ba mà chậm chạp, không cắn người như trong truyền thuyết". Vậy là không có từ "rùa hồ Gươm". Năm 1997, lại cũng như vậy, nhưng tên khoa học khác đi. Năm 2007 lại tên là "giải khổng lồ". Vậy mà cứ nói như đinh đóng cây chuối là "đã đưa rùa hồ Gươm vào sách đỏ Việt Nam".

Trong pháp luật thì trong Nghị định 32 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp về những loài động vật quý hiếm cần bảo vệ. Về rùa, danh sách 1 có rùa ba vạch, danh sách 2 có vài loại rùa, nhưng cũng không có rùa hồ Gươm. Nghị định 55 về thủy sản chỉ nói chuyện bảo vệ mấy con rùa biển. Như vậy là rùa hồ Gươm ngoài vòng pháp luật. Nhiều giáo sư tiến sĩ cứ nói rằng rùa hồ Gươm rất được quan tâm, được đưa vào sách đỏ Việt Nam. Nhưng sự thực là có đâu. Bây giờ kẻ nào bê Cụ đi thì không thể xử được bằng cái gì, vì có trong danh sách đâu. Thật là bi kịch!

"Sao Cụ Rùa lại mắc lưỡi câu chùm đúng vào dịp Đại lễ"

Tháng 9/2010 có người chụp được ảnh Cụ Rùa bị dính lưỡi câu chùm trông rất thảm thương rồi gửi cho tôi. Tôi tức tốc mang ảnh lên báo cáo lãnh đạo thành phố. Họ cứ hỏi "ai chụp?" "tôi không cần biết, đây là cái ảnh Cụ Rùa, tôi chịu trách nhiệm. Việc gì các anh cứ đi hỏi linh tinh". Rồi thì họ nói rằng sắp đến đại lễ 1000 năm Thăng Long, là thời điểm rất nhạy cảm, không nên đưa, thế nọ thế kia. Tôi nói: "Không. Tôi đưa tôi chịu trách nhiệm". Nhất là bên quận, cứ cuống lên.

Sau đó tấm ảnh này được mạng xã hội đưa lên ngày 15/9/2010, thậm chí còn có cả clip thằng bé đang quăng chùm lưỡi câu. Ngày 18/12/2010 người dân chụp được ảnh rùa tai đỏ leo lên lưng Cụ Rùa. Ngày 22/11/2010, phát hiện Cụ đang ngậm mẩu cao su. Đến ngày 20/12 trên người Cụ xuất hiện mấy vết lở loét, sau đó càng ngày càng nhiều hơn. Đến bây giờ thì tôi có thể nói thật sự nghiêm trọng, tình hình sức khỏe Cụ Rùa ở tình trạng báo động.

Vết xước này do rùa tai đỏ hay do lưỡi câu thưa PGS?

Chuyện rùa tai đỏ cũng khiến tôi mệt mỏi lắm. Tôi có thể chứng minh rùa tai đỏ đã xuất hiện ở Hồ Gươm khá lâu rồi, và đã cảnh báo rất nhiều lần. Nhưng mấy ông cứ cho rằng không có chuyện tại rùa tai đỏ có thể xâm hại được Cụ Rùa. Lí lẽ của các ông ấy là chỉ có cá lớn nuốt cá bé, chứ làm gì có chuyện con rùa tai đỏ bé bằng cái nắm tay, mà Cụ Rùa to bằng cái thúng lại có thể sinh chuyện như vậy. Tôi chán ngán: nếu các ông nghĩ như vậy, thì phải giải thích ra sao về chuyện con ốc bươu vàng? Con ốc bươu vàng nó to bằng ngần nào mà các ông đánh nhau vì con ốc bươu vàng, cả nước hoảng lên vì con ốc bươu vàng! Các ông so sánh quá là thô thiển!

Có thể là bình thường thì rùa tai đỏ không gặm Cụ, Cụ nguyên lành thì không sao. Nhưng giờ Cụ bị xây sát có mùi thịt, mùi máu hay gì đó ... có thể trở thành mồi cho rùa tai đỏ là. Thứ hai nữa là dưới lòng hồ rất nhiều chướng ngại vật, Cụ bị va quệt, xây sát rồi nước hồ ô nhiễm khiến Cụ bị nhiễm trùng. Tôi đã nhiều năm nay đề nghị phải làm một cái cống có cửa mở lên đóng xuống ở đoạn Hàng Khay ấy, may chăng lần này mới được thực hiện chăng.

Nước hồ Gươm đã bị tù đọng hàng trăm năm nay rồi, có chỗ chuyển nào đâu. Ngày trước có cái cống nước vào ở chỗ Nhà hát Múa rối nước, nhưng nước vào đó là nước mưa, nước thải chứ không có gì hay. Tôi thấy rằng mực nước ở hồ Gươm luôn cao hơn ở đoạn phố Hàng Khay, hiện giờ phải cao hơn đến khoảng 50 - 70 cm hay là 1m, nếu cạy chỗ đó lên thì giờ không cần phải tát hồ nữa.

Nói chung rất nhiều chuyện lẽ ra phải giải quyết từ lâu rồi, để đến lúc Cụ Rùa ra như thế nào mới làm chỉ là chữa cháy thôi. Thôi thì đành tự an ủi thà muộn còn hơn không.

Chỉ có Cụ Rùa duy nhất

PGS có cho rằng đây là cơ hội để ta hiểu hơn về Rùa Hồ Gươm, tỉ như có thể có hơn một Cụ Rùa dưới Hồ Gươm; hoặc PGS có tính đến việc lấy mẫu gen để nhân bản giống rùa quý này không?

Tôi khẳng định chỉ có một Cụ Rùa không có hai. Tôi không có tranh luận với ai hết. Suốt 20 năm trời tôi đã theo dõi rồi. Giả sử có 2 Cụ Rùa thì phải có người trông thấy hoặc chụp ảnh, chứ mỗi người nói một cách. Tôi thì khẳng định trong hồ chỉ có 1 Cụ Rùa.

Cũng có những ý kiến về nhân giống hay cho phối giống với rùa Trung Quốc. Một số người cho rằng loài rùa hồ Gươm có 4 cá thể, một là ở hồ Gươm, một là ở Đồng Mô, và 2 cá thể khác ở Trung Quốc. Nhưng rùa Trung Quốc và rùa Đồng Mô hoàn toàn sai khác. Hai loài sai khác thì không bao giờ có thể phối giống được.

Nhân bản vô tính thì càng không nên làm, và làm là vô ích. Vì mấy lí do sau. Thứ nhất là để nhân bản vô tính thì phải chọc vào nhân tế bào, nhân tế bào là thành lũy di truyền, chọc vào đó là con vật sinh ra mất khả năng miễn dịch, rất dễ nhiễm những bệnh mà không lường trước được. Thứ 2 là chưa có nghiên cứu về nhân bản vô tính của rùa, nên giờ này mang Cụ Rùa Hồ Gươm để làm thí nghiệm là không nên. Thứ 3 là rùa con nở ra đường kính chỉ có 5 - 6 cm thì đến bao giờ, mấy trăm năm sau mới thành Cụ Rùa được.

Tóm lại, tôi cho rằng Cụ Rùa là duy nhất. Việc duy nhất chúng ta nên tính đến bây giờ là khẩn trương tìm mọi cách cứu Cụ. Nếu không hậu quả sẽ khôn lường.

Xin cảm ơn PGS!

Những bức ảnh cho thấy tình trạng sức khỏe đáng lo ngại của Cụ Rùa

Cụ Rùa mắc lưỡi câu chùm lần thứ nhất ngày 1/8/2010. Ảnh: Hà Đình Đức
Dính lưỡi câu chùm ngày 15/09/2010. Ảnh: Hà Đình Đức
Ngậm dây cao su ngày 22/11/2010. Ảnh: Hà Đình Đức
Cụ Rùa cõng rùa tai đỏ trên lưng ngày 18/12/2010. Ảnh: Hà Đình Đức
Xuất hiện với vết thương ngày 30/12/2010. Ảnh: Hà Đình Đức
Xuất hiện với vết thương ngày 30/12/2010. Ảnh: Hà Đình Đức
4/2/2011 (tức mồng 2 Tết Tân Mão). Ảnh: Hà Đình Đức
4/2/2011 (tức mồng 2 Tết Tân Mão). nh: Hà Đình Đức


thanhnien.com.vn:
Đời sống


VOV NEWS:

Cập nhật lúc : 11:08 PM, 01/03/2011

Tích cực làm sạch môi trường sống của Rùa Hồ Gươm

(VOV) - Trong 3 ngày qua, hơn 200m3 bùn đất đã được nạo vét. Việc bẫy, bắt rùa tai đỏ cũng đã được triển khai từ đêm 28/2

Trước tình hình “nguy kịch” của Rùa Hồ Gươm, trong những ngày qua, dư luận trong nước đang theo dõi quá trình chữa trị, chăm sóc và bảo vệ “cụ” Rùa đang diễn ra tại đây.

Ngày 17/2, UBND TP Hà Nội đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ rùa Hồ Gươm, cũng như đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ môi trường sống của “cụ” Rùa.

Từ ngày 27/2, với mục đích làm sạch môi trường nước tại Hồ Gươm, Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên thoát nước Hà Nội, được sự chỉ đạo của UBND Thành phố đã ra quân tiến hành làm vệ sinh lòng hồ, nạo vét bùn đất, rác thải rắn, loại bỏ các vật cản… là một trong những tác nhân gây thương tích cho cụ rùa trong thời gian gần đây.

Qua 3 ngày làm việc, với điều kiện thi công hoàn toàn vào ban đêm (từ 20h ngày hôm trước đến 5h sáng hôm sau), Công ty THHH Nhà nước Một thành viên thoát nước Hà Nội đã tập trung cao độ về nhân lực, vật lực và phương tiện để tiến hành công việc quan trọng này.

Ông Võ Tiến Hùng, Phó Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết, tiến độ thi công đang diễn ra suôn sẻ. Trong 3 ngày qua, toàn công ty đã trục vớt được hơn 200 m3 bùn đất đá, chất thải rắn, trên tổng số diện tích cần làm sạch gần 1.700 m2, trong chu vi bán kính 10 mét. Công ty đang phấn đấu đẩy nhanh tiến độ, dự kiến đến ngày 7/3 sẽ hoàn thành cơ bản công việc, trả lại môi trường sống tốt cho cụ rùa cũng như cảnh quan xanh, sạch đẹp khu vực xung quanh bờ hồ.

Đồng thời với việc nạo vét bùn đất, Ban Chỉ đạo cũng đã tiến hành bơm nước sạch từ nhà máy nước Yên Phụ vào hồ, nhằm tăng thêm mực nước sạch. Bên cạnh đó, việc cứu chữa cho cụ rùa cũng đã được tiến hành bằng việc tạo cồn đất xung quanh khu vực Tháp Rùa, dựng bể nước cách ly, đưa rùa vào đó để phục vụ công tác cứu chữa vết thương.

Dự kiến trước ngày 5/3, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ hoàn thành thiết kế hàng rào phục vụ việc đưa “cụ" lên chữa trị tại khu vục chân tháp Rùa.

Cùng với việc cải thiện môi trường sống cho Rùa Hồ Gươm, việc tiến hành bẫy, bắt rùa tai đỏ tại Hồ Gươm đã bắt đầu được triển khai từ đêm 28 tháng 2 và rạng sáng 1 tháng 3. Với 5 chiếc bẫy nổi đầu tiên được đặt ở phía đền Ngọc Sơn, tổ công tác chịu trách nhiệm bắt rùa tai đỏ hy vọng sẽ bắt được nhiều rùa tai đỏ, góp phần cải thiện môi trường sống cho "cụ” Rùa.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, nhà khoa học: để rùa tai đỏ ở Hồ Gươm và các hồ khác bị tiêu diệt một cách triệt để, người dân cần tuyệt đối không phóng sinh rùa tai đỏ và các sinh vật ngoại lai xuống hồ.

Một số hình ảnh nạo vét lòng hồ:

Khu vực nạo vét được quây kín bạt đảm bảo vệ sinh

Xe chở rác tập kết tại đường Đinh Tiên Hoàng

Công việc bắt đầu

Việc cải tạo môi trường sống của "cụ" Rùa thu hút sự quan tâm, chú ý của người dân


Những viên đá hộc lớn được vớt lên

Chuyển vào xe đẩy

Rác thải nguy hiểm dưới lòng hồ

Vỏ ốc từ đáy hồ nổi lên khi nạo vét

Đá gạch được cẩu lên xe rác vận chuyển về bãi rác thải rắn

Đoàn xe bồn chở bùn đất nhão

Lắp ống hút vào xe bồn

Hút bùn đất lên xe bồn

Đa chủng loại rác được trục vớt từ lòng hồ

Những viên đá hộc lớn

Nguyễn Quỳnh


Thứ Tư, 02/03/2011, 06:05 (GMT+7)

Dùng lưới mềm đưa rùa hồ Gươm lên chữa trị

TT - Ngày 1-3, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đã chấp thuận phương án dùng lưới mềm mắt nhỏ đưa rùa hồ Gươm lên chữa trị nếu rùa không tự bò lên chân tháp Rùa, nơi bố trí các thiết bị chữa trị vết thương.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm mua hoặc đặt gia công lưới mềm, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các vết thương trên thân thể rùa và xong trước ngày 3-3 để sẵn sàng áp dụng khi cần thiết.

Cùng ngày, ông Nguyễn Văn Khôi giao Sở Xây dựng Hà Nội lắp đặt hàng rào cao 0,6m tại khu vực xung quanh tháp Rùa và đường dẫn từ chân tháp Rùa để lưu giữ rùa khi chữa trị.

XUÂN LONG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét