27/05/2011 17:10
(HNMO) - Hôm nay (27/5), Yemen đã đứng bên bờ vực của cuộc nội chiến khi Tổng thống Ali Abdullah Saleh đã bất chấp các lời kêu gọi ông từ bỏ quyền lực từ các đối thủ và các nhà lãnh đạo thế giới.
Hơn 40 người Yemen đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ trên đường phố ở thủ đô Sanaa ngày hôm qua - ngày thứ tư của cuộc đụng độ kể từ sau khi một thỏa thuận do Vùng vịnh làm trung gian để đưa ông Saleh rời bỏ quyền lực và kết thúc 4 tháng bất ổn tại quốc gia này bị sụp đổ.
Các cư dân thoát chạy khỏi thành phố để tránh bạo lực đã lên đến hàng nghìn người. Những người khác đã chất các vật tư thiết yếu và chờ đợi trong lo lắng về những gì có thể xảy ra trong ngày.
Hơn 40 người Yemen đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ trên đường phố ở thủ đô Sanaa ngày hôm qua - ngày thứ tư của cuộc đụng độ kể từ sau khi một thỏa thuận do Vùng vịnh làm trung gian để đưa ông Saleh rời bỏ quyền lực và kết thúc 4 tháng bất ổn tại quốc gia này bị sụp đổ.
Các cư dân thoát chạy khỏi thành phố để tránh bạo lực đã lên đến hàng nghìn người. Những người khác đã chất các vật tư thiết yếu và chờ đợi trong lo lắng về những gì có thể xảy ra trong ngày.
Những người cầu nguyện hôm nay đã đến một điểm tập hợp truyền thống cho các đối thủ và những người ủng hộ ông Saleh - người đã cai trị quốc gia nghèo khó này trong gần 33 năm - và có thể là sự khơi mào cho bạo lực gia tăng trở lại.
Cuộc chiến đánh vào lực lượng an ninh của ông Saleh chống lại các thành viên của bộ tộc Hashed hùng mạnh do Sadiq al-Ahmar lãnh đạo - là cuộc chiến đẫm máu nhất mà Yemen từng chứng kiến kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu hồi tháng 1.
Hơn 80 người đã thiệt mạng kể từ hôm 22/5, khi các chiến binh trong các trang phục thường dân đi vào các khu phố. Đạn súng máy đã vang lên khắp thành phố ngày hôm qua và các vụ nổ lẻ tẻ cũng đã nổ ra gần nơi biểu tình, nơi hàng nghìn người yêu cầu ông Saleh ra đi vẫn đang cắm trại.
Khi tình hình xấu đi, các đại sứ quán nước ngoài đã giảm lượng nhân viên và kêu gọi các công dân của họ rời khỏi nước này.
Các nhà lãnh đạo nhóm G8 đang nhóm họp tại Deauville, Pháp, đã kêu gọi ông Saleh từ bỏ quyền lực.
Mỹ, từ lâu đã xem ông Saleh như một đồng minh chống lại al Qaeda, cũng nói rằng, giờ họ muốn ông ra đi. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết, ông đã "liên tục thất hứa" về các thỏa thuận từ chức.
Có lo ngại rằng Yemen, hiện đã đứng bên bờ vực của sự sụp đổ tài chính, có thể trở thành một nhà nước thất bại có thể làm suy yếu an ninh khu vực và đặt ra một mối nguy nghiêm trọng cho người hàng xóm Ả Rập Xê-út, nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Mỹ và Ả Rập Xê-út lo ngại về bất kỳ sự lây lan nào của tình trạng hỗn loạn có thể khiến các mạng lưới chiến binh toàn cầu có nhiều cơ hội hoạt động hơn.
Lãnh đạo bộ tộc Ahmar nói với Reuters rằng, không có cơ hội hòa giải với ông Saleh và ông kêu gọi các cường quốc khu vực và toàn cầu buộc ông Saleh phải ra đi trước khi đất nước có thể xảy ra nội chiến.
Hôm 25/5, ông Saleh cho biết, ông sẽ không cúi đầu trước "các mệnh lệnh" quốc tế yêu cầu ông phải từ chức và rời khỏi Yemen.
Áp lực đã được gia tăng kể từ tháng 2, khi người biểu tình lấy cảm hứng từ cuộc cách mạng dân chủ ở Tunisia và Ai Cập đã bắt đầu cắm trại ở các quảng trường và diễu hành kêu gọi ông Saleh ra đi. Những nỗ lực của ông Saleh nhằm ngăn chặn các cuộc biểu tình bằng vũ lực đã khiến 260 người thiệt mạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét