vietnamplus.vn
08/01/2012 | 22:01:00
Kênh truyền hình vệ tinh Press TV của Iran ngày 8/1 đưa tin người đứng đầu Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran Fereydoun Abbasi Davani cho biết nước Cộng hòa Hồi giáo này sẵn sàng xuất khẩu các dịch vụ liên quan tới năng lượng hạt nhân sang các nước khác.
Ngày 7/1, tuyên bố bên lề lễ khai mạc triển lãm về thành quả hạt nhân của Iran ở thành phố cảng Bandar Abbas, tỉnh Hormozgan, miền Nam Iran, ông Abbasi cho biết hiện nay Tehran có thể sản xuất được nước nặng, là loại nước thường được ứng dụng trong y tế; và với các máy ly tâm thế hệ thứ ba mới được giới thiệu gần đây, Iran có thể làm giàu urani ở cấp độ 20%.
Theo THX và AP, trong tương lai gần, cơ sở làm giàu Fordo được xây dựng sâu bên trong một quả núi nhằm tránh các cuộc oanh kích sẽ bắt đầu đi vào hoạt động và sẽ sản xuất được urani làm giàu ở các mức 20%, 3,5% và 4%.
[Iran tiến gần hơn tới làm giàu urani dưới hầm ngầm]
Trong khi đó, nhật báo "Kayhan" - quản lý tờ báo này là một đại diện của Đại giáo chủ Ali Khamenei - cho biết Iran đã bắt đầu bơm khí urani vào các máy ly tâm tân tiến ở cơ sở Fordo gần thành phố Qom. Trang đầu tờ báo có đoạn viết: "Kayhan ngày hôm qua đã nhận được các thông tin cho thấy Iran đã bắt đầu làm giàu urani ở cơ sở Fordo trong bối cảnh các mối đe dọa thù địch từ nước ngoài gia tăng."
Hồi tháng 8/2011, ông Abbasi cho biết Iran đã bắt đầu di chuyển các máy ly tâm làm giàu hạt nhân ở cơ sở hạt nhân Natanz sang cơ sở Fordo ở tỉnh Qom, miền Trung nước này.
Trước đó hồi tháng 6/2011, ông Abbasi cho biết Iran sẽ lắp đặt các máy ly tâm thế hệ mới tại các cơ sở làm giàu hạt nhân và sẽ tăng gấp ba lượng urani làm giàu ở cấp độ 20%./.
Ngày 7/1, tuyên bố bên lề lễ khai mạc triển lãm về thành quả hạt nhân của Iran ở thành phố cảng Bandar Abbas, tỉnh Hormozgan, miền Nam Iran, ông Abbasi cho biết hiện nay Tehran có thể sản xuất được nước nặng, là loại nước thường được ứng dụng trong y tế; và với các máy ly tâm thế hệ thứ ba mới được giới thiệu gần đây, Iran có thể làm giàu urani ở cấp độ 20%.
Theo THX và AP, trong tương lai gần, cơ sở làm giàu Fordo được xây dựng sâu bên trong một quả núi nhằm tránh các cuộc oanh kích sẽ bắt đầu đi vào hoạt động và sẽ sản xuất được urani làm giàu ở các mức 20%, 3,5% và 4%.
[Iran tiến gần hơn tới làm giàu urani dưới hầm ngầm]
Trong khi đó, nhật báo "Kayhan" - quản lý tờ báo này là một đại diện của Đại giáo chủ Ali Khamenei - cho biết Iran đã bắt đầu bơm khí urani vào các máy ly tâm tân tiến ở cơ sở Fordo gần thành phố Qom. Trang đầu tờ báo có đoạn viết: "Kayhan ngày hôm qua đã nhận được các thông tin cho thấy Iran đã bắt đầu làm giàu urani ở cơ sở Fordo trong bối cảnh các mối đe dọa thù địch từ nước ngoài gia tăng."
Hồi tháng 8/2011, ông Abbasi cho biết Iran đã bắt đầu di chuyển các máy ly tâm làm giàu hạt nhân ở cơ sở hạt nhân Natanz sang cơ sở Fordo ở tỉnh Qom, miền Trung nước này.
Trước đó hồi tháng 6/2011, ông Abbasi cho biết Iran sẽ lắp đặt các máy ly tâm thế hệ mới tại các cơ sở làm giàu hạt nhân và sẽ tăng gấp ba lượng urani làm giàu ở cấp độ 20%./.
(Vietnam+)
Chủ Nhật, 08/01/2012 - 08:55
(Dân trí) – Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad hôm nay đến Venezuela, chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du 4 nước Mỹ Latinh. Dư luận rất chú ý động thái này vì nó diễn ra trong bối cảnh áp lực phương Tây đối với chương trình hạt nhân của Tehran ngày càng gia tăng.
Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đang khẳng định sự hợp tác với các nước Mỹ Latinh là một trong những ưu tiên hàng đầu
Ông cũng sẽ thăm Ecuador trước khi đến Cuba.
Ngày 6/1, Mỹ kêu gọi các quốc gia châu Mỹ Latinh không tăng cường quan hệ với Iran khi Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad chuẩn bị có chuyến công du đến đây.
“Khi chế độ này cảm thấy áp lực ngày càng gia tăng, họ sẽ cuống lên tìm bạn bè mới", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói với báo giới.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng chuyến đi của ông Ahmadinejad là bước mới nhất trong nỗ lực lâu dài và có tính toán nhằm tăng cường sự ủng hộ ở khu vực Mỹ Latinh.
Cả 4 quốc gia Mỹ Latinh trong chuyến thăm của ông Admadinejad đều có mối quan hệ không tốt với Mỹ. Trong 4 năm qua, nhiều quan chức những nước này đã đến thăm Tehran để thiết lập quan hệ ngoại giao và kinh tế.
Khi Iran cố gắng cải thiện hình ảnh, thách thức các biện pháp cấm vận đang ngày càng được thắt chặt, thách thức cả ảnh hưởng toàn cầu của Washington và đảm bảo một vị trí chắc chắn ở sân sau của Mỹ, thì quan hệ với các nước Mỹ Latinh trở nên ngày càng quan trọng.
Kênh truyền hình Press TV của nhà nước Iran đã mô tả sự hợp tác với các nước Mỹ Latinh là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Mối quan hệ giữa Iran và phương Tây, vốn đã căng thẳng, lại đang ngày càng tồi tệ sau khi chính quyền Teheran đe dọa phong tỏa eo biển Ormuz, cửa ngõ vào vùng Vịnh, nơi 20 % lượng dầu giao dịch trên thế giới qua lại.
Iran dọa đóng cửa eo biển Ormuz trong trường hợp bị Mỹ và Liên minh châu Âu trừng phạt để gây áp lực, đòi Iran từ bỏ chương trình hạt nhân.
Chính quyền Iran ngày 7/1 cho biết vừa kết thúc cuộc tập trận 10 ngày trên biển ở phía đông eo biển Ormuz và Teheran đang chuẩn bị cho các đợt tập trận kế tiếp. Ngoài ra, hải quân Iran đe dọa sẽ trả đũa trong trường hợp tàu sân bay Mỹ tiến vào khu vực vùng Vịnh.
Trong khi đó, căng thẳng ở vùng Vịnh lại xuất hiện diễn biến mới khi ngày hôm qua, 7/1, Bộ Quốc phòng Anh tuyên bố sẽ điều chiếc khu trục hạm Daring đến khu vực vùng Vịnh. Đây là loại tàu chiến đời mới nhất của Hải quân Hoàng gia Anh và Daring là một trong sáu chiến hạm sẽ lần lượt thay thế các tàu chiến của Anh đã hoạt động từ những năm 1970.
Hà Khoa
Tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét