29/09/2011 05:41
(VTC News) - Đồng Tháp vừa bị lũ nuốt chửng hàng trăm ha lúa thì ngay sau đó An Giang bị vỡ đê liên tục, hàng ngàn hecta lúa bị nhấn chìm.
Ngày 28/9, hàng trăm nông dân xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú (An Giang) khóc ròng, bất lực trước lũ dữ phá vỡ đê bao Kênh 7 tràn vào vùng lúa rộng trên 1.500ha, gây thiệt hại một phần ba diện tích.
Người dân nơi đây cho biết, những vết nứt đã xuất hiện từ tối 27/9 nhưng gia cố không kịp vì lũ dâng cao quá nhanh, nước lại chảy xiết. Gia đình ông Trần Văn Hùng có hai con nhỏ và người anh bị bệnh tâm thần suýt bị lũ dìm chết khi căn nhà bị cuốn sập trong tích tắc.
Đến chiều 28/9, đoạn đê bị vỡ ở Ô Long Vĩ rộng toác kéo dài hơn 30m. Quân khu 9 đã cử ngay trên 1.000 cán bộ, chiến sĩ từ Sư đoàn 30 xuống ngay địa bàn phối hợp cùng bộ đội địa phương và lực lượng cứu đê tại chỗ với khoảng 3.000 người ra sức bảo vệ 1.000 ha lúa còn lại ở vùng này, cùng những đoạn đê ở Châu Phú đang bị lũ uy hiếp.
Ngày 28/9, hàng trăm nông dân xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú (An Giang) khóc ròng, bất lực trước lũ dữ phá vỡ đê bao Kênh 7 tràn vào vùng lúa rộng trên 1.500ha, gây thiệt hại một phần ba diện tích.
Người dân nơi đây cho biết, những vết nứt đã xuất hiện từ tối 27/9 nhưng gia cố không kịp vì lũ dâng cao quá nhanh, nước lại chảy xiết. Gia đình ông Trần Văn Hùng có hai con nhỏ và người anh bị bệnh tâm thần suýt bị lũ dìm chết khi căn nhà bị cuốn sập trong tích tắc.
Đến chiều 28/9, đoạn đê bị vỡ ở Ô Long Vĩ rộng toác kéo dài hơn 30m. Quân khu 9 đã cử ngay trên 1.000 cán bộ, chiến sĩ từ Sư đoàn 30 xuống ngay địa bàn phối hợp cùng bộ đội địa phương và lực lượng cứu đê tại chỗ với khoảng 3.000 người ra sức bảo vệ 1.000 ha lúa còn lại ở vùng này, cùng những đoạn đê ở Châu Phú đang bị lũ uy hiếp.
Lũ phá vỡ đê bao ở xã Ô Long Vĩ, Châu Phú, An Giang. Ảnh: Diễm Hằng |
Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh An Giang, hiện nước lũ trên sông Tiền tại Tân Châu lên đến 4,75m còn ở sông Hậu tại Châu Đốc là 4,11m. Con số này đã vượt qua đỉnh lũ của 11 năm trước và dự kiến trong những ngày tới nước lũ tiếp tục dâng nhanh với tốc độ từ 5-7cm mỗi ngày. Hiện đã có trên 1.000 ngôi nhà ở An Giang bị ngập lũ.
Tại Đồng Tháp, người dân thị xã Hồng Ngự chưa hết bàng hoàng về vụ vỡ đê ở xã Tân Hội làm 200ha lúa thu đông nơi đây bị lũ “nuốt chửng” gây thiệt hại khoảng 6 tỷ đồng, thì rạng sáng 28/9 gần 25m đê ở xã Tân Thành A bị vỡ. Vùng này nước ngoài sông cao hơn mặt ruộng khoảng 4,2m nên khi đê vỡ, cơ giới cũng không dám tiến đến khắc phục vì áp lực nước quá mạnh sẽ gây nguy hiểm cho lực lượng cứu đê.
Chiều 28/9 tuyến đê bị vỡ ở huyện Tân Hồng rộng ra khoảng 48m, nước tràn vào ruộng nhấn chìm khoảng 500ha lúa, thiệt hại hơn 5 tỷ đồng.
Ảnh: Báo Thanh Niên |
Trao đổi với phóng viên, ông Trương Hoàng Nam - Chủ tịch UBND thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) cho biết, nước lũ từ cánh đồng Thường Lạc ra vàm Trà Đư trên sông Tiền gây sụp mố cầu tạm trên tỉnh lộ 841. Đây là tuyến đường bắt đầu từ Quốc lộ 30 thuộc địa bàn trung tâm thị xã Hồng Ngự đi qua phường An Lạc qua huyện Hồng Ngự để sang thị xã Tân Châu của tỉnh An Giang.
Hiện cầu Trà Đư có thể sập bất cứ lúc nào nên ông Nam đã ký quyết định không cho người và xe qua lại nhằm đảm bảo an toàn cho tính mạng, tài sản người dân trong những ngày tổ chức khắc phục; đồng thời lên kế hoạch đưa phà lớn vào phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong vùng.
Theo ông Nam, lũ thượng nguồn đang chuyển sang giai đoạn cao điểm nên phải đang dồn sức cứu lấy 2.000 ha lúa thu đông. Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, Thị xã Hồng Ngự cho tạm đóng cửa 7 trường tiểu học để bảo vệ tính mạng cho khoảng 1.650 học sinh.
Tin liên quan |
Diễm Hằng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét