07/05/2011 16:44
Mỹ thiệt hại kinh tế 50-100 tỷ USD sau vụ tấn công 11/9 |
(HNMO) - Kẻ thù công khai đắt giá nhất trong lịch sử Mỹ đã chết hôm 1/5 bởi hai viên đạn.
Khi nước Mỹ đánh dấu cái chết của Osama bin Laden, điều nổi bật lên là ông đáng giá bao nhiêu với nước Mỹ và những thứ ít ỏi mà nước Mỹ có được từ cuộc chiến chống lại ông?
Bằng sự ước tính bảo thủ, bin Laden đã “tiêu tốn” của Mỹ ít nhất là 3.000 tỷ USD trong 15 năm qua, bao gồm cả những sự gián đoạn ông đã ‘ném” vào nền kinh tế trong nước, các cuộc chiến tranh và sự bảo mật cao được thiết lập từ các cuộc tấn công khủng bố mà ông thiết kế và những nỗ lực trực tiếp để triệt hạ ông.
Điều gì làm chúng ta phải nói tới điều này? Hai cuộc chiến tranh tiếp tục ngốn 150.000 binh sĩ và thắt chặt ¼ ngân sách quốc phòng của Mỹ, những bộ máy an ninh nội địa cồng kềnh mà có lúc đã gây áp lực lên các giới hạn của tự do dân sự; sự tăng giá dầu một phần do cuộc chiến toàn cầu chống lại mạng lưới khủng bố bin Laden; và một chuỗi nợ quốc gia của Mỹ, đe dọa gây trở ngại cho nền kinh tế, trừ phi các nhà lập pháp thỏa hiệp về một thỏa thuận giảm thâm hụt chưa từng thấy.
Tất cả điều đó đã không mang lại cho người Mỹ, ít nhất là chưa, bất cứ điều gì gần với các tiến bộ xã hội hoặc kinh tế được sản sinh từ các cuộc chiến chống lại kẻ thù đắt đỏ nhất của nước Mỹ. Việc đánh bại quân đội ở các bang ly khai đã chấm dứt chế độ nô lệ ở Mỹ và mang lại làn sóng tiêu chuẩn hóa – ví dụ như trong khoảng cách đường ray và kích cỡ giày - mà đã mở đường cho một nền kinh tế quốc gia thực sự.
Có lẽ niềm hi vọng kinh tế lớn nhất từ việc chi tiêu cho bin Laden của Mỹ, nếu có, là sự phát triển tăng tốc của máy bay không người lái. Đó là khoản 3.000 tỷ USD người Mỹ được hưởng lợi cho đến nay: những máy bay không người lái Predator.
Chắc chắn, trong quá trình đấu tranh chống bin Laden, Mỹ đã thoát khỏi một cuộc tấn công thực sự thảm khốc khác trên đất Mỹ. Al-Qaida, mặc dù không bị phá hủy nhưng đã bị khập khiễng. "Chúng ta đã chứng minh rằng chúng ta đánh giá hệ thống bảo mật của chúng ta đủ gánh một số chi phí kinh tế đáng kể để bảo vệ nó", ông Michael O'Hanlon, một nhà phân tích an ninh quốc gia tại Viện Brookings nói.
Nếu xét rằng việc nước Mỹ đã tiêu tốn 1/5 tổng sản phẩm nội địa một năm, nhiều hơn toàn bộ ngân sách năm 2008 của chính phủ Mỹ, để đáp trả lại cuộc tấn công của bin Laden vào Mỹ năm 2001, ông Obama có thể đã được một thứ gì đó.
Những kẻ thù khác trong suốt lịch sử Mỹ đã lấy đi những tổng chi phí cao hơn, trong máu và trong ngân khố Mỹ. Cuộc nội chiến và Thế chiến II đã sản sinh ra sự thương vong cao hơn và tiêu thụ phần lớn sản lượng kinh tế của đất nước. Là một gánh nặng kinh tế, cuộc nội chiến là một trận đại hồng thủy tồi tệ nhất của nước Mỹ so với quy mô của nền kinh tế. Ước tính các bang phái quân sự và các liên minh đã kết hợp chi khoảng 80 triệu USD để chiến đấu với nhau. Con số này có vẻ thấp, nhưng lịch sử kinh tế học nghiên cứu về cuộc chiến tranh nói rằng, tổng chi phí tài chính đã được nhân cấp số nhân cao hơn: giống như 280 tỷ USD hiện nay.
Chiến tranh Thế giới II, chi tiêu quốc phòng hết 4.400 tỷ USD. Vào lúc đỉnh điểm, nó hút gần 40% GDP, theo cơ quan nghiên cứu Quốc hội. Đó là một sự huy động quốc gia chưa từng có, Chris Hellman, một nhà phân tích ngân sách quốc phòng tại các dự án ưu tiên quốc gia cho biết. Cứ 10 người Mỹ thì có tới 1 người đã mặc đồng phục trong chiến tranh.
Chi tiêu quân sự của Mỹ đạt tổng cộng gần 19.000 tỷ USD trong suốt bốn thập niên của Chiến tranh Lạnh xảy ra sau đó. Sự tiêu tiền lớn như vậy cho các nghiên cứu vũ khí đã ngược trở lại để cách mạng hóa cuộc sống dân sự nhờ vào siêu máy tính và công nghệ vệ tinh, không đề cập đến sự ra đời của Internet.
Khi nước Mỹ đánh dấu cái chết của Osama bin Laden, điều nổi bật lên là ông đáng giá bao nhiêu với nước Mỹ và những thứ ít ỏi mà nước Mỹ có được từ cuộc chiến chống lại ông?
Bằng sự ước tính bảo thủ, bin Laden đã “tiêu tốn” của Mỹ ít nhất là 3.000 tỷ USD trong 15 năm qua, bao gồm cả những sự gián đoạn ông đã ‘ném” vào nền kinh tế trong nước, các cuộc chiến tranh và sự bảo mật cao được thiết lập từ các cuộc tấn công khủng bố mà ông thiết kế và những nỗ lực trực tiếp để triệt hạ ông.
Điều gì làm chúng ta phải nói tới điều này? Hai cuộc chiến tranh tiếp tục ngốn 150.000 binh sĩ và thắt chặt ¼ ngân sách quốc phòng của Mỹ, những bộ máy an ninh nội địa cồng kềnh mà có lúc đã gây áp lực lên các giới hạn của tự do dân sự; sự tăng giá dầu một phần do cuộc chiến toàn cầu chống lại mạng lưới khủng bố bin Laden; và một chuỗi nợ quốc gia của Mỹ, đe dọa gây trở ngại cho nền kinh tế, trừ phi các nhà lập pháp thỏa hiệp về một thỏa thuận giảm thâm hụt chưa từng thấy.
Tất cả điều đó đã không mang lại cho người Mỹ, ít nhất là chưa, bất cứ điều gì gần với các tiến bộ xã hội hoặc kinh tế được sản sinh từ các cuộc chiến chống lại kẻ thù đắt đỏ nhất của nước Mỹ. Việc đánh bại quân đội ở các bang ly khai đã chấm dứt chế độ nô lệ ở Mỹ và mang lại làn sóng tiêu chuẩn hóa – ví dụ như trong khoảng cách đường ray và kích cỡ giày - mà đã mở đường cho một nền kinh tế quốc gia thực sự.
Có lẽ niềm hi vọng kinh tế lớn nhất từ việc chi tiêu cho bin Laden của Mỹ, nếu có, là sự phát triển tăng tốc của máy bay không người lái. Đó là khoản 3.000 tỷ USD người Mỹ được hưởng lợi cho đến nay: những máy bay không người lái Predator.
Chắc chắn, trong quá trình đấu tranh chống bin Laden, Mỹ đã thoát khỏi một cuộc tấn công thực sự thảm khốc khác trên đất Mỹ. Al-Qaida, mặc dù không bị phá hủy nhưng đã bị khập khiễng. "Chúng ta đã chứng minh rằng chúng ta đánh giá hệ thống bảo mật của chúng ta đủ gánh một số chi phí kinh tế đáng kể để bảo vệ nó", ông Michael O'Hanlon, một nhà phân tích an ninh quốc gia tại Viện Brookings nói.
Nếu xét rằng việc nước Mỹ đã tiêu tốn 1/5 tổng sản phẩm nội địa một năm, nhiều hơn toàn bộ ngân sách năm 2008 của chính phủ Mỹ, để đáp trả lại cuộc tấn công của bin Laden vào Mỹ năm 2001, ông Obama có thể đã được một thứ gì đó.
Những kẻ thù khác trong suốt lịch sử Mỹ đã lấy đi những tổng chi phí cao hơn, trong máu và trong ngân khố Mỹ. Cuộc nội chiến và Thế chiến II đã sản sinh ra sự thương vong cao hơn và tiêu thụ phần lớn sản lượng kinh tế của đất nước. Là một gánh nặng kinh tế, cuộc nội chiến là một trận đại hồng thủy tồi tệ nhất của nước Mỹ so với quy mô của nền kinh tế. Ước tính các bang phái quân sự và các liên minh đã kết hợp chi khoảng 80 triệu USD để chiến đấu với nhau. Con số này có vẻ thấp, nhưng lịch sử kinh tế học nghiên cứu về cuộc chiến tranh nói rằng, tổng chi phí tài chính đã được nhân cấp số nhân cao hơn: giống như 280 tỷ USD hiện nay.
Chiến tranh Thế giới II, chi tiêu quốc phòng hết 4.400 tỷ USD. Vào lúc đỉnh điểm, nó hút gần 40% GDP, theo cơ quan nghiên cứu Quốc hội. Đó là một sự huy động quốc gia chưa từng có, Chris Hellman, một nhà phân tích ngân sách quốc phòng tại các dự án ưu tiên quốc gia cho biết. Cứ 10 người Mỹ thì có tới 1 người đã mặc đồng phục trong chiến tranh.
Chi tiêu quân sự của Mỹ đạt tổng cộng gần 19.000 tỷ USD trong suốt bốn thập niên của Chiến tranh Lạnh xảy ra sau đó. Sự tiêu tiền lớn như vậy cho các nghiên cứu vũ khí đã ngược trở lại để cách mạng hóa cuộc sống dân sự nhờ vào siêu máy tính và công nghệ vệ tinh, không đề cập đến sự ra đời của Internet.
Không giống với bất kỳ cuộc xung đột nào, các cuộc chiến tranh mà Mỹ đang tiến hành hôm nay lại được bắt đầu bởi một người đàn ông duy nhất. Xét dưới bất cứ góc độ nào, bin Laden đã “giáng” một chi phí khó tin với Mỹ. Vụ ném bom của ông năm 1998 vào đại sứ quán Mỹ ở Châu Phi đã khiến Washington phải tăng gấp bốn lần chi tiêu về an ninh ngoại giao trên toàn thế giới vào năm sau và mở rộng nó từ 172 triệu USD lên 2,2 tỷ USD trong thập kỷ tiếp theo. Vụ đánh bom năm 2000 vào USS Cole đã gây ra 250 triệu USD thiệt hại.
Vụ Al-Qaeda tấn công Mỹ vào ngày 11/9/2001 là thảm họa có giá cao nhất trong lịch sử Mỹ. Các nhà kinh tế ước tính rằng, chi phí tổng cộng từ các cuộc tấn công đã gây thiệt hại tăng trưởng từ 50-100 tỷ USD, hoặc 0,5-1% GDP, và gây ra khoảng 25 tỷ USD thiệt hại tài sản. Thị trường chứng khoán sụt giảm và đã xuống gần 13 điểm phần trăm một năm sau đó.
Chi phí lớn hơn chúng ta có thể tính cho bin Laden đến từ phản ứng chính sách sau sự kiện 9/11. Cuộc chiến tranh của Mỹ vào Afghanistan rõ ràng là một phản ứng đối với cuộc tấn công của al-Qaida. Không chắc rằng chính quyền Bush có xâm chiếm Iraq không, nếu cuộc tấn công ngày 9/11 không mở ra một cuộc tranh luận về chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo và vũ khí hủy diệt hàng loạt. Hai cuộc chiến tranh đã lớn lên thành một chiến dịch chống lại phiến quân nổi dậy toàn diện tiêu tốn của Mỹ 1.400 tỷ USD trong thập kỷ vừa qua và sẽ có giá hàng trăm tỷ nữa. Chính phủ đã vay tiền cho những cuộc chiến tranh, thêm hàng trăm tỷ trong chi phí lãi suất cho các khoản nợ của Mỹ.
Chi tiêu cho Iraq và Afghanistan đạt đỉnh ở mức 4,8% GDP trong năm 2008, không nơi nào gần mức huy động kinh tế trong một số cuộc xung đột vừa qua, nhưng vẫn còn nhiều hơn toàn bộ thâm hụt của Mỹ vào năm đó.
Tuy nhiên, bin Laden đã tạo ra một hiệu ứng gợn sóng. Cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan đã tạo ra một thế giới mà chi tiêu quốc phòng không liên quan đến chiến tranh đã tăng 50% kể từ năm 2001. Sau đó, tăng chi tiêu lớn cho các cải cách lớn ở các cơ quan tình báo Mỹ và các chương trình an ninh nội địa. Những thay đổi này đã tiêu tốn ít nhất là 1.000 tỷ USD, nếu không muốn nói là nhiều hơn, các nhà phân tích ngân sách nói, mặc dù các chi phí chính xác vẫn chưa rõ. Bởi vì phần lớn chi tiêu được phân loại hoặc rải ra giữa các cơ quan với nhiều nhiệm vụ.
Giá của chiến tranh chống chiến tranh và phản ứng an ninh cho bin Laden chiếm hơn 15% các khoản nợ quốc gia phát sinh trong thập kỷ qua. Tất cả những chi phí, tổng cộng lại với nhau, đạt ít nhất 3.000 tỷ USD. Và đó chỉ là ước tính thận trọng.
Quan trọng nhất, cuộc chiến chống bin Laden đã không sản xuất những lợi ích đi kèm như các cuộc xung đột trước đó. Sự leo thang quân sự trong 10 năm qua đã không kích thích nền kinh tế như các nỗ lực chiến tranh đã thực hiện trong những năm 1940. Trong khi đó, chi tiêu cho an ninh quốc gia Mỹ không thúc đẩy sự đổi mới. Các chuyên gia đã nói với National Journal rằng, chỉ có một vài tiến bộ sinh ra từ cuộc chiến chống bin Laden, bao gồm máy bay không người lái Predator và sự cải thiện các hệ thống sao lưu để bảo vệ công nghệ thông tin khỏi một cuộc tấn công khủng bố hay thảm họa khác.
Những gì Mỹ còn lại, sau bin Laden, là một dự luật kéo dài đã làm trầm trọng thêm bởi những quyết định được đưa ra trong chiến dịch kéo dài một thập kỷ chống lại ông. Mỹ vay tiền để tài trợ cho cuộc chiến chống khủng bố chứ không phải là chuyển từ tài trợ an ninh quốc gia khác hoặc tăng thuế.
Mặc dù Bin Laden đã bị chôn ngoài biển, nhưng những kẻ cực đoan Hồi giáo khác đang ganh đua để có chỗ đứng của mình. Theo thời gian, những kẻ thù mới, nước ngoài và trong nước, sẽ tăng lên để thách thức Mỹ. Những gì họ sẽ tiêu tốn của Mỹ nhiều hơn so với những gì người Mỹ nhận ra, là sự lựa chọn của người Mỹ.
Vụ Al-Qaeda tấn công Mỹ vào ngày 11/9/2001 là thảm họa có giá cao nhất trong lịch sử Mỹ. Các nhà kinh tế ước tính rằng, chi phí tổng cộng từ các cuộc tấn công đã gây thiệt hại tăng trưởng từ 50-100 tỷ USD, hoặc 0,5-1% GDP, và gây ra khoảng 25 tỷ USD thiệt hại tài sản. Thị trường chứng khoán sụt giảm và đã xuống gần 13 điểm phần trăm một năm sau đó.
Chi phí lớn hơn chúng ta có thể tính cho bin Laden đến từ phản ứng chính sách sau sự kiện 9/11. Cuộc chiến tranh của Mỹ vào Afghanistan rõ ràng là một phản ứng đối với cuộc tấn công của al-Qaida. Không chắc rằng chính quyền Bush có xâm chiếm Iraq không, nếu cuộc tấn công ngày 9/11 không mở ra một cuộc tranh luận về chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo và vũ khí hủy diệt hàng loạt. Hai cuộc chiến tranh đã lớn lên thành một chiến dịch chống lại phiến quân nổi dậy toàn diện tiêu tốn của Mỹ 1.400 tỷ USD trong thập kỷ vừa qua và sẽ có giá hàng trăm tỷ nữa. Chính phủ đã vay tiền cho những cuộc chiến tranh, thêm hàng trăm tỷ trong chi phí lãi suất cho các khoản nợ của Mỹ.
Chi tiêu cho Iraq và Afghanistan đạt đỉnh ở mức 4,8% GDP trong năm 2008, không nơi nào gần mức huy động kinh tế trong một số cuộc xung đột vừa qua, nhưng vẫn còn nhiều hơn toàn bộ thâm hụt của Mỹ vào năm đó.
Tuy nhiên, bin Laden đã tạo ra một hiệu ứng gợn sóng. Cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan đã tạo ra một thế giới mà chi tiêu quốc phòng không liên quan đến chiến tranh đã tăng 50% kể từ năm 2001. Sau đó, tăng chi tiêu lớn cho các cải cách lớn ở các cơ quan tình báo Mỹ và các chương trình an ninh nội địa. Những thay đổi này đã tiêu tốn ít nhất là 1.000 tỷ USD, nếu không muốn nói là nhiều hơn, các nhà phân tích ngân sách nói, mặc dù các chi phí chính xác vẫn chưa rõ. Bởi vì phần lớn chi tiêu được phân loại hoặc rải ra giữa các cơ quan với nhiều nhiệm vụ.
Giá của chiến tranh chống chiến tranh và phản ứng an ninh cho bin Laden chiếm hơn 15% các khoản nợ quốc gia phát sinh trong thập kỷ qua. Tất cả những chi phí, tổng cộng lại với nhau, đạt ít nhất 3.000 tỷ USD. Và đó chỉ là ước tính thận trọng.
Quan trọng nhất, cuộc chiến chống bin Laden đã không sản xuất những lợi ích đi kèm như các cuộc xung đột trước đó. Sự leo thang quân sự trong 10 năm qua đã không kích thích nền kinh tế như các nỗ lực chiến tranh đã thực hiện trong những năm 1940. Trong khi đó, chi tiêu cho an ninh quốc gia Mỹ không thúc đẩy sự đổi mới. Các chuyên gia đã nói với National Journal rằng, chỉ có một vài tiến bộ sinh ra từ cuộc chiến chống bin Laden, bao gồm máy bay không người lái Predator và sự cải thiện các hệ thống sao lưu để bảo vệ công nghệ thông tin khỏi một cuộc tấn công khủng bố hay thảm họa khác.
Những gì Mỹ còn lại, sau bin Laden, là một dự luật kéo dài đã làm trầm trọng thêm bởi những quyết định được đưa ra trong chiến dịch kéo dài một thập kỷ chống lại ông. Mỹ vay tiền để tài trợ cho cuộc chiến chống khủng bố chứ không phải là chuyển từ tài trợ an ninh quốc gia khác hoặc tăng thuế.
Mặc dù Bin Laden đã bị chôn ngoài biển, nhưng những kẻ cực đoan Hồi giáo khác đang ganh đua để có chỗ đứng của mình. Theo thời gian, những kẻ thù mới, nước ngoài và trong nước, sẽ tăng lên để thách thức Mỹ. Những gì họ sẽ tiêu tốn của Mỹ nhiều hơn so với những gì người Mỹ nhận ra, là sự lựa chọn của người Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét