Nga chạy thử tàu ngầm nguyên tử đa chức năng

VTC News:
14/09/2011 01:00
Tối 12/9, Hải quân Nga đã cho chạy thử loại tàu ngầm nguyên tử đa chức năng mới nhất mang tên Severodvinsk thuộc dự án 885.

Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa Severodvinsk được đóng từ năm 1993 và hạ thủy tháng 6/2010. Nó là loại tàu ngầm thuộc thế hệ thứ tư mà NATO gọi là Granay.

Tàu dài 120 mét, có lượng choán nước 8,6 nghìn/13,8 nghìn tấn, có khả năng lặn sâu 600 mét, chạy với vận tốc 16/31 hải lý (khoảng 57 km/giờ) và cho phép chở đoàn thủy thủ tới 90 người.

Theo kế hoạch, đến cuối năm nay, tàu ngầm Severodvinsk sẽ được Hải quân Nga đưa vào trực chiến và Hải quân Nga sẽ được trang bị tổng cộng 6 tàu ngầm loại này.

Theo Vietnam+


Tàu ngầm hải quân: Từ hào quang đến ác mộng

23/06/2011 06:25

(VTC News) - Chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây, trên thế giới đã xảy ra hơn 20 vụ tai nạn hàng hải nghiêm trọng liên quan tới 22 chiếc tàu ngầm, trong đó phần lớn là tàu của Mỹ.

Theo thống kê, danh sách các nước có tai nạn trên biển do tàu ngầm gây ra đứng đầu là Mỹ (9 vụ), xếp thứ 2 là Nga (5 vụ), Anh cũng không ít hơn (4 vụ) và cuối cùng là Trung Quốc, Canada, Australia và Pháp (mỗi nước có 1 vụ).

Tàu ngầm hải quân: Từ hào quang đến ác mộng
Tàu ngầm USS Minneapolis – St Paul của Mỹ

Một báo cáo mới đây cho biết, tàu ngầm USS Minneapolis – St Paul của Mỹ đã suýt gây ra thảm hoạ khi đâm vào vỉa đá trên sông Tamar, gần Plymouth, hạt Devon (thuộc Anh).


Trong khi đó, vào tháng 10/2010, một tàu ngầm hạt nhân khác của Anh, tàu HMS Astute cũng gặp nạn khi bị mắc cạn ngoài khơi đảo Skye, Scotland trong một cuộc thử nghiệm. Được biết, các bánh lái của con tàu trị giá 1.2 tỉ bảng Anh này đã bị kẹt trong bùn và đá biển khi con tàu đang cố gắng đưa đoàn thủy thủ lên mặt nước. Và chỉ vài tháng sau đó, người ta lại phát hiện xác sĩ quan Molyneux, 36 tuổi bị bắn chết ngay trên con tàu HMS Astute này. Vụ việc đã được làm sáng tỏ, một thuyền viên có tên Ryan Donovan đã bị buộc tội giết chết viên sĩ quan cũng như có ý đồ sát hại 3 thuỷ thủ khác trên tàu.

Tàu ngầm hải quân: Từ hào quang đến ác mộng
Tàu ngầm hạt nhân HMS Astute của Anh

Ngoài ra, vào ngày 8/11/2008, tàu ngầm K-152 Nerpa của Nga cũng đã gặp sự cố trong một cuộc thử nghiệm trên biển khi hệ thống chữa cháy ngừng hoạt động và thải ra hợp chất khí làm lạnh Freon khiến cho 6 thủy thủ và 14 thuyền viên thiệt mạng, cùng hơn 20 người khác trên tàu bị nhiễm độc nặng.

Tàu ngầm hải quân: Từ hào quang đến ác mộng
Tàu ngầm K-152 Nerpa của Nga

Trước đó, không thể không kể đến vụ tai nạn thảm khốc xảy ra vào năm 2003 khi tàu ngầm Ming 361 chạy bằng diesel của Trung Quốc bị đắm đã cướp đi sinh mạng của 70 thuyền viên trên tàu. Đây được coi là một trong số những tai nạn hàng hải kinh hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Tàu ngầm hải quân: Từ hào quang đến ác mộng
Tàu ngầm Ming 361 chạy bằng diesel của Trung Quốc

Dưới đây là những con số kinh hoàng về tai nạn tàu ngầm đã được ghi vào "sổ đen" lịch sử nhân loại trong suốt thập kỷ qua:

Tháng 4/1963: Tàu ngầm USS Thresher (SSN-593) bị mất tích trong một cuộc thử nghiệm lặn sâu đã cướp đi sinh mạng của 129 thuỷ thủ đoàn.

Từ tháng 5 đến tháng 6 năm 1968: 99 người đã chết trong các vụ đắm tàu ngầm của hải quân Mỹ.

Ngày 4/3/1970: 57 người đã thiệt mạng trong vụ chìm tàu ngầm Eurydice của Pháp trên biển Địa Trung Hải.

Ngày 12/4/1970: Một tàu ngầm có trang bị vũ khí hạt nhân của Liên Xô chìm trên biển Đại Tây Dương ngoài khơi Tây Ban Nha đã cướp đi sinh mạng của 88 thuỷ thủ đoàn.

Ngày 10/8/1985: Một vụ nổ trên tàu ngầm K-473 của Liên Xô trên vịnh Chazma cũng đã giết chết 10 người và khiến 49 người khác bị thương do nhiễm phóng xạ.

Tàu ngầm hải quân: Từ hào quang đến ác mộng

Tàu ngầm và những cơn ác mộng kinh hoàng dưới lòng đại dương…

Ngày 7/4/1989: Tàu ngầm tấn công K-278 (Komsomolets) của Liên Xô chìm ở vùng biển ngoài khơi phía bắc Na Uy do cháy lớn đã khiến 42 người thiệt mạng

Ngày 8/12/2000: Tàu ngầm Oscar thế hệ 2 của Nga có tên Kursh bị đắm đã mãi mãi chôn vùi 118 thuỷ thủ đoàn dưới đáy biển Barents.

Tháng 1/2005: Có 1 người chết và 23 người khác bị thương trong một sự cố mắc cạn của tàu ngầm hạt nhân San Francisco (của Mỹ) gần đảo Guam trên Thái Bình Dương.

Ngày 6/9/2006: Một đám cháy bốc lên phía bên ngoài tàu ngầm hải quân 3 lớp Viktor của Nga trên khu vực biển gần biên giới Phần Lan cũng đã khiến 2 người bị thiệt mạng.

Ngày 21/3/2007: Hai thợ cơ khí Paul McCann, 32 tuổi và Anthony Huntrod, 20 tuổi đã chết khi một thiết bị tạo oxy do họ chế tạo phát nổ trong một cuộc diễn tập tàu ngầm HMS Tireless của Mỹ ở Bắc Cực.

Bích Hảo (theo Telegraph)


Năm 2020 thế giới sẽ có bao nhiêu chiếc tàu ngầm?

12/01/2011 10:40

(VTC News) – Trong giai đoạn từ năm 2011-2020 thế giới sẽ có tất cả 111 chiếc tàu ngầm với tổng kinh phí lên tới 106,7 tỷ USD.

Đây là nhận định của nhóm chuyên gia dự báo Forecast International của Mỹ khi phân tích, đánh giá và dự báo về xu hướng phát triển của thị trường tàu ngầm thế giới từ nay cho tới năm 2020.

Theo dự báo này, giá trung bình của một chiếc tàu ngầm rơi vào khoảng 960 triệu USD. Điều này chứng tỏ những chiếc tàu ngầm chế tạo trong giai đoạn này đòi hỏi rất cao về kết cấu, trang bị cũng như tính năng, hiệu quả.

Năm 2020 thế giới sẽ có bao nhiêu chiếc tàu ngầm?
Từ nay cho tới năm 2020 thế giới sẽ có thêm khoảng 111 chiếc tàu ngầm mới với tổng trị giá lên tới 106,7 tỷ USD.

Bên cạnh đó, xu hướng tàu ngầm sử dụng động cơ không phụ thuộc vào không khí cũng sẽ ngày càng phát triển và mở rộng. Điều này sẽ khiến cho giá tàu ngầm diesel-điện tăng lên đáng kể.

“Trong tương lai xa, sự thay đổi thường xuyên của cơ cấu giá đóng tàu cũng như nhu cầu sử dụng tàu ngầm mang động cơ hạt nhân của các nước ngày càng tăng lên khiến cho giá trung bình mỗi chiếc tàu ngầm hàng năm cũng tăng theo” – nhận định của chuyên gia phân tích vũ khí Stuart Slade trong bản dự báo.

Hiện nay thị trường tàu ngầm thế giới được chia ra làm 3 phân khúc. Phân khúc thứ nhất là thị trường tàu ngầm có khả năng mang tên lửa đạn đạo (SSBN).

Phân khúc thứ hai là thị trường tàu ngầm tấn công mang động cơ hạt nhân (SSN). Hiện nay đang có 27 chiếc tàu ngầm loại này đã được đặt hàng và chế tạo với tổng trị giá 48,32 tỷ USD.

Phân khúc thứ ba là thị trường tàu ngầm diesel-điện (SSK). Theo dự báo của các chuyên gia Mỹ, từ nay đến năm 2020 sẽ được bổ sung thêm 71 chiếc chiếm 64% tổng số tàu ngầm loại này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét