Thổ Nhĩ Kỳ ở cạnh Nga mà hướng về phía Mỹ

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :6:20 AM, 24/10/2011
Là những đối tác năng lượng chính của Thổ Nhĩ Kỳ khi chiếm khoảng 70% nguồn nhập khẩu năng lượng cho nước này nhưng hiện cả Moscow lẫn Tehran đang rất “không hài lòng” với Ankara. Thậm chí, hai nước này còn dự định sẽ không để yên nếu Thổ Nhĩ Kỳ “vào hùa” với phương Tây về vấn đề Syria.

Quan hệ vốn dĩ đã có phần rạn nứt giữa láng giềng gần gũi và cũng là đối tác quan trọng bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran đang đứng trước bờ vực đổ vỡ do Ankara đang theo đuổi vấn đề cấm vận đối với Syria.

Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng mất niềm tin đối với chế độ của Tổng thống Assad và có vẻ muốn “phản bội” đồng mình lâu năm của họ là Tổng thống Syria để “vào hùa” với phương Tây trừng phạt Syria thì láng giềng gần gũi và đồng thời là đối tác quan trọng của họ là Nga vẫn kiên quyết ủng hộ Chế độ Assad và đó là nguyên nhân dẫn đến một mâu thuẫn mới đe dọa đến quan hệ của các bên.

Trước đó, cả Nga và Iran từng giận “tím ruột” khi Thổ Nhĩ Kỳ hồ hởi “nghênh đón” Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thiết lập một trạm radar chống tên lửa trên lãnh thổ của họ mà không màng đến phản ứng của Moscow hay Tehran dẫn đến quan hệ giữa các bên bắt đầu rạn nứt từ đây.

Cộng cả hai sự việc lại với nhau, nhiều người quan ngại quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với cả Nga lẫn Iran trong thời gian tới có nhiều khả năng sẽ xuất hiện những “cơn chấn động dữ dội”.

Quan hệ giữa các láng giềng đang căng thẳng bởi Thổ Nhĩ Kỳ “theo đuôi” phương Tây ủng hộ trừng phạt Syria.

Rõ ràng, nguy cơ này đang đe dọa đến học thuyết đối ngoại mới được coi là khá thân thiện của Thổ Nhĩ Kỳ khi giữ lập trường “không không xung đột với các nước láng giềng” và không đặt các mối quan hệ với các láng giềng vào những tình huống nguy hiểm, thậm chí liên quan đến các vấn đề ở phía Đông Địa Trung Hải, nơi Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từng đe dọa sẽ sử dụng vũ lực để đáp trả những hành động thăm dò nguồn dầu khí ngoài khơi bờ biển Cộng hòa Síp do Mỹ khởi xướng bất chấp cảnh báo từ Ankara.

Tuy nhiên, trong cuộc hội đàm gần đây với Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton ở New York, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ nhận được “lời nhắn nhủ” rằng Washington ủng hộ Cộng hòa Síp khai thác năng lượng xa bờ, được dẫn đầu bởi các công ty Mỹ. Điều này chắc hẳn sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ vô cùng thất vọng bởi nhận ra một sự thật là từ trước đến nay chỉ Ankara “ngộ nhận” để giao giảng về một sự “hòa hợp” giữa Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ trong cách tiếp cận đối với các vấn đề khu vực.

Ngoài ra, các mối căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ với “láng giềng gần” Israel cũng đang bùng lên mạnh mẽ khi không kể các xung đột trước đó khiến quan hệ giữa hai nước bị đóng băng ,mới đây, trong chuyến thăm Nam Phi, Thủ tướng Erdogan lại “đổ thêm dầu vào lửa” khi hùng hồn tuyên bố: “Tôi nhận thấy Israel là mối đe doạ đối với khu vực vì họ có bom nguyên tử”.

Có lẽ, khi đưa ra tuyên bố này, Thủ tướng Erdogan cũng chẳng ngờ được rằng việc đẩy cao căng thẳng với Israel dường như đang "vô hiệu hóa" rất hiệu quả học thuyết đối ngoại thân thiện của Thổ Nhĩ Kỳ và chứng tỏ những nhận thức sai lầm trong chính sách đối ngoại đang hủy hoại hình ảnh của họ.

Trong một thời gian, dựa vào bản sắc đa khu vực của mình, Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện chiến thuật làm tất cả mọi thứ để ai cũng hài lòng và cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, không như mong đợi, ngày nay Ankada đang lâm vài tình cảnh đầy bấp bênh khi dường như đang làm “mếch lòng” hầu hết tất cả mọi người, bao gồm cả những người châu Âu khi họ vẫn tỏ ra khá “hờ hững” với những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ để trở thành thành viên của Liên minh châu Âu. Thậm chí, hồi đầu tháng 10, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy hôm còn thẳng thừng tuyên bố: "Không có cửa cho Thổ Nhĩ Kỳ vào EU".

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ không vì thế mà bỏ cuộc. Họ vẫn đang cố gắng bàm lấy “câu lạc bộ phương Tây” là NATO trong khi vẫn cố gắng hòa nhập sâu hơn vào khu vực Trung Đông và thậm chí, nuôi dưỡng tham vọng dẫn đầu khu vực này.

Tuy nhiên, việc Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng “lấy lòng” phương Tây bằng cách theo đuổi việc ủng hộ thay đổi chế độ ở Damacus chỉ đang khiến cho nước này lỡ mất vai trò là người hòa giải xung đột trong khu vực.

Ý tưởng “chiều sâu chiến lược” mới cho một quốc gia thuộc khối NATO ở Trung Đông của Thổ Nhĩ Kỳ thực tế chỉ khiến nước này ngày càng vướng vào vòng xoáy ngờ vực nhiều hơn bởi các nước láng giềng. Chẳng hạn, Iran, pháo đài chống phương Tây truyền thống, sẽ chẳng đời nào ngồi yên nhìn Ankara mở rộng ảnh hưởng ra khu vực Vịnh Ba Tư chừng nào mà họ vẫn coi chính sách với phương Tây là trung tâm.

Bên cạnh đó, không thể nhắc đến kế hoạch đầy tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ là đưa nền kinh tế nước này leo lên vị trí thứ 10 của thế giới từ vị trí hiện tại là 17. Kế hoạch này của Ankara nhấn mạnh xu hướng “tiến một mình” như một nền kinh tế quốc gia mà không thèm đếm xỉa đến việc hòa hợp với tiến trình chung của khu vực. Minh chứng là việc Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra khá “lạnh nhạt” với Tổ chức Hợp tác Kinh tế (ECO) bao gồm các thành viên là Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanistan, Azerbaijan, Iran, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Pakistan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan.

Tuy nhiên, điều này khiến Ankara không nhận ra một thực tế rằng nếu ECO hội nhập sâu hơn và nhờ vậy, trở thành một khối kinh tế vững mạnh thì giấc mơ trở thành một quốc gia quyền lực vẫn ám ảnh Ankara sẽ trở thành hiện thực trong chốc lát thay vì cứ cố chấp bằng mọi giá bám vào “câu lạc bộ phương Tây” trong khi nền kinh tế châu Âu đang “quay cuồng” trong cơn khủng hoảng và trì trệ chưa từng có trong lịch sử.

Do đó, nếu Thủ tướng Erdogan muốn thấy Thổ Nhĩ Kỳ vượt lên dẫn đầu Trung Đông hơn là xếp hạng chót ở châu Âu thì ông sẽ cần phải hành động để Ankara không tiếc rẻ mà vứt bỏ sự khoa trương về địa vị dẫn đầu của họ, thường được mô tả như là một biểu hiện của “Chủ nghĩa Ottoman mới” đồng thời dứt khoát phải tái cơ cấu lại chính sách đối ngoại nhiều hạn chế và lầm lạc hiện nay cũng như xem xét nghiêm túc về mối liên kết rời rạc với các tổ chức khu vực như đã đề cập ở trên.

>> Giấc mơ liên kết Á-Âu của Putin khó thành hiện thực?

Lê Dung (theo Asia Times)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét