>> Hàn Quốc lo Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân
Trước đó, trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Itar-tass của Nga, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il cho biết, Triều Tiên không thay đổi lập trường ủng hộ nối lại đàm phán hạt nhân 6 bên vô điều kiện và phi hạt nhân hóa thông qua việc tuân thủ các cam kết trong tuyên bố chung 19/9/2005.
Những động thái này mang đến một cơ hội tốt cho bước đột phá bế tắc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, quan hệ liên Triều, cũng như quan hệ Mỹ - Triều. Tuy nhiên các nhà quan sát cho rằng, không nên quá kỳ vọng vào cuộc gặp này, vì cuộc gặp này được cho là mang tính chất thăm dò. Qua đó, Mỹ muốn tìm hiểu liệu Bình Nhưỡng có sẵn sàng thực hiện theo Tuyên bố chung năm 2005 và đáp ứng điều kiện của Mỹ, Hàn Quốc để nối lại đàm phán hay không.
Các nỗ lực ngoại giao nhằm nối lại đàm phán 6 bên mang đến một cơ hội tốt cho bước đột phá bế tắc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh minh họa. |
Cho đến nay Mỹ, Hàn Quốc đều yêu cầu Triều Tiên chấp nhận các điều kiện tiên quyết nối lại đàm phán 6 bên. Trong khi đó, Bình Nhưỡng nhiều lần khẳng định nối lại đàm phán vô điều kiện và nhấn mạnh: "Nếu Mỹ ít nhất từ bỏ chính sách thù địch hiện nay và tiếp cận một cách thiện chí, Triều Tiên sẵn sàng đồng ý cải thiện quan hệ song phương với Mỹ”.
Điều đó cho thấy, lập trường và các tiếp cận của hai bên còn quá xa nhau. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích lại nhận định, trong bối cảnh hiện nay, khi quan hệ Mỹ - Iran đang nóng lên xung quanh việc Mỹ cáo buộc Iran âm mưu ám sát đại sứ Saudi Arabia tại Washington, Mỹ muốn hoà hoã với Triều Tiên để rảnh tay với Iran. Cũng có ý kiến cho rằng, Mỹ muốn "tách bó đũa" Triều Tiên - Iran để dễ đối phó. Ý đồ của Washington sẽ có thể được hé lộ khi kết thúc cuộc gặp Mỹ - Triều lần này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét