Điện hạt nhân: Xa xỉ đối với nước nghèo

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :4:04 PM, 01/10/2011
Chi phí gia tăng và những rủi ro tiềm ẩn làm cho năng lượng hạt nhân trở thành một thứ hết sức “xa xỉ” đối với những nước nghèo, thậm chí cả với các nước đang phát triển, các chuyên gia cho biết.

Có 40 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động trên khắp thế giới, cung cấp khoảng 14% nguồn cung điện của thế giới. Hầu hết chúng được xây dựng từ 30 đến 40 năm trước, khi mà chi phí trong sản xuất năng lượng hạt nhân chỉ ở mức tương đối.

Gần đây, những lo ngại về chất thải khí gây hiệu ứng nhà đã kích thích các khoản trợ cấp của chính phủ trong việc khôi phục năng lượng hạt nhân. Không giống như các thế hệ nhiệt điện sử dụng than đá hoặc các nhiên liệu hóa thạch khác, điện hạt nhân góp phần giải quyết vấn đề ấm lên toàn cầu.

Với trị giá ít nhất vài tỷ đô la, không phải quốc gia nào cũng có thể mua được một lò phản ứng hạt nhân. (Ảnh minh họa)


Tuy nhiên, thảm họa hạt nhân gần đây xảy ra ở Fukushima hồi tháng 3 năm 2011 đã một lần nữa làm các chính phủ “nản lòng”. Nhiều quốc gia đã tạm dừng việc nghiên cứu và sản xuất năng lượng hạt nhân dù biết rằng đó là con đường đúng đắn cho phát triển năng lượng bền vững. Rất nhiều yếu tố khác cũng được đặt lên bàn cân để xem xét lại.

Rủi ro

Vẫn còn quá sớm để có thể đánh giá đầy đủ những ảnh hưởng từ vụ Fukushima đối với tương lai của năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, các nước OECD (gồm Bỉ, Đức, Ý, Nhật Bản và Thụy Sĩ) đã quyết định đóng cửa dần các lò phản ứng hạt nhân và hủy bỏ kế hoạch cho những cái mới.

Trước khi xảy ra vụ Fukushima, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) dự đoán rằng các nhà máy điện hạt nhân sẽ cung cấp thêm 360 GW điện vào năm 2035, tương đương hơn 200 lò phản ứng mới.

Trong quá khứ, xác suất xảy ra các vụ tai nạn hạt nhân lớn là rất nhỏ nhưng đã tăng lên đáng kể trong thời điểm hiện tại. Một phép tính đơn giản cho thấy trên thực tế, xác suất gặp một tai nạn nghiêm trọng trong vòng 20-25 năm tới của bất kỳ lò phản ứng hạt nhân nào đang hoạt động là 1 trên 5000. Điều này có nghĩa là một tai nạn hạt nhân lớn được dự báo có thể sẽ xảy ra 20 năm một lần.

Chi phí thực tế

Công suất điện hạt nhân ở các nước đang phát triển (gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Mexico, Argentina và Pakistan) chỉ chiếm 6% tổng số công suất trên thế giới.

Vào cuối năm 2008, hơn 50 nước đang phát triển đã có cuộc tiếp xúc với IAEA về vấn đề xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở nước mình.

Tuy nhiên, với các quốc gia có GDP nhỏ hơn 50 tỷ đô la Mỹ sẽ không dễ dàng để mua một lò phản ứng hạt nhân trị giá ít nhất vài tỷ đô la. Bên cạnh đó, các nước cũng sẽ cần lưới điện với công suất tối thiểu khoảng 10 GW cho một lò phản ứng hạt nhân lớn.

Sau khi loại bỏ những quốc gia không đáp ứng được tiêu chí này, 16 nước còn lại có khả năng gồm: Algeria, Belarus, Chile, Ai Cập, Hy Lạp, Indonesia, Kazakhstan, Kenya, Malaysia, Philippines, Ba Lan, A-rập Xê-út, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, các tiểu vương quốc A-rập thống nhất, và Venezuela.

Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên năng lượng tiềm năng khác của họ, chẳng hạn như dầu mỏ, năng lượng sinh học, khí đốt, thủy điện, lại chỉ ra rằng hạt nhân không phải là lựa chọn tốt nhất để tạo ra điện. Mặt khác, chi phí sản xuất điện hạt nhân cao hơn đáng kể hơn so với các lựa chọn khác.

Động cơ

Vậy điều gì đã thúc đẩy các nước đang phát triển theo đuổi những lựa chọn hạt nhân? Giảm khí thải nhà kính không phải là mối quan tâm hàng đầu vì Nghị định thư Kyoto quy định chỉ các nước công nghiệp mới phải cam kết về vấn đề khí thải .

Nguyên nhân thực sự nằm ở mức độ “uy tín” và “đẳng cấp” mà các nước làm chủ công nghệ hạt nhân có thể đạt được.

Và kể từ khi không có sự phân biệt rõ ràng giữa việc sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình hay cho việc sản xuất vũ khí hạt nhân, nhiều người lo ngại rằng lò phản ứng hạt nhân sẽ làm tăng nguy cơ phổ biến của vũ khí hạt nhân.
Phương Huyền (Theo Scidev)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét