24/10/2011 | 20:48:00
Mỹ và Triều Tiên ngày 24/10 đã bắt đầu cuộc đối thoại trực tiếp tại Geneva, Thụy Sĩ nhằm bàn biện pháp nối lại các vòng đàm phán sáu bên (gồm Nga, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên) về giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, vốn đang bị ngưng trệ.
Đây là cuộc đối thoại trực tiếp lần thứ hai giữa Mỹ và Triều Tiên kể từ khi vòng đàm phán sáu bên bị đổ vỡ cách đây hơn hai năm.
[Triều Tiên sẵn sàng trở lại bàn đàm phán sáu bên]
Dẫn đầu phái đoàn Mỹ là Đặc phái viên Mỹ phụ trách chính sách với Triều Tiên Stephen Bosworth, người sẽ thôi đảm nhận cương vị này sau vòng đàm phán, cùng người kế nhiệm Glyn Davies. Trong khi đó, Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye-Gwan dẫn đầu phái đoàn Triều Tiên. Cuộc đối thoại dự kiến diễn ra trong 2 ngày.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết nước này ủng hộ cuộc đối thoại nói trên, đồng thời bày tỏ hy vọng thông qua đó sẽ giúp tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và tạo điều kiện để nối lại đàm phán sáu bên, cũng như đạt được giải pháp thích hợp.
Giới phân tích cho rằng sẽ không có bước đột phá nào trong cuộc đàm phán lần này, bởi vì lập trường của hai bên vẫn còn khác biệt. Hiện cả Mỹ và Hàn Quốc đều yêu cầu Triều Tiên phải chấp nhận các điều kiện tiên quyết, trong đó có việc chấm dứt chương trình làm giàu hạt nhân, trước khi nối lại đàm phán sáu bên.
Trong khi đó, Bình Nhưỡng đã nhiều lần khẳng định quan điểm nối lại đàm phán sáu bên mà không kèm các điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên, giới phân tích cũng nhận định rằng cuộc đàm phán lần này giữa hai bên là một diễn biến tích cực.
Lần đối thoại gần đây nhất giữa Mỹ và Triều Tiên diễn ra vào ngày 28/7 vừa qua tại thành phố New York, Mỹ./.
Đây là cuộc đối thoại trực tiếp lần thứ hai giữa Mỹ và Triều Tiên kể từ khi vòng đàm phán sáu bên bị đổ vỡ cách đây hơn hai năm.
[Triều Tiên sẵn sàng trở lại bàn đàm phán sáu bên]
Dẫn đầu phái đoàn Mỹ là Đặc phái viên Mỹ phụ trách chính sách với Triều Tiên Stephen Bosworth, người sẽ thôi đảm nhận cương vị này sau vòng đàm phán, cùng người kế nhiệm Glyn Davies. Trong khi đó, Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye-Gwan dẫn đầu phái đoàn Triều Tiên. Cuộc đối thoại dự kiến diễn ra trong 2 ngày.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết nước này ủng hộ cuộc đối thoại nói trên, đồng thời bày tỏ hy vọng thông qua đó sẽ giúp tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và tạo điều kiện để nối lại đàm phán sáu bên, cũng như đạt được giải pháp thích hợp.
Giới phân tích cho rằng sẽ không có bước đột phá nào trong cuộc đàm phán lần này, bởi vì lập trường của hai bên vẫn còn khác biệt. Hiện cả Mỹ và Hàn Quốc đều yêu cầu Triều Tiên phải chấp nhận các điều kiện tiên quyết, trong đó có việc chấm dứt chương trình làm giàu hạt nhân, trước khi nối lại đàm phán sáu bên.
Trong khi đó, Bình Nhưỡng đã nhiều lần khẳng định quan điểm nối lại đàm phán sáu bên mà không kèm các điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên, giới phân tích cũng nhận định rằng cuộc đàm phán lần này giữa hai bên là một diễn biến tích cực.
Lần đối thoại gần đây nhất giữa Mỹ và Triều Tiên diễn ra vào ngày 28/7 vừa qua tại thành phố New York, Mỹ./.
(TTXVN/Vietnam+)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét