baodatviet.vn
Cập nhật lúc :7:31 PM, 06/01/2012
Theo hãng tin Tân Hoa Xã, từ ngày 1/1, 34 đài truyền hình vệ tinh ở Trung Quốc cắt giảm 2/3 thời lượng các chương trình giải trí, từ 126 xuống còn 38 chương trình.
>> Trung Quốc nuôi tham vọng 'bá chủ thế giới'?
Thay vì phát lan tràn các chương trình truyền hình thực tế như thi tài năng, đối thoại, các bộ phim tình cảm "thị hiếu thấp"... các đài sẽ tăng cường phát sóng các chương trình phát huy truyền thống đạo đức và các giá trị cốt lõi của xã hội chủ nghĩa.
Cùng ngày, báo chí Trung Quốc đồng loạt đăng tải bài viết của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đăng trên tạp chí Cầu Thị trước đó cảnh báo ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Cảnh báo "Thế lực thù địch quốc tế đang tìm cách tây hóa Trung Quốc", được đưa ra trong bối cảnh, những nét văn hóa phương Tây như thời trang, bao gồm kiểu tóc, trang phục, thậm chí âm nhạc đang ngày càng được giới trẻ và tầng lớp trung lưu Trung Quốc tiếp thu nhanh chóng, trở thành trào lưu "văn hoá mới" trong xã hội Trung Quốc.
Cùng với nhấn mạnh việc ngăn chặn ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, ông Hồ Cẩm Đào cũng yêu cầu đẩy mạnh "sức mạnh mềm", trong đó nòng cốt là điện ảnh, văn học, ngôn ngữ, nghệ thuật... ra nước ngoài nhằm tương xứng với sức mạnh kinh tế Trung Quốc.
Trung Quốc cũng tuyên bố dành 45 tỷ NDT (hơn 7 tỷ USD) để tài trợ mở rộng hoạt động truyền thông ra ngoài nước của các tập đoàn truyền thông thuộc sở hữu nhà nước, như Đài Truyền hình Trung ương (CCTV), Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, Tân Hoa Xã và nhật báo China Daily, để tăng sức cạnh tranh với truyền thông nước ngoài.
Chiến dịch "tăng sức đề kháng về văn hoá" của Trung Quốc nhận được sự đồng tình của nhiều học giả và người dân nước này. Tuy nhiên, một số cư dân mạng cho rằng, chiến dịch này có thể làm cho truyền hình bị tẻ nhạt, khiến giới trẻ tìm đến các hình thức giải trí trên internet, mà tác dụng ngược của internet còn lớn hơn nhiều, một cư dân mạng viết trên trang weibo.
Thay vì phát lan tràn các chương trình truyền hình thực tế như thi tài năng, đối thoại, các bộ phim tình cảm "thị hiếu thấp"... các đài sẽ tăng cường phát sóng các chương trình phát huy truyền thống đạo đức và các giá trị cốt lõi của xã hội chủ nghĩa.
Cùng ngày, báo chí Trung Quốc đồng loạt đăng tải bài viết của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đăng trên tạp chí Cầu Thị trước đó cảnh báo ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Cảnh báo "Thế lực thù địch quốc tế đang tìm cách tây hóa Trung Quốc", được đưa ra trong bối cảnh, những nét văn hóa phương Tây như thời trang, bao gồm kiểu tóc, trang phục, thậm chí âm nhạc đang ngày càng được giới trẻ và tầng lớp trung lưu Trung Quốc tiếp thu nhanh chóng, trở thành trào lưu "văn hoá mới" trong xã hội Trung Quốc.
Trung Quốc giảm 2/3 chương trình giải trí trên TV. Ảnh minh họa: Global Times. |
Cùng với nhấn mạnh việc ngăn chặn ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, ông Hồ Cẩm Đào cũng yêu cầu đẩy mạnh "sức mạnh mềm", trong đó nòng cốt là điện ảnh, văn học, ngôn ngữ, nghệ thuật... ra nước ngoài nhằm tương xứng với sức mạnh kinh tế Trung Quốc.
Trung Quốc cũng tuyên bố dành 45 tỷ NDT (hơn 7 tỷ USD) để tài trợ mở rộng hoạt động truyền thông ra ngoài nước của các tập đoàn truyền thông thuộc sở hữu nhà nước, như Đài Truyền hình Trung ương (CCTV), Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, Tân Hoa Xã và nhật báo China Daily, để tăng sức cạnh tranh với truyền thông nước ngoài.
Chiến dịch "tăng sức đề kháng về văn hoá" của Trung Quốc nhận được sự đồng tình của nhiều học giả và người dân nước này. Tuy nhiên, một số cư dân mạng cho rằng, chiến dịch này có thể làm cho truyền hình bị tẻ nhạt, khiến giới trẻ tìm đến các hình thức giải trí trên internet, mà tác dụng ngược của internet còn lớn hơn nhiều, một cư dân mạng viết trên trang weibo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét